Đề thi thử vào 10 Văn 2024 trường THCS Sông Lô

Bài viết đề thi thử vào 10 Văn năm 2024 trường THCS Sông Lô. Qua bài viết này sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy, giúp học sinh có thêm đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024.

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi vào 10 Văn 2024 bản word có lời giải chi tiết:

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

“Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.”

(Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường - Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ?

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh trí tuệ với những hình ảnh nào?

Câu 3: Nêu hiệu quả của của biện pháp tu từ so sánh trong câu “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì mở ra cánh cửa tâm hồn” ?

Câu 4: Theo em, cuộc sống con người sẽ ra sao nếu chúng ta không chú trọng đến việc phát triển trí tuệ ?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về những việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân.

Câu 2. (4,0 điểm)

Cảm nhận của em về những biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa qua đoạn thơ:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.70)

Đáp án Đề thi thử vào 10 Văn 2024 trường THCS Sông Lô

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên:

 nghị luận

1,0

2

Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh trí tuệ với những hình ảnh nào?

1,0

chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn.

0,5

tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá

0,5

3

Nêu hiệu quả của của biện pháp tu từ so sánh trong câu “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì mở ra cánh cửa tâm hồn” ?

1,0

* Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh: trí tuệ- chiếc chìa khoá kì diệu mở ra cánh cửa tâm hồn.

0,25

* Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

+ Khẳng định vai trò quan trọng của trí tuệ đã khai phá, mở ra một thế giới mới của tâm hồn con người: yêu đời lạc quan, sống có ước mơ hoài bão…

0,25

0.5

4

Theo em, cuộc sống con người sẽ ra sao nếu chúng ta không chú trọng đến việc phát triển trí tuệ ?

1.0

 

* Học sinh lí giải hợp lí. Có thể trình bày theo hướng:

Nếu không phát triển trí tuệ thì:

- Tự bản thân chúng ta trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại.

- Chúng ta không thể tiếp thu kiến thức, chậm tư duy, giảm khả năng nhận thức về vấn đề.

- Tạo nên tính cách phụ thuộc, dựa dẫm, thụ động trong cuộc sống.

- Con người sẽ trở nên vô cảm, cuộc sống sẽ đơn điệu tẻ nhạt.

1,0

II.

LÀM VĂN

6,0

1

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về những việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

- Đúng thể thức đoạn văn.

- Đúng số câu yêu cầu: 10 đến 12 câu.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: những việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận, nêu rõ những việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân.

1,0

* Giải thích:

- “Trí tuệ”: là khả năng suy nghĩ, tư duy của con người, bao gồm những khả năng tưởng tượng, nghi nhớ, phê phán lí luận, thu nhận tri thức…có thể tiến tới phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật.

0,25

* Việc cần làm:

Học sinh có thể nêu ý kiến riêng, nhưng phải hợp lí và thuyết phục. Có thể theo hướng sau:

+ Đọc sách, bồi đắp tri thức của mình.

+ Thực hành dựa trên cơ sở lý thuyết đã học.

+ Rèn luyện não bộ bằng cách đưa bản thân vào những thử thách mới mẻ, để não bộ trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn.

+ Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao,

+ Nghỉ ngơi và giải trí hợp lý…

0,75

Cách cho điểm:

+ Nêu được từ 03 ý trở lên: 0,75 điểm.

+ Nêu được 02 ý: 0,5 điểm.

+ Nêu được 01 ý: 0,25 điểm.

 

d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

2

Cảm nhận của em về những biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa qua đoạn thơ trích từ tác phẩm “Sang thu”

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng các thao tác lập luận phù hợp; triển khai luận điểm khoa học; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

3,0

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

0,5

* Cảm nhận về những biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa:

2,0

Về nội dung:

1,5

* Cảm nhận những tín hiệu báo thu về trong không gian gần và hẹp:

- Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế (HS phân tích các hình ảnh nổi bật: hương ổi, gió se, sương chùng chình,…)

- Cảm xúc của nhà thơ: HS phân tích các từ “bỗng”, “hình như” để thấy rõ cảm xúc ngạc nhiên, mơ hồ,… trong khoảnh khắc giao mùa.

0,75

* Cảm nhận những biến chuyển của đất trời sang thu trong không gian dài, rộng, cao:

- Các hình ảnh dòng sông, cánh chim, đám mây tạo nên bức tranh thu mang màu sắc cổ điển, cao rộng, thoáng đạt từ mặt đất đến bầu trời.

- Nghệ thuật nhân hóa, đối lập và các từ láy giàu sức tạo hình, gợi cảm:

+ Sông dềnh dàng: tả dòng sông trôi chậm, mềm mại, hiền hòa sau những ngày mưa lũ, gợi vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thu lúc chuyển mùa.

+ Chim vội vã: gợi cánh chim bay nhanh, gấp gáp, trong hơi thu se lạnh, những đàn chim “vội vã” về phương Nam tránh rét.

+ Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu: hình ảnh rất giàu tính tạo hình, gợi bước đi của thời gian, thu và hạ là hai đầu cầu của thời gian, còn đám mây là nhịp cầu nối giữa hai đầu cầu ấy. Đám mây như dải lụa treo trên bầu trời, ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.

- Các từ được lúc, bắt đầu thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận, sự điêu luyện trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả, diễn tả cái mới chớm, mới bắt đầu của mùa thu.

→ Những biến chuyển của đất trời được cảm nhận bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, cảm xúc say sưa, tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.

0,75

 

Về nghệ thuật:

- Thể thơ 5 chữ thích hợp với việc diễn tả, giãi bày tâm tư, cảm xúc.

- Hình ảnh thơ tinh tế, đa nghĩa

- Ngôn ngữ trong sáng, nhiều sắc thái biểu cảm, diễn tả được các cảm giác, trạng thái bâng khuâng, tinh tế của con người

- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ

0,5

* Đánh giá chung:

- Đánh giá khái quát vấn đề nghị luận.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

Tổng điểm

10,0

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

Xem thêm đề thi thử vào 10 Ngữ văn năm 2024 trên cả nước khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học