Đề thi thử vào 10 Văn 2024 trường THCS Thụy An

Bài viết đề thi thử vào 10 Văn năm 2024 trường THCS Thụy An. Qua bài viết này sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy, giúp học sinh có thêm đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024.

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi vào 10 Văn 2024 bản word có lời giải chi tiết:

I. Phần I (6 điểm)

Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào đã học ở lớp 9? Chép chính xác 4 câu thơ tiếp theo? Cho biết tên tác phẩm chứa đoạn trích trên?

Câu 2 (1,0 điểm). Chi ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh và nêu tác dụng của phép tu từ đó.

Câu 3 (1,0 điểm). Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

Câu 4 (3,0 điểm). Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo mô hình diễn dịch để nhận xét về vẻ đẹp của Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và phép thế (gạch chân chỉ rõ).

Phần II (4 điểm):

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua email, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, tr48- 49)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 3 (1,0 điểm). Tìm một câu hỏi tu từ trong đoạn văn. Dụng ý của tác giả khi sử dụng câu hỏi tu từ đó?

Câu 4 (2,0 điểm). Từ ý văn trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) bàn về thực trạng nghiện Facebook trong cuộc sống xã hội ngay nay.

Đáp án Đề thi thử vào 10 Văn 2024 trường THCS Thụy An

Phần I (6 điểm)

Câu

Đáp án

Cho điểm chi tiết

1

(1,0 điểm)

- Chép tiếp 4 câu thơ, không sai, cho 0,5 điểm

Chép đúng cho 0,5 điểm; sai từ 02 lỗi trừ 0,25 điểm

- Nêu đúngtên văn bản Chị em Thúy Kiều

Nêu đúng mỗi ý 0,25 điểm

- Nêu đúng tên tác phẩm Truyện Kiều

2

(1,0 điểm)

- Xác định đúng một biện pháp tu từtrong câu thơ: Phép nhân hoá qua hình ảnh hoa ghen, liễu hờn

- Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp hoàn mĩ của Thuý Kiều, vẻ đẹp ấy khiến cho cả những thứ đẹp đẽ, thanh tao nhất trong thiên nhiên phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị đồng thờidự cảm về cuộc đời đầy đau khổ, éo le của Thuý Kiều.

- Xác định đúng phép tu từ 0,5 điểm

- Nêu được tác dụng: 0,5 điểm

3

(1,0 điểm)

- Tìm được thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành

- Giải thích đúng: Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước.

- Tìm được thành ngữ0,5 điểm

- Giải thích đúng 0,5 điểm

4

(3,0 điểm)

Đạt cả yêu cầu về nội dung và hình thức:

* Hình thức: 0,5 điểm

- Đúng đoạn văn diễn dịch

- Đúng chính tả; có sử dụng câu cảm thán; đảm bảo dung lượng (số câu)

- Đáp ứng đúng yêu cầu được 0,5 điểm

- Không đạt mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm.

- Quá ngắn hoặc dài quá trừ 0,25 điểm

* Nội dung: 2,5 điểm

- Rõ chủ đề: Vẻ đẹp của Thuý Kiều thể hiện  qua đoạn thơ.

- Nội dung đoạn văn xoay quanh một số ý cơ bản sau:

+ Vẫn tiếp tục sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy cái đẹp nhất, mĩ lệ nhất của thiên nhiên để so sánh, tôn vinh vẻ đẹp tuyệt mĩ của Thuý Kiều.

- Đặc tả đôi mắt Kiều để vẽ hồn cho nhân vật.

+ Đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu

+ Đôi lông mày thanh tú  như dáng núi mùa xuân trên gương mặt trẻ trung.

- Từ ngữ chọn lọc, phép nhân hoá qua hình ảnh  hoa ghen, liễu hờn khẳng định vẻ đẹp hoàn mĩ của Kiều  khiến thiên nhiên ( hoa, liễu) phải sinh lòng đố kị, ghen ghét.

+ Chân dung Kiều là chân dung mang tính cách số phận: Kiều sở hữu vẻ đẹp hoàn mĩ đến thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị, oán hờn nên cuộc đời Kiều dự cảm sẽ đau khổ, éo le.

 

Phần II (4.0 điểm)

Câu

Yêu cầu

Điểm

1

(0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0.5

2

(0.5 điểm)

Công dụng : Đặt sau phép liệt kê, tỏ ý còn nhiều người nữa mà tác giả chưa liệt kê hết

0.5

3

(1.0 điểm)

Học sinh chọn một trong ba câu hỏi tu từ sau:

- Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn.

- Có phải vậy chăng?

- Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm.

0.5

 

Dụng ý: Thể hiện sự băn khoăn, trăn trở trước sự lạm dụng công nghệ thông tin hiện nay của con người.

0.5

4

(2.0 điểm)

*Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn nghị luận (tự chọn kiểu lập luận), có sự kết hợp các phương thức biểủ đạt, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, diễn đạt lưu loát, độ dài khoảng ½ trang giấy thi.

0.5

 

*Nội dung: Có thể mở rộng nội dung trình bày, song cần nêu được các ý chính sau:

- Giải thích:

Facebook là mạng xã hội cho phép chúng ta chia sẻ trạng thái hình ảnh và tương tác với nhau dễ dàng. Có thể kết nối facebook mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối Internet.

- Thực trạng:

- Nguyên nhân:

+ Khách quan

+ Chủ quan

- Tác hại đối với bản thân, gia đình, xã hội

- Giải pháp khắc phục tình trạng trên.

- Liên hệ bản thân

1.5

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Xem thêm đề thi thử vào 10 Ngữ văn năm 2024 trên cả nước khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học