Lý thuyết Địa Lí 6 Cánh diều Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ hay nhất, ngắn gọn sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1. Kinh tuyến và vĩ tuyến

* Đường kinh tuyến: Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu.

- Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực, có độ dài bằng nhau.

- Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Anh), đánh số 00.

- Kinh tuyến gốc (00) và kinh tuyến đối diện (1800) chia Địa Cầu thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.

* Đường vĩ tuyến: Là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.

- Các vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực.

- Các vĩ tuyến đều song song với nhau.

- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, đánh số 00.

- Vĩ tuyến gốc chia Địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

2. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

- Kinh độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. 

+ Kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc có kinh độ đông. Ví dụ: 300Đ.

+ Kinh tuyến bên trái kinh tuyến gốc có kinh độ tây. Ví dụ: 400T.

- Vĩ độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).

+ Vĩ tuyến ở phía bắc đường xích đạo có vĩ độ bắc. Ví dụ: 200B.

+ Vĩ tuyến ở phía nam đường xích đạo có vĩ độ nam. Ví dụ: 100N.

 - Tọa độ địa lí của một điểm: Là kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác