Giải Địa Lí 12 trang 134 Kết nối tri thức

Với Giải Địa Lí 12 trang 134 trong Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên Địa 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa Lí 12 trang 134.

Câu hỏi trang 134 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 5 và hình 28.1, 28.2, hãy:

- Phân tích thế mạnh và hạn chế trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên.

- Trình bày việc phát triển du lịch vùng.

Dựa vào thông tin mục 5 và hình 28.1, 28.2, hãy: Phân tích thế mạnh và hạn chế trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên

Lời giải:

- Thế mạnh và hạn chế trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên:

+ Nguồn tài nguyên du lịch: tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị như Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Măng Đen,… Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng, Lang Biang; nhiều thác nước, hồ đẹp như hồ Lắk, Biển Hồ,… Tài nguyên du lịch văn hóa nổi bật là không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, các di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề truyền thống, các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội cà phê, Lễ hội trà Bảo Lộc, Festival hoa Đà Lạt,…

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục cụ cho du lịch được chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ số trong quản lí, vận hành du lịch ngày càng tốt hơn, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển.

+ Tuy nhiên, các thiên tai, điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông còn hạn chế gây khó khăn nhất định cho phát triển du lịch của vùng.

- Việc phát triển du lịch:

+ Số lượng khách du lịch ngày càng tăng trong giai đoạn 2010 – 2019, năm 2019 đạt khoảng 6,6 triệu khách. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, số lượng khách du lịch năm 2021 giảm còn dưới 3 triệu lượt. Từ năm 2022, số lượt khách du lịch xu hướng phục hồi.

- Các loại hình du lịch chủ yếu là: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng. Một số điểm du lịch nổi bật là Buôn Đôn, Măng Đen, Bảo tàng cà phê Buôn Ma Thuột, hồ Lắk, Lang Biang,… Các trung tâm du lịch trong vùng là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột.

Câu hỏi trang 134 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục III, hãy nêu ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh ở Tây Nguyên.

Lời giải:

- Phát triển kinh tế góp phần khai thác thế mạnh, nâng cao vị thế kinh tế của vùng và củng cố quốc phòng an ninh.

- Vùng tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia, có nhiều cửa khẩu thông thương. Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, tăng cường sự thông thương, hợp tác kinh tế với các nước giúp củng cố quốc phòng an ninh.

- Tây Nguyên là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, giàu bản sắc văn hóa và truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. Phát triển kinh tế - xã hội của vùng là góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc từ đó củng cố sức mạnh quốc phòng an ninh.

Luyện tập trang 134 Địa Lí 12: Lựa chọn phân tích một thế mạnh để phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên.

Lời giải:

Thế mạnh về địa hình và đất trong phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên:

- Địa hình chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau như Kon Tum, Peiku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh,… Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng. Diện tích đất badan lớn, thuận lợi cho quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở mức độ tập trung cao.

- Địa hình cao nguyên với bề mặt tương đối bằng phẳng là điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, phát triển các hoạt động khai thác, chế biến lâm sản và trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

- Địa hình ở các lưu vực sông tạo thuận lợi xây dựng các đập thủy điện, hình thành các bậc thang thủy điện với các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Sê San, sông Srêpôk, sông Đồng Nai.

- Địa hình cao nguyên kết hợp với các điều kiện khí hậu và rừng tạo nên các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các cao nguyên như Lâm Viên, Lang Biang, thác nước đẹp là điều kiện để phát triển ngành du lịch của vùng.

Vận dụng trang 134 Địa Lí 12: Tìm hiểu thông tin về ảnh hưởng của việc khai thác bô-xít đến môi trường ở vùng Tây Nguyên.

Lời giải:

Khu vực mỏ bô-xít thuộc vùng Tây Nguyên có địa hình đồi núi, hình thái lớp quặng nằm theo lớp, lớp quặng có chiều dầy tập trung trên đỉnh đồi, mỏng dần xuống phần sườn đồi. Việc khai thác quặng sẽ lấy đi lớp quặng, đồng thời bùn thải quặng đuôi sau tuyển sẽ được đổ thải tại các hồ chứa được xây dựng tại khu vực vùng trũng, thung lũng trong khu mỏ. Như vậy sau quá trình khai thác và tuyển quặng bô-xít sẽ tác động làm cho địa hình khu vực mỏ trở nên bằng phẳng hơn trước.

Cấu trúc khu vực quặng bô-xít từ trên xuống bao gồm: Lớp đất phủ hữu cơ bên trên, bên dưới là lớp quặng bauxite có độ rỗng, xốp hoặc tảng kết cứng không giữ được nước. Các thành phần này không có giá trị dinh dưỡng cho cây trồng phát triển. Bên dưới cùng là lớp đất sét litoma có khả năng giữ nước, giữ ẩm cho đất và cây trồng. Như vậy, sau khi trải qua quá trình khai thác xong lớp quặng bô-xít sẽ không làm nghèo thổ nhưỡng, mà đất phủ được xúc lên sau đó hoàn thổ sẽ tơi xốp hơn, lớp đất phủ nằm trên lớp đất trụ sét litoma nên đất được giữ ẩm, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Quá trình khai thác và chế biến quặng bô-xít làm phát thải ra bùn đỏ và khí thải nhà kính, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây hại cho cả hệ sinh thái. Bùn đỏ là một chất thải cực kỳ nguy hại có chứa phóng xạ mà lại không có cách xử lý nào ngoài việc chôn lấp, và việc chôn lấp bùn đỏ ngay tại Tây nguyên với vị trí thượng nguồn các con sông lớn sẽ làm tạo ra những núi “bom bẩn”, đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ. Còn khí thải nhà kính thì lại gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu, tạo ra những hệ lụy không chỉ với Tây Nguyên hay Việt Nam mà còn với cả nhân loại.

Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác