Lý thuyết Địa Lí 10 Kết nối tri thức Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 10 Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 10.

1. Thạch quyển

Lý thuyết Địa Lí 10 Kết nối tri thức Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

- Bề mặt của Thạch quyển gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti. Thạch quyển có độ dày khoảng 100 km, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.

- Ranh giới bên dưới của thạch quyển tiếp xúc với lớp quánh dẻo của manti, nên các mảng kiến tạo có thể di chuyển, trượt trên đó.

2. Thuyết kiến tạo mảng

- Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo (thạch quyển).

- Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo (hình thành các nếp uốn, các đứt gãy,...) và động đất, núi lửa là do hoạt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất.

- Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị gãy vỡ và tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo của manti.

- Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đáy đại dương như mảng Thái Bình Dương. Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

Lý thuyết Địa Lí 10 Kết nối tri thức Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

Hình 6.2. Lược đồ các mảng kiến tạo của Trái Đất

+ Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, chúng sẽ bị dồn ép, uốn nếp. Ở đó, vỏ lục địa bị nén ép mạnh và có sự hút chìm của vỏ lục địa dưới vỏ lục địa, làm hình thành các dãy núi lục địa cao, đồ sộ.

+ Khi một mảng đại dương xô húc với một mảng lục địa, do chịu sức ép nên vỏ đại dương bị hút chìm dưới vỏ lục địa tạo thành vực biển sâu và dãy núi cao lục địa.

Lý thuyết Địa Lí 10 Kết nối tri thức Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

+ Khi hai mảng kiến tạo tách xa nhau sẽ tạo ra vết nứt lớn, macma trào lên thành các dãy núi nằm dọc theo vết nứt, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa,…

Lý thuyết Địa Lí 10 Kết nối tri thức Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

- Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những nơi không ổn định, thường có hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác