Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Nội lực và ngoại lực

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7: Nội lực và ngoại lực sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 10.

Câu 1. Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do

A. biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.

B. vận động nâng lên và hạ xuống.

C. ảnh hưởng của địa hình ven biển.

D. tác động của hải lưu chạy ven bờ.

Câu 2. Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là

A. xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn.

B. xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ.

C. xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ.

D. xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn.

Câu 3. Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

A. Kiến tạo.

B. Con người.

C. Sinh vật.

D. Khí hậu.

Câu 4. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

A. nội lực.

B. lực hấp dẫn.

C. ngoại lực.

D. lực Côriôlit.

Câu 5. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng từ các vụ nổ thiên thể.

B. năng lượng ở trong lòng Trái Đất.

C. năng lượng do con người gây ra.

D. năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

Câu 6. Ngoại lực có nguồn gốc từ

A. bên ngoài Trái Đất.

B. bên trong Trái Đất.

C. nhân của Trái Đất.

D. bức xạ của Mặt Trời.

Câu 7. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của

A. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

B. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

C. sự dịch chuyển các dòng vật chất.

D. các phản ứng hoá học khác nhau.

Câu 8. Các quá trình ngoại lực bao gồm có

A. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ.

B. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

C. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ.

D. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ.

Câu 9. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất khôngdẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Bão, lụt và hạn hán.

B. Nâng lên, hạ xuống.

C. Uốn nếp hoặc đứt gãy.

D. Biển tiến và biển thoái.

Câu 10. Hiện tượng đứt gãy không phảilà nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?

A. Địa hào.

B. Thung lũng.

C. Nếp uốn.

D. Hẻm vực.

Câu 11. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có

A. các địa hình núi cao và nhiều sông suối.

B. sự biến động của sinh vật và con người.

C. sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật.

D. nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ.

Câu 12. Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên?

A. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

B. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

D. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

Câu 13. Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là

A. sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.

B. các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.

C. sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.

D. sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.

Câu 14. Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi

A. đất, nhiệt độ, địa hình.

B. nhiệt độ, nước, sinh vật.

C. địa hình, nước, khí hậu.

D. sinh vật, nhiệt độ, đất.

Câu 15. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở

A. tầng khí đối lưu.

B. ở thềm lục địa.

C. bề mặt Trái Đất.

D. lớp man ti trên.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác