Lý thuyết Địa Lí lớp 6 Cánh diều Chương 2: Trái Đất - Hành tinh trong hệ Mặt Trời
Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Chương 2: Trái Đất - Hành tinh trong hệ Mặt Trời hay nhất, ngắn gọn sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa
Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất
1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Vũ trụ là khoảng không gian vô cùng tận. Trong vũ trụ bao la có vô số hệ Thiên Hà.
- Dải Ngân Hà là Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (tức hệ Mặt Trời).
- Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng - đó là Mặt Trời.
- Chuyển động xung quanh Mặt Trời là tám hành tinh theo các quỹ đạo hình elip.
- Chuyển động xung quanh hành tinh là vệ tinh. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
- Mọi hành tinh vừa chuyển động xung quanh Mặt Trời vừa quay quanh trục của nó.
- Trong các hành tinh của hệ Mặt Trời chỉ duy nhất Trái Đất là có sự sống.
Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện tượng ngày - đêm trên Trái Đất
- Đặc điểm
+ Tia sáng Mặt Trời mang lại ánh sáng cho Trái Đất.
+ Do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa Trái Đất được chiếu sáng, còn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
+ Do Trái Đất quay quanh trục nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm luân phiên nhau.
- Thời gian: Một vòng quay quanh trục của Trái Đất (một ngày đêm) hết 23 giờ 56 phút 4 giây, làm tròn là 24 giờ.
2. Giờ trên Trái Đất
- Trái Đất quay quanh trục từ tây sang đông, vì thế ta thấy Mặt Trời mọc tại các địa điểm ở phía đông sớm hơn các địa điểm ở phía tây.
- Mặt Trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời (giữa trưa) sớm hơn ở các kinh độ phía đông và muộn hơn ở các kinh độ phía tây.
- Các địa điểm nằm trên các kinh độ khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Nếu sử dụng giờ địa phương trong đời sống thì các hoạt động xã hội sẽ gặp rất nhiều phiền phức. Vì vậy, người ta phải dùng giờ khu vực để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới.
- Bề mặt Trái Đất được chia ra thành các khu vực giờ khác nhau. Mỗi khu vực có một giờ riêng.
- Hai khu vực giờ nằm cạnh nhau sẽ chênh nhau một giờ.
- Trên thực tế các khu vực giờ không thẳng theo đường kinh tuyến mà thường được quy định theo biên giới quốc gia và rất phức tạp.
..............................
..............................
..............................
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 6 Cánh diều
- Giải Địa Lí 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải SBT Địa Lí 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều