Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến Tọa độ địa lí

Video Giải Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí - sách Kết nối tri thức - Thầy Đặng Hoài Sơn (Giáo viên VietJack)

Với soạn, giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa Lí 6 Bài 1.

Câu hỏi giữa bài

Giải Địa lí 6 trang 102

Giải Địa lí 6 trang 103

Luyện tập & Vận dụng

Bên cạnh đó là Giải sách bài tập, vở thực hành Địa lí 6 Bài 1 sách Kết nối tri thức chi tiết:

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí (hay, chi tiết)

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.

Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến.

- Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin-Uýt ở ngoại ô Luân Đôn - thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0o).

+ Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây.

+ Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

+ Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí | Kết nối tri thức

2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí

- Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

- Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí | Kết nối tri thức


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí (có đáp án)

Câu 1. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.

D. vĩ tuyến gốc.

Câu 2. Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3. Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.     

D. vĩ tuyến gốc.

Câu 4. Vĩ tuyến gốc chính là

A. chí tuyến Bắc.

B. Xích đạo.

C. chí tuyến Nam.

D. hai vòng cực.

Câu 5. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?

A. 181.

B. 182.

C. 180.

D. 179.

Câu 6. Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở

A. nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.

B. nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.

C. nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.

D. nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.

Câu 7. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Đức.

B. Nga.

C. Anh.

D. Ý.

Câu 8. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 361.

B. 180.

C. 360.

D. 181.

Câu 9. Mô hình thu nhỏ của Trái Đất được gọi là

A. bản đồ.

B. lược đồ.

C. quả Địa Cầu.

D. quả Đất.

Câu 10. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.

D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác