Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo

Video Giải Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo - sách Kết nối tri thức - Thầy Đặng Hoài Sơn (Giáo viên VietJack)

Với soạn, giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 10.

Câu hỏi giữa bài

Giải Địa lí 6 trang 129

Giải Địa lí 6 trang 130

Luyện tập & Vận dụng

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập, vở thực hành Địa lí 6 Bài 10 sách Kết nối tri thức chi tiết:

Bài giảng: Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo - Cô Nguyễn Hằng (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo (hay, chi tiết)

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.

- Đặc điểm các lớp

Lớp

Vỏ Trái Đất

Manti

Nhân

Độ dày

5km - 70km.

2900km.

3400km.

Trạng thái

Rắn.

Quánh dẻo đến rắn.

Lỏng đến rắn.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 10000C.

Từ 15000C đến 37000C.

Khoảng 50000C.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo | Kết nối tri thức

2. Các địa mảng (mảng kiến tạo) 

- Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ, Mảng Nam Cực.

- Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu - Á.

- Các địa mảng có sự di chuyển: Tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

- Các địa mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a; mảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á; mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo | Kết nối tri thức


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo (có đáp án)

Câu 1. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 2. Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá

A. cẩm thạch.

B. ba dan.

C. mác-ma.

D. trầm tích.

SGK/130, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là

A. 10000C.

B. 50000C.

C. 70000C.

D. 30000C.

Câu 4. Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 70 - 80km.

B. Dưới 70km.

C. 80 - 90km.

D. Trên 90km.

Câu 5. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 6. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Quánh dẻo.

D. Khí.

Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?

A. Tách rời nhau.

B. Xô vào nhau.

C. Hút chờm lên nhau.

D. Gắn kết với nhau.

Câu 8. Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?

A. 9.

B. 6.

C. 8.

D. 7.

Câu 9. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích lớn nhất?

A. Lục địa Nam Mĩ.

B. Lục địa Phi.

C. Lục địa Bắc Mĩ.

D. Lục địa Á - Âu.

Câu 10. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A. Bão, dông lốc.

B. Lũ lụt, hạn hán.

C. Núi lửa, động đất.

D. Lũ quét, sạt lở đất.

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác