Giải Địa Lí 12 trang 135 Kết nối tri thức

Với Giải Địa Lí 12 trang 135 trong Bài 29: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ Địa 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa Lí 12 trang 135.

Mở đầu trang 135 Địa Lí 12: Với nhiều thế mạnh nổi trội, Đông Nam Bộ trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế hàng đầu và có vị trí, vai trò quan trọng đối với cả nước. Vậy những thế mạnh đó là gì? Các ngành kinh tế trong vùng phát triển ra sao? Việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào?

Lời giải:

- Thế mạnh:

+ Về điều kiện tự nhiên: địa hình tương đối bằng phẳng, đất bdan và đất xám phù sa cổ, đất phù sa ở hạ lưu sông; khí hậu cận xích đạo nền nhiệt cao, ít thay đổi, 2 mùa mưa – khô rõ rệt; hệ thống sông có giá trị thủy lợi, các hồ thủy lợi lớn; diện tích rừng có giá trị, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển; khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, bô-xít, sét, cao lanh, đá xây dựng,…; vùng biển giàu tiềm năng, dầu khí, hải sản, bãi tắm,…

+ Về kinh tế - xã hội: dân đông, lao động dồi dào nhiều kinh nghiệm; cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đồng bộ, hiện đại; chính sách, đầu tư và khoa học – công nghệ; có TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt.

- Sự phát triển các ngành kinh tế:

+ Công nghiệp: chiếm tỉ trọng cao, chuyển dịch theo hướng hiện đại, cơ cấu ngành đa dạng: khai thác và chế biến dầu khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dệt, sản xuất trang phục; sản xuất hóa chất; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy,…

+ Dịch vụ: phát triển nhanh, tăng về quy mô và chiếm tỉ trọng cao, đa dạng lĩnh vực dịch vụ: giao thông vận tải, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông.

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước; lâm nghiệp có ý nghĩa kinh tế và môi trường; sản lượng thủy sản chiếm gần 6% cả nước.

- Lưu ý vấn đề bảo vệ môi trường: ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, biển.

Câu hỏi trang 135 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 29.1, hãy:

- Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ.

- Trình bày những lợi thế về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 29.1, hãy: Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ

Lời giải:

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

+ Gồm TP Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Diện tích năm 2021 là 23,6 nghìn km2.

+ Tiếp giáp Cam-pu-chia, giáp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; có vùng biển rộng với một số đảo, quần đảo, lớn nhất là quần đảo Côn Sơn.

- Lợi thế về vị trí địa lí:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có TP Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế và là đầu mối giao thông lớn bậc nhất cả nước.

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế, đẩy mạnh liên kết kinh tế với các vùng kinh tế khác, mở rộng giao thương quốc tế.

Câu hỏi trang 135 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2, hãy nêu một số đặc điểm nổi bật về dân số vùng Đông Nam Bộ.

Lời giải:

- Năm 2021, số dân là 18,3 triệu người, chiếm 18,6% dân số cả nước. Tỉ lệ tăng tự nhiên thấp 0,98% năm 2021. Do tăng cơ học nên vùng có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất cả nước.

- Mật độ dân số của vùng cao, 778 người/km2, tỉ lệ dân thành thị năm 2021 là 66,4%, cao nhất cả nước.

- Nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Hoa, Khơ-me, Chăm,…

Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 29: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác