Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 10 Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 10.

I. Phương pháp kí hiệu

- Đối tượng biểu hiện: Dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân bay, các nhà máy điện, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng...

- Cách thức biểu hiện: Người ta đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (ảnh 1)

- Khả năng biểu hiện: Biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,... của đối tượng địa lí.

II. Phương pháp đường chuyển động

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian như các loại gió, dòng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hoá,...

- Cách thức biểu hiện: Thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,... của các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các mũi tên có độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (ảnh 2)

III. Phương pháp chấm điểm

- Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đều trong không gian như: các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi,... bằng các điểm chấm có giá trị nhất định.

- Cách thức biểu hiện: Thể hiện được giá trị, số lượng, mức độ phân bố,... của đối tượng địa lí.

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (ảnh 3)

IV. Phương pháp khoanh vùng

- Đối tượng biểu hiện: Thể hiện không gian phân bố của các đối tượng địa lí, người ta sử dụng phương pháp khoanh vùng. Ví dụ: vùng phân bố các dân tộc, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi bò,...

- Cách thức biểu hiện: Có nhiều cách khác nhau để thể hiện vùng phân bố của đối tượng địa lí như giới hạn vùng phân bố bằng các đường viền, tô màu, chải nét (kẻ vạch), hay bố trí một cách đều đặn các kí hiệu trong phạm vi vùng phân bố,...

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (ảnh 4)

V. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

- Đối tượng biểu hiện: Thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.

- Cách thức biểu hiện: Thể hiện được sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian bằng cách dùng các dạng biểu đồ khác nhau đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

Ngoài ra, còn có nhiều phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: phương pháp nền chất lượng, phương pháp kí hiệu theo đường,...

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (ảnh 5)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác