Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Với Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng việt 3.
- Ma trận Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 1)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 2)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 3)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 4)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 5)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 6)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 7)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 8)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 9)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 10)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 11)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 12)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 13)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 14)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 15)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 16)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 17)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 18)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 19)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 20)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Ma trận Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5
TT |
Chủ đề |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 (30%) |
Mức 4 (30%) |
Tổng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu văn bản |
Số câu |
2 |
|
2 |
|
|
1 |
|
1 |
6 |
Số điểm |
1 |
|
1 |
|
|
1 |
|
1 |
4 |
||
2 |
Kiến thức Tiếng Việt |
Số câu |
1 |
|
1 |
|
|
1 |
|
1 |
4 |
Số điểm |
0,5 |
|
0,5 |
|
|
1 |
|
1 |
3 |
||
Tổng |
Số câu |
3 |
|
3 |
|
|
2 |
|
2 |
10 |
|
Số điểm |
1,5 |
|
1,5 |
|
|
2 |
|
2 |
7 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Anh Ba chuẩn hỏi Út có dám rải truyền đơn không? (0,5 điểm)
A. Dám
B. Không
C. Mừng
D. Tất cả các ý trên
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? (0,5 điểm)
A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
C. Đêm đó chị ngủ yên.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? (1 điểm)
A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li? (0,5 điểm)
A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)
A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.
B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. Câu hỏi.
B. Câu cầu khiến.
C. Câu cảm.
D. Câu kể.
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D. Ngăn cách các vế trong câu đơn.
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1 điểm)
(đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của..........................................
Trẻ em hôm nay, thế giới ....................................
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồicon lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Em hãy miêu tả người mẹ của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Tà áo dài Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy)
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn cả là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tư nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
1. Loại áo dài nào ngày xưa thường được phổ biến nhất hơn cả? (0,5đ)
A. Áo hai thân
B. Áo tứ thân
C. Áo năm thân
2. Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
A. Tạo nên phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt.
B. Tạo nên một hình ảnh duyên dang thướt tha cho người phụ nữ Việt.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam?
A. Vì áo dài bó sát người phụ nữ và có hai tà áo bay bay trước gió.
B. Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáovà vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam
C. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Hai câu dưới dây liên kết với nhau bằng cách nào?
“Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tư nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn..”
A. Bằng cách lặp từ ngữ.
B. Băng cách thay thế từ ngữ.
C. Bằng cách dùng từ nối.
5. Dấu phẩy trong câu “Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
6. Dấu hai chấm trong câu “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân.” Có tác dụng gì?
A. Để dẫn lời nói trục tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
7. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu ghép sau.
Chiếc áo dài................ tạo nên một phong cách tế nhị, kín đáo cho người phụ nữ Việt Nam …......... nó còn tạo nên một hình ảnh duyên dáng, thướt tha cho phụ nữ.
8. Chiếc áo dài tân thời tân thời có đặc điềm gì?
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Ông tôi
Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 33, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm đươc sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Biển có hai màu
Rời thềm lục địa Vũng Tàu với màu biển thoáng xanh, theo tàu thẳng tiến khơi xa ra quần đảo Trường Sa nước mình, bạn sẽ được mục kích vùng biển tổ quốc bao la hai màu. Chúng đan vào nhau như tấm thảm đại dương bát ngát, xanh lá cây trong vắt gương soi từng mảng san hô nhấp nhô khổng lồ và xanh dương sẫm màu là hai vạn dặm dưới đáy biển dạt dào tôm cá. Hoàng hôn nhuộm ráng cam đỏ rực biển chiều, lấp lánh hàng đàn cá chuồn búng mình ngoạn mục trên mặt sóng lô xô…
Đi với hai màu biển là hàng trăm đảo nổi đảo chìm của quần đảo Trường Sa trải dài trên vùng biển rộng gần 200.000km2. Thiên nhiên đảo nổi thật bình yên với bạt ngàn rừng cây xanh chắn gió, ngan ngát muôn loài hoa dại và những chú chim én bay là là mặt đất rất dạn hơi người. “Trùm” cây xanh ở Trường Sa là họ hàng nhà phong ba bão táp có tán rộng; lá to, dày; hoa trắng li ti ken dày quanh cuống lá. Cây phong ba mọc khắp nơi, làm “người hùng” trên bãi chắn sóng, toả bóng mát nơi thao trường, là dáng xanh duyên dáng trong doanh trại bộ đội, xoè tán chở che cho trẻ con trên đảo chơi lò cò, bắn bi, đuổi bắt…
Đảo nổi Sơn Ca ngày đầu hè vàng ruôm ánh nắng bên giàn mướp trĩu trái có đàn bướm trắng chấp chới bay, người lính trẻ đâu đấy vừa hát nghêu ngao vừa lau súng. Doanh trại kiên cố hoặc nguyên sơ trên đảo chìm đều có nhiều lính trẻ đang sống và làm việc. Những chàng trai trẻ mắt sáng môi tươi vào đời phơi phới một tình yêu.
Trường Sa xa ngái nhưng cũng thật gần trong những ai đã một lần đặt chân đến đảo nổi đảo chìm lô xô sóng bạc.
Ở nơi xa ấy, giữa tiếng gà gáy trưa bên triền cát tím màu hoa muống biển, có những người lính dãi dầu nắng mưa căng mình giữ đảo.Ở nơi xa ấy, nơi bọn trẻ hồn nhiên rượt đuổi nhau quanh cột mốc chủ quyền biển đảo, là sự sống nghiêng mình kính cẩn trước một tình yêu bất biến.Ở nơi xa ấy, nơi chót vót những ngọn đèn biển chong mình thao thức, có dải mây trời vắt ngang để minh chứng rằng sông núi nước Nam…
Nguyễn Thu Trân
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu dưới đây :
Câu 1 : Hai màu nước biển ở Trường Sa là màu :
A. Xanh dương, đỏ rực .
B. Xanh dương, xanh lá cây.
C. Đỏ rực, xanh lá cây.
D. Cam,đỏ rực
Câu 2 : Cây phong ba ở Trường Sa có tác dụng gì?
A. Chắn gió, chắn sóng biển và cho bóng mát.
B. Chắn sóng biển, làm đẹp nơi doanh trại.
C. Chắn sóng, toả bóng mát nơi thao trường.
D. làm “người hùng” trên bãi chắn sóng.
Câu 3 : Hình ảnh ở Trường Sa gần gũi , quen thuộc với cuộc sống người dân ở đất liền là:
A. Những chú chim én bay là là mặt đất.
B. Từng mảng san hô nhấp nhô khổng lồ.
C. Giàn mướp trĩu trái có đàn bướm trắng chấp chới bay.
D. Hàng đàn cá chuồn búng mình ngoạn mục trên mặt sóng lô xô.
Câu 4 : Ở đoạn cuối bài ,tác giả đã cố ý lặp từ ngữ “Ở nơi xa ấy” vào mỗi đầu câu với mục đích muốn nhấn mạnh những nội dung nào trong câu?
A. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam luôn được bảo vệ bởi những người lính kiên cường với lòng yêu nước mãnh liệt.
B. Trường Sa tuy rất xa nhưng cuộc sống nới ấy thật yên bình , cảnh vật và con người luôn hòa quyện với nhau .Quân dân đoàn kết một lòng giữ đảo .
C. Ca ngợi tinh thần kiên cường,dũng cảm của những người lính ngày đêm bảo vệ vùng biển quê hương.
D. Dù Trường Sa xa xôi nhưng toàn dân ta luôn hướng về nơi đóđể cùng đoàn kết , một lòng yêu nước bảo vệ vùng biển than yêu của Tổ quốc.
Câu 5 : Em hiểu từ bất biến trong cụm từ “là sự sống nghiêng mình kính cẩn trước một tình yêu bất biến. ”là gì ?
A. Không tan biến.
B. Không biến mất.
C. Không thay đổi.
D. Không chuyển biến.
Câu 6 : Câu “Cây phong ba có tán rộng; lá to, dày.” có mấy tính từ? Đó là những từ nào?
A. 1 từ. Đó là từ: rộng.
B. 2 từ. Đó là từ: rộng, dày.
C. 3 từ. Đó là từ: rộng, to,dày.
D. 4 từ. Đó là từ: có, rộng, to,dày.
Câu 7 : Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dung theo nghĩa gốc?
A. Những chú chim én bay là là mặt đất rất dạn hơi người..
B. Hoàng hôn nhuộm ráng cam đỏ rực biển chiều .
C. Những ngọn đèn biển chong mình thao thức.
D. Có dải mây trời vắt ngang để minh chứng rằng sông núi nước Nam.
Câu 8 : Trong hai câu : “Doanh trại kiên cố hoặc nguyên sơ trên đảo chìm đều có nhiều lính trẻ đang sống và làm việc. Những chàng trai trẻ mắt sáng môi tươi vào đời phơi phới một tình yêu.”, câu in đậm đã liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
A. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
B. Thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ.
C. Lặp từ ngữ.
Câu 9 : Những từ nào trong câu : “Thiên nhiên đảo nổi thật bình yên với bạt ngàn rừng cây xanh chắn gió, ngan ngát muôn loài hoa dại và những chú chim én bay là là mặt đất.” là quan hệ từ ?
A. với.
B. với, và, muôn.
C. với, và.
D. với, và, thật.
Câu 10 : Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Con đường
Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!
Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Cho văn bản sau:
Con đường
Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!
Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.
Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!
Hà Thu
Câu 1: Nhân vật xưng “Tôi” trong bài là ai?
A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng
B. Một con đường
C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh
Câu 2: Bài văn viết theo trình tự thời gian nào?
A. Từ sáng đến đêm khuya
B. Từ sáng đến tối
C. Từ sáng đến chiều
Câu 3: Khi nào con đường thấy mình như trẻ lại?
A. Nghe bước chân của các bác tập thể dục.
B. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ.
C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy.
Câu 4: Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu?
A. Buổi sáng
B. Buổi chiều
C. Buổi tối
Câu 5: Trong đoạn cuối bài có mấy câu ghép?
A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
Câu 6: Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi”.
A. Lặp từ ngữ
B. Thay thế từ ngữ.
C. Dùng từ ngữ nối .
D. Lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối.
Câu 7: Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Câu 8: Em hãy đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu.
Câu 9: Em hãy đặt một câu với từ “chân” mang nghĩa chuyển?
Câu 10: Em hãy viết lại câu văn sau cho hay hơn bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả gợi cảm, các hình ảnh so sánh….
“Đêm khuya, các anh chị công nhân dọn dẹp, quét rác”
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài viết : Thuần phục sư tử (20 phút)
(SGKTV5 T2/tr117&118) - (Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Tả cảnh một đêm trăng đẹp ở quê em
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc thầm bài: “Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123)
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
(Theo Ngọc Giao)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1/ (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?
a) Hót vang lừng chào nắng sớm.
b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.
c) Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ.
d) Nó kéo cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe.
Câu 2/ (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?
a) Tìm vài con sâu ăn lót dạ.
b) Xù lông rũ hết những giọt sương.
c) Hót vang lừng chào nắng sớm.
d) Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia.
Câu 3/ (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
Câu 4/ (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là:
Câu 5/ (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
a) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, cỏ cây, say sưa.
b) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, vừa vẩn.
c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.
d) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, xa gần, nhanh nhẹn.
Câu 6/ (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là:…….
Câu 7/ (0,5đ) Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :
a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
b) Ngăn cách các vế câu ghép.
c) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.
d) Ngăn cách các chủ ngữ trong câu.
Câu 8/ (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là:
a/ Chỉ có từ mắt mang nghĩa gốc.
b/ Chỉ có từ cổ mang nghĩa gốc.
c/ Chỉ có từ đầu mang nghĩa gốc.
d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.
Câu 9/ (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài viết : Thuần phục sư tử (20 phút)
(SGKTV5 T2/tr117&118) - (Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)
* Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.
* Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo: Nguyễn Thị Hoan)
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm)
Phương thương mẹ quá! Nó quyết định……. cách ký tên.
Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm)
A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.
D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.
Câu 3: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm)
A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.
B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.
D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.
Câu 4: Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai? (0,5 điểm) - Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”
Thông tin |
Trả lời |
Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. |
Đúng / Sai |
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. |
Đúng / Sai |
Thương người như thể thương thân. |
Đúng / Sai |
Thương nhau củ ấu cũng tròn. |
Đúng / Sai |
Câu 5: Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (1 điểm)
Câu 6: Vào vai Phương, viết vào dòng trống những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm): …………………………
Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa…………………cách ký tên” )? (0,5 điểm)
A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ.
B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
Câu 8: Đoạn thứ ba của bài (“Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ…….thấy giận mẹ.”) có mấy câu ghép? (0,5 điểm)
A. 1 câu ghép
B. 2 câu ghép
C. 3 câu ghép
D. 4 câu ghép
Câu 9: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường”. là những từ ngữ nào? (1 điểm)
Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được. (1 điểm)
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài viết: “Cây chuối mẹ” (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 96)
Viết đầu bài và đoạn: “Mới ngày nào nó chỉ là……………đến ngọn rồi đấy.”
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân mà em yêu thích nhất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc thầm bài “Công việc đầu tiên” SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng?
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
A. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm.
B. Đêm đó chị ngủ không yên.
C. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
A. Khoảng 3 giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm.
B. Bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần và khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.
Câu 4: Vì sao chị Út muốn thoát li?
A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng.
C. Cả hai ý trên đều sai.
D. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 5: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu hỏi
B. Câu cảm
C. Câu cầu khiến
Câu 6: Bài văn trên thuộc chủ đề nào?
A. Người công dân
B. Nam và nữ
C. Nhớ nguồn
Câu 7: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Câu 8: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:
Tay tôi bê rổ cá ……… bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Tà áo dài Việt Nam (Từ Áo dài phụ nữ…. đến chiếc áo dài tân thời)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
CON ĐƯỜNG
Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!
Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.
Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!
Đọc thầm bài “Con đường” và làm bài tập:
Câu 1. (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
a) Nhân vật xưng tôi trong bài là ai?
A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng.
B. Một con đường.
C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh.
D. Một bạn học sinh
b) Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu?
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều.
D. Buổi tối.
c) Khi nào con đường thấy mình trẻ lại?
A. Nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục.
B. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ.
C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy.
D. Có các anh chị công nhân dọn dẹp.
d) Bài văn viết theo trình tự thời gian nào?
A. Từ sáng đến trưa.
B. Từ sáng đến chiều.
C. Từ sáng đến tối.
D. Từ sáng đến đêm khuya.
e) “Tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ.”
Thay từ in đậm trong câu trên bằng từ nào phù hợp nhất?
A. nhìn.
B. xem.
C. ngắm nhìn.
D. ngắm xem
g) Câu ghép sau có mấy vế câu.
“Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.”
A. Có 1 vế câu
B. Có 2 vế câu.
C. có 3 vế câu.
D. Có 4 vế câu.
Câu 2. (1 điểm) Điều gì làm cho con đường có những cảm xúc thật ấm lòng?
Câu 3. (1 điểm) Thú vui của con đường là gì?
Câu 4. (1 điểm) Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau:
“Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.”
- Dấu phẩy thứ nhất:
- Dấu phẩy thứ hai:
- Dấu phẩy thứ ba:
Câu 5. (1 điểm) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ “Tuy ... nhưng...”.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh Nghe viết bài : “Tà áo dài Việt Nam” (từ Áo dài phụ nữ... đến chiếc áo dài tân thời.)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc thầm bài: “Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1 (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào?
a) Hót vang lừng chào nắng sớm.
b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn.
c) Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ.
d) Nó kéo cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe.
Câu 2 (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì?
a) Tìm vài con sâu ăn lót dạ.
b) Xù lông rũ hết những giọt sương.
c) Hót vang lừng chào nắng sớm.
d) Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia.
Câu 3 (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau :
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
Câu 4 (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm” là:
Câu 5 (1đ) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy ?
a) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, cỏ cây, say sưa.
b) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, vừa vẩn.
c) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, say sưa, từ từ.
d) êm đềm, rộn rã, mờ mờ, xa gần, nhanh nhẹn.
Câu 6 (0,5đ) Hai từ trái nghĩa với từ “tĩnh mịch” là:
Câu 7 (0,5đ) Dấu phẩy trong câu : “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng :
a) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
b) Ngăn cách các vế câu ghép.
c) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.
d) Ngăn cách các chủ ngữ trong câu.
Câu 8 (0,5đ) Trong các cụm từ: nhắm hai mắt, kéo dài cổ, thu đầu, những từ mang nghĩa gốc là:
a/ Chỉ có từ mắt mang nghĩa gốc.
b/ Chỉ có từ cổ mang nghĩa gốc.
c/ Chỉ có từ đầu mang nghĩa gốc.
d/ Cả ba từ: mắt, cổ, đầu mang nghĩa gốc.
Câu 9 (1đ) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng …
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài viết: Thuần phục sư tử (20 phút)
(SGKTV5 T2/tr117 + 118) - (Viết đoạn: Một tối, …… đến con sư tử hung dữ.)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)
* Đề 1: Em hãy tả một người bạn mà em quý mến nhất.
* Đề 2: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
ÚT VỊNH
Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn :
- Hoa, Lan, tàu hỏa đến !
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất.
Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.
Theo TÔ PHƯƠNG
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? (0,5 điểm)
A. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố.
B. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường, lúc thì tháo cả ốc gắn các thanh ray.
C. Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? (0,5 điểm)
A. Thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu.
B. Đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa.
C. Cả hai ý trên đều sai.
D. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 3: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ? (0,5 điểm)
A. Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
B. Thấy tàu đang chạy qua trên đường trước nhà Út Vịnh.
C. Thấy tàu đang đỗ lại trên đường trước nhà Út Vịnh.
D. Thấy hai bạn nhỏ đứng trong nhà nhìn tàu chạy qua trên đường tàu.
Câu 4: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? (0,5 điểm)
A. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn.
B. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh chạy ra khỏi nhà chặn tàu lại.
C. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh khóc và la lớn.
D. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh cùng chơi với hai bạn nhỏ.
Câu 5: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? (0,5 điểm)
A. Yêu hai bạn nhỏ quê em và đường sắt.
B. Yêu hai bạn nhỏ quê em.
C. Yêu đường sắt quê em.
D. Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.
Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là : (0,5 điểm)
A. Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai.
B. Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt.
C. Dũng cảm cứu em nhỏ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Câu “Hoa, Lan, tàu hỏa đến !” (0,5 điểm)
A. Câu cầu khiến.
B. Câu hỏi
C. Câu cảm.
D. Câu kể
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố.” có tác dụng gì ? (0,5 điểm)
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D. Ngăn cách các vế trong câu đơn.
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (2 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (ngày mai; đất nước)(1điểm)
Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôn nay, thế giới....................................;
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam. (Đoạn viết từ Áo dài phụ nữ có hai loại: ……. đến chiếc áo dài tân thời.). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 122).
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Tả người bạn thân của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: (0,5 điểm):Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Viết câu trả lời của em:…………………………
Câu 2: (0,5 điểm): Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:
a. Được
b. Mừng
c. Lo
d. Không
Câu 3: (0,5 điểm): Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
a. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
b. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
c. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.
d. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Câu 4: (0,5 điểm): Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
a. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
b. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
c. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.
d. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Câu 5:( 1 điểm): Vì sao chị Út muốn được thoát li?
a. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
b. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.
c. Vì chị muốn rời khỏi gia đình.
d. Vì chị muốn rải truyền đơn.
Câu 6: ( 1 điểm): Nội dung cùa bài văn trên là gì?
Câu 7: (0,5điểm): Câu: “ Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu hỏi
b. Câu cầu khiến
c. Câu cảm
d. Câu kể
Câu 8: (0,5 điểm): Dấu phẩy trong câu: “ Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
d. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.
Câu 9: (1điểm): Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?
Câu 10: (1điểm): Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp vào chỗ chấm (đất nước, ngày mai)
Trẻ em là tương lai của…………….Trẻ em hôm nay, thế giới ……………
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết.
Chiếc áo của ba
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi . Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hành quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục thực sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc bài văn sau:
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
Xuân Lương
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.
Câu 1 (M1): Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)
a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
Câu 2 (M1): Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)
a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .
Câu 3 (M2): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)
- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.
Câu 4 (M2): Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)
a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.
Câu 5 (M3): Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)
..................................................................................................................................
Câu 6 (M4): Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)
..................................................................................................................................
Câu 7 (M1): Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)
a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần
Câu 8 (M2): Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.
Câu 9 (M3): Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)
Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.
..........................................................................................................................
Câu 10 (M4): Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)
Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Cô gái của tương lai
Qua một cuộc thi trên mạng in-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000 (tổ chức tại Ốt-xtrây-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gỡ quốc tế, Lan Anh đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh.
Nhìn vào những gì Lan Anh đã làm được hôm nay, có thể tin rằng em chính là một trong những mẫu người của tương lai.
Theo HOÀNG DUY
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu:
HÃY THA LỖI CHO EM
Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.
Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:
- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!
Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.
Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:
- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.
Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.
Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:
- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?
- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.
Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:
- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.
Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:
- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.
Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang
(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8); khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10):
Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào?
A. nét chữ nắn nót rất đẹp.
B. nét chữ run run, không thẳng hàng.
C. nét chữ run run.
D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng
Câu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?
A. Chê bai chữ viết của cô.
B. Xì xầm nói xấu cô.
C. Chăm chú theo dõi cô viết.
D. Không nghe cô giảng bài.
Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :
Mảnh đạn còn trong ……….cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi …………là vết thương lại tấy lên rất đau.
Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ “Đúng” hoặc “Sai”.
Thông tin |
Trả lời |
|
Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng. |
Đúng |
Sai |
Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được. |
Đúng |
Sai |
Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau. |
Đúng |
Sai |
Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô. |
Đúng |
Sai |
Câu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?
Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?
Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:
- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: "Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:
- Không sao, cô không giận các em đâu."
A. buồn
B. thương
C. trách
D. ghét
Câu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”
2 từ có thể thay thế là:
Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn trong bài Con gái (TV5 tập 2 trang 112). Từ đầu đến ......“tức ghê.”
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em có dịp quan sát.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Cho văn bản sau:
HAI MẸ CON
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.
Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu.
Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo: Nguyễn Thị Hoan)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.
Câu 1. (0,5 điểm)
a. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định ………………………………………cách ký tên.
A. học cho thành tài để giúp mẹ
B. học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ
C. học thật giỏi để giúp mẹ
D. học để thành cô giáo và dạy mẹ
b. (0,5) Phương đến lớp trễ vì:
A. Phương thức dậy trễ.
B. Mẹ đưa đi học muộn.
C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.
D. Xe của mẹ bị hỏng giữa đường.
Câu 2. (1 điểm) Về nhà sau buổi đi học muộn, thái độ của Phương như thế nào?
Câu 3. (1 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng:
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu 4. (1 điểm) Em hãy xác định thành phần câu trong câu ghép sau:
Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy.
Câu 5. a,(0,5 điểm) Khi biết chuyện, ngày hôm sau mẹ đã:
A. Không làm điều gì cả.
B. Gọi điện thoại xin lỗi cô giáo.
C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ.
D. Chở Phương và cô giáo đến thăm cụ Tám.
b. (0,5 điểm) Em hãy chọn từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
Đi vắng, bố nhờ người .............................. giúp nhà cửa.
(chăm sóc; săn sóc; trông coi)
Câu 6. (0,5 điểm) a. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa?
A. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối.
B. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả.
C. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường.
D. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở.
b. (0,5 điểm) Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau, xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các vế câu:
Gió càng to, .............................................................................................................
Câu 7 (1 điểm) Nếu em là Phương, em sẽ nói với mẹ là:
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài: “Tà áo dài Việt Nam” từ Áo dài phụ nữ .......đến chiếc áo dài tân thời. - sách Tiếng Việt 5, Tập II trang 122.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em sắp dời xa mái trường tiểu học thân yêu, xa các thầy cô đã dìu dắt, yêu thương, dạy dỗ em trong suốt năm năm học vừa qua. Em hãy tả lại một thầy (cô) giáo mà em yêu quý.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN
Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.
Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.
Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.”
Theo Bích Thủy
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã là người đất nước nào?
A. Ác-hen-ti-na
B. Tan-da-ni-a
C. Mê-xi-cô
Câu 2. Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối cùng để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào?
A. Sân vận động rộn ràng tiếng hò reo
B. Sân vận động còn rất đông khán giả
C. Sân vận động hầu như vắng ngắt
Câu 3. Điền cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản vào câu ghép sau:
……… là người về đích cuối cùng ……………… Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc.
Câu 4. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?
A. Anh là người về đích cuối cùng
B. Anh bị đau chân
C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu.
Câu 5. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua?
A. Vì đó là quy định của cuộc thi, phải hoàn thành bài thi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.
C. Vì anh muốn gây ấn tượng với mọi người.
Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.
B. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi ma-ra-tông năm ấy.
C. Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình.
Câu 7: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Phóng viên hỏi □“Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc vậy □”
Câu 8. Gạch chân dưới cụm từ dùng để thay thế cho từ in đậm trong câu sau và đặt câu với cụm từ đó:
Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.
……………………………………………………………………………………
Câu 9. Nội dung của câu chuyện trên là gì?
Câu 10. Nếu là một khán giả chứng kiến phần thi hôm của vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri em sẽ nói điều gì với Ác-va-ri? Là người học sinh sắp bước vào bậc THCS em thấy mình có trách nhiệm gì với quê hương, đất nước?
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp nghe - viết bài: Di tích Kỳ Đài (viết đầu bài và đoạn từ Trong dịp về dự ................ bảo vệ Tổ quốc).
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Em hãy tả một thầy giáo (hoặc cô giáo) để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người.Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”
- Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?
Hoàng Phương
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5 điểm)
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp.
D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn.
Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.
Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5 điểm)
A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.
Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5 điểm)
A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.
B. Cụ già tốt bụng.
C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.
Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? (1 điểm)
Câu 6. Qua câu chuyện này, em có nhận xét gì về cụ già? (1 điểm)
Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau (0,5 điểm)
Câu 8. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5 điểm)
A. Lặp từ ngữ.
B. Thay thế từ ngữ
C Thay thế và lặp từ ngữ
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
Câu 9. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” (1 điểm)
Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu
Câu 10. Đặt câu: (1 điểm)
a). Câu ghép có cặp quan hệ từ: Vì ....nên....
b). Câu ghép có cặp từ hô ứng: ...càng.......càng......
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác"
Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.
Theo Võ Văn Trực
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
BA CON BÚP BÊ ĐẦU TIÊN
Ngày đó, gia đình tôi còn rất nghèo. Ba làm thợ mộc, mẹ làm ở vườn ươm, nuôi anh trai tôi đi học và tôi – một con bé lên 5 tuổi.
Anh em tôi không có nhiều đồ chơi : vài mẩu đồ gỗ ba cho để xếp hình, mấy lọn tơ rối làm tóc giả để chơi biểu diễn thời trang mẹ xin ở xưởng. Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có được một con búp bê như thế. Một hôm cha tôi bảo :
– Hôm nay là ngày Nô-en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật.
Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê. Một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lời như sau :
“Bé Giang thân mến !
Dù cháu chỉ xin một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé !
Ông già Nô-en”
Mười lăm năm sau, tôi đã lớn khôn, đã trưởng thành. Anh tôi cho tôi biết sự thật về sự ra đời của những con búp bê.
Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba… ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai ; mẹ cần mẫn chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê ; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi…
Những ông già Nô-en của con ơi, con thương mọi người nhiều lắm !
(Theo Nguyễn Thị Trà Giang)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
1.Vì sao bạn nhỏ cầu xin ông già Nô-en một con búp bê ?
a. Vì bạn thấy bạn Ngọc nhà hàng xóm có búp bê.
b. Vì đây là phong tục trong đêm Giáng sinh.
c. Vì gia đình bạn nghèo, không có đồ chơi mà bạn lại rất thích búp bê.
2.Bạn nhỏ đã nhận được gì ?
a. Một con búp bê thật xinh.
b. Một gia đình búp bê.
c. Một chiếc tất chứa đầy đồ chơi đẹp.
3.Ai đã gửi món quà cho bạn ?
a. Bố, mẹ và anh trai.
b. Ông già Nô-en.
c. Những ông già Nô-en.
4.Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
a. Muốn được quà Nô-en hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en.
b. Muốn được quà Nô-en hãy là một người con ngoan hiếu thảo.
c. Thật là hạnh phúc khi được sống trong sự quan tâm, yêu thương của mọi người trong gia đình.
5.Chỉ ra các từ nối trong câu sau và nêu tác dụng của từ nối thứ nhất và từ nối thứ ba :
Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba… ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi.
6. Tìm bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ và trạng ngữ trong câu sau :
Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai ; mẹ cần mẫn chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê ; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi…
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê : một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lời như sau :
“Bé Giang thân mến !
Dù cháu chỉ xin một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé !
Ông già Nô-en”
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Em hãy tả một trong ba con búp bê mà bé Giang nhận được trong đêm Giáng sinh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
CÓ NHỮNG DẤU CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé !
(Theo Hồng Phương)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
1. Trong câu chuyện trên, người “đánh mất dấu phẩy” trong cuộc đời sẽ như thế nào ?
a. Trở thành một người không biết cách dùng dấu phẩy.
b. Trở thành một người lười suy nghĩ, ngại vất vả.
c. Trở thành một người viết văn kém.
2. Nếu anh ta “đánh mất dấu chấm than”, anh ta sẽ ra sao ?
a. Trở thành một người suốt ngày buồn rầu, ủ rũ.
b. Trở thành một người vui sướng, nói cười suốt ngày.
c. Trở thành một người thờ ơ, mất hết cảm xúc.
3. Nếu “đánh mất dấu chấm hỏi”, anh ta sẽ như thế nào ?
a. Trở thành một người ích kỉ chỉ biết mình.
b. Trở thành một người hiểu biết hết mọi điều.
c. Mất khả năng học hỏi, không quan tâm đến mọi điều.
4. Tiếp tục “đánh mất dấu hai chấm” sẽ ra sao ?
a. Trở thành một người không còn khả năng giải thích, hay đổ lỗi cho người khác và sống vô trách nhiệm.
b. Trở thành một người vụng về, hay làm hỏng mọi việc.
c. Trở thành một người hay quên, không nhớ những việc mình làm.
5. Đến khi “chỉ còn dấu ngoặc kép” điều gì sẽ xảy ra ?
a. Trở thành một người uyên thâm, nhớ hết mọi điều.
b. Trở thành một người hay trích dẫn lời của người khác, không có chính kiến riêng, chỉ biết nói dựa theo người khác, không chịu độc lập suy nghĩ.
c. Trở thành một người nói năng rõ ràng, chính xác.
6. Câu “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.” có kết thúc ra sao ?
a. Trở thành một người không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.
b. Trở thành một người nghèo khổ, mất hết tiền bạc của cải.
c. Trở thành một người cô đơn, không còn ai thân thích.
7. Từ “tư duy” cùng nghĩa với từ nào ?
a. Học hỏi
b. Suy nghĩ
c. Tranh luận
8. Chủ ngữ trong câu “Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.” là gì ?
a. Đằng sau
b. Đằng sau những câu đơn giản
c. Những câu đơn giản
9. Dấu phẩy trong câu “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” có nhiệm vụ gì ?
a. Ngăn cách các vị ngữ.
b. Ngăn cách các vế câu ghép.
c. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ nói.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp nghe - viết bài: Di tích Kỳ Đài (viết đầu bài và đoạn từ Trong dịp về dự ................ bảo vệ Tổ quốc).
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Tưởng tượng các dấu câu : dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu hai chấm đang trò chuyện với nhau về ý nghĩa, vai trò của mình trong viết văn và trong cuộc sống. Em hãy ghi lại đoạn đổi thoại đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI
Ông tôi có một cái bi đông đựng nước được dùng từ “ngày xửa ngày xưa”, tức là từ khi chưa có tôi. Dạo ấy ông đi bộ đội, hành quân dọc dãy núi Trường Sơn vào miền Nam đánh Mĩ. Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình vói bóng : lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa…
Giờ thì cái bi đông ấy đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng được đến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng có một sợi dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nước, cái nắp nhựa sẽ trở thành một cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là một cái giỏ đeo đan bằng những sợi dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai. Những sợi dây cũng màu xanh lá cây, tuy đã sờn nhưng còn rất bền chắc. Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm. Chỉ khác là quả thị thì màu vàng…
Có lần tôi hỏi ông :
– Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à ?
Ông tôi mỉm cười :
– Thích cháu ạ. Nhưng cái bi đông này phải sơn màu lá cây là để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc !
Lại có lần được ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đường, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hàn rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích :
– Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, một mảnh đạn văng vào người ông, may quá nó lại găm đúng vào cái bi đông ông đeo bên người. Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”.
Ồ thế mà mãi bây giờ ông mới kể ! Nhưng cũng từ đấy, tôi đã hiểu vì sao ông tôi lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế. Ông nghỉ hưu đã lâu, nhưng ông vẫn dùng nó để đựng nước uống mỗi khi ra đồng hoặc lúc có việc đi xa. Về nhà ông lại treo ngay ngắn ở đầu giường, như chị Thắm vẫn thích thú treo quả thị hay trái ổi trước bàn học…
(Hồ Thị Mai Quang)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
1.Bạn nhỏ đã tả chiếc bi đông bằng những chi tiết nào ?
a. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt.
b. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây.
c. Nó được đeo vào người bằng một sợi dây vàng.
d. Cái nắp nhựa có một sợi dây xích nhỏ buộc vào cổ bi đông.
2.Bạn nhỏ trong bài đã so sánh chiếc bi đông của ông mình với vật gì ?
a. Quả dừa.
b. Quả thị.
c. Cả hai ý trên.
3.Vì sao ông bạn nhỏ lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế ?
a. Vì cái bi đông này rất quý không thể tìm mua ở đâu được.
b. Vì cái bi đông này rất tiện lợi, giúp ông đi đâu xa khỏi khát nước.
c. Vì đó là vật kỉ niệm gắn bó thân thiết với những ngày chiến đấu của ông.
4.Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Cần trân trọng những đồ vật gắn bó với những kỉ niệm thân thương của mình.
b. Cần giữ gìn cẩn thận những đồ vật cũ.
c. Những đồ vật tưởng chừng đơn sơ, giản dị nhưng rất tiện ích.
5. Đặt 2 câu có từ sơn, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một câu có từ sơn là động từ.
6. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ?
Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng : lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa…
7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì ?
Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”.
8. Câu “Chỉ khác là quả thị màu vàng.” thuộc kiểu câu Ai là gì ? hay Ai thế nào ?
10.Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ trống cho thích hợp :
a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến… thì chiếc bi đông cũng theo ông đến…
b) … biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi… quý nó.
c) Chị Thắm thích thú với mấy quả thị… thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông…
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp nghe - viết bài: Di tích Kỳ Đài (viết đầu bài và đoạn từ Trong dịp về dự ................ bảo vệ Tổ quốc).
II. Tập làm văn: (6 điểm)
1. Hãy tưởng tượng để viết một đoạn văn tả chiếc bi đông trong câu chuyện.
2. Hãy viết một đoạn văn tả một đồ vật gắn bó thân thiết với em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)
- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).
- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).
- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
AN-MI RÔ-DƠ
Khi còn đến hai tháng trước lễ Giáng sinh, cô con gái An-mi Rô-dơ 9 tuổi của chúng tôi mới bảo rằng cô bé muốn có một chiếc xe đạp mới. Nhưng gần đến Giáng sinh, dường như cô bé quên bẵng ước muốn đó. Chúng tôi mua cho cô bé bộ búp bê Bảo mẫu – món đồ chơi đang rất thịnh hành, cùng với một căn nhà búp bê. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của chúng tôi, trước Giáng sinh hai ngày, An-mi Rô-dơ vẫn bày tỏ rằng cô bé thích chiếc xe đạp hơn bất cứ thứ đồ chơi nào khác trên đời.
Lúc đó đã quá trễ, với hàng trăm thứ cần phải chuẩn bị cho bữa tiệc Giáng sinh và mua những món quà vào phút cuối, chúng tôi không còn thời gian để chọn mua một chiếc xe đạp đúng như mong muốn cho An-mi Rô-dơ. Thế là, vào 9 giờ tối đêm Giáng sinh, khi An-mi Rô-dơ và em trai Đi-lăn 6 tuổi đã nằm cuộn tròn yên ấm trong chăn, cả hai vợ chồng tôi vẫn còn thao thức vì ước muốn của con gái. Chúng tôi cảm thấy như có lỗi vì đã làm con mình thất vọng.
– Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng : Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thật sự ? – Chồng tôi đề nghị.
Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ.
Sáng ngày Giáng sinh, chúng tôi thật sự hồi hộp chờ giây phút An-mi Rô-dơ mở gói quà nhỏ hình trái tim có chiếc xe đạp bằng đất sét với hai màu trắng và đỏ bên trong. Cuối cùng thì cũng đến lúc cô bé mở quà và đọc to mảnh giấy mà tôi đã viết.
– Có thật là con có thể dùng chiếc xe đạp mà bố đã nặn này để đổi lấy chiếc xe thật hả mẹ ?
– Đúng thế, con yêu ! – Tôi mỉm cười rạng rỡ.
Nước mắt lấp lánh trên khoé mắt An-mi Rô-dơ khi cô bé trả lời :
– Con sẽ không bao giờ đổi chiếc xe đạp mà bố đã làm cho con đâu. Con thích giữ chiếc xe này hơn là đổi lấy chiếc xe thật.
Lúc ấy, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc đến nỗi có thể đi cùng trời cuối đất để mua cho con gái bất cứ chiếc xe đạp nào trên đời.
(Mi-xeo Lô-răn)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất :
1. Cô bé An-mi Rô-dơ muốn được tặng quà gì nhân dịp lễ Giáng Sinh ?
a. Bộ búp bê Bảo mẫu.
b. Một chiếc xe đạp mới.
c. Một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét.
2. Vì sao bố mẹ An-mi Rô-dơ lại tặng cô bé một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét ?
a. Vì họ không còn thời gian để mua một chiếc xe đạp thật.
b. Vì họ không đủ tiền để mua một chiếc xe đạp thật.
c. Vì họ nghĩ tặng xe đạp thật sẽ lãng phí.
3. Tại sao cô bé An-mi Rô-dơ lại thích giữ chiếc xe đạp nặn bằng đất sét hơn là đổi lấy một chiếc xe thật ?
a. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét đẹp quá.
b. Vì chính tay bố em đã nặn chiếc xe ấy với tất cả tình yêu thương con gái.
c. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét thật ra không thể đổi lấy chiếc xe đạp thật được.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Cần phải tặng đúng món quà mà người được tặng thích nhất.
b. Cần phải hỏi ý kiến trẻ em trước khi mua quà và giữ đúng lời hứa với trẻ em.
c. Món quà tặng quý giá nhất là món quà gửi gắm tràn đầy tình yêu thương của người tặng.
5. Tìm từ ngữ có thể thay thế các từ in đậm trong các câu sau :
a) Đó là món đồ chơi đang rất thịnh hành hồi ấy.
b) Bố An-mi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp cho con.
c) Nước mắt lấp lánh trên khoé mắt An-mi Rô-dơ.
6. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau :
– Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng: Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thật sự ? – Chồng tôi đề nghị.
Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.
Theo Võ Văn Trực
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài. Chọn một trong hai đề sau :
a) Em đã từng tự làm một món quà đặc biệt để tặng người thân. Món quà ấy làm người nhận rất ngạc nhiên và xúc động. Hãy kể lại câu chuyện ấy.
b) Em đã nhận được một món quà đặc biệt của người thân. Món quà đó đã làm cho em rất xúc động. Hãy kể lại câu chuyện ấy.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)