Top 100 Đề thi Công nghệ 8 Cánh diều (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Công nghệ 8 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Công nghệ 8.

Xem thử Đề thi GK1 Công nghệ 8 Xem thử Đề thi CK1 Công nghệ 8 Xem thử Đề thi GK2 Công nghệ 8 Xem thử Đề thi CK2 Công nghệ 8

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Công nghệ 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Công nghệ 8 Giữa kì 1 Cánh diều

Đề thi Công nghệ 8 Học kì 1 Cánh diều

Đề thi Công nghệ 8 Giữa kì 2 Cánh diều

Đề thi Công nghệ 8 Học kì 2 Cánh diều

Xem thêm Đề thi Công nghệ 8 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Công nghệ 8

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Khổ giấy có kích thước 1189 × 841 là?

A. A0

B. A1

C. A2

D. A3

Câu 2. Khổ giấy có kích thước 594 × 420 là?

A. A0

B. A4

C. A2

D. A3

Câu 3. Chiều rộng khổ giấy A1 có kích thước bằng chiều dài khổ giấy nào sau đây?

A. A0

B. A4

C. A2

D. A3

Câu 4. Chiều dài khổ giấy A2 bằng chiều rộng khổ giấy nào sau đây?

A. A1

B. A4

C. A2

D. A3

Câu 5. Nét đứt mảnh dùng để vẽ:

A. Cạnh thấy

B. Đường kích thước

C. Cạnh khuất

D. Đường tâm

Câu 6. Nét gạch dài chấm mảnh dùng để vẽ:

A. Cạnh thấy

B. Đường kích thước

C. Cạnh khuất

D. Đường tâm

Câu 7. Cạnh khuất được vẽ bằng nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm

B. Nét liền mảnh

C. Nét đứt mảnh

D. Nét gạch dài chấm mảnh

Câu 8. Đường trục đối xứng được vẽ bằng nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm

B. Nét liền mảnh

C. Nét đứt mảnh

D. Nét gạch dài chấm mảnh

Câu 9. Tỉ lệ phóng to kí hiệu là:

A. 1 : 5 

B. 5 : 1

C. 1 : 1

D. 7 : 7

Câu 10. Tỉ lệ thu nhỏ kí hiệu là:

A. 1 : 5

B. 5 : 1

C. 1 : 1

D. 7 : 7

Câu 11. Đặc điểm đường gióng là:

A. Song song với đoạn cần ghi kích thước

B. Hai đầu mút vẽ mũi tên

C. Vuông góc tại hai đầu mút đoạn cần ghi kích thước

D. Song song với đoạn  cần ghi kích thước và hai đầu mút vẽ mũi tên

Câu 12. Đặc điểm đường kích thước là:

A. Song song với đoạn cần ghi kích thước

B. Hai đầu mút vẽ mũi tên

C. Vuông góc tại hai đầu mút đoạn cần ghi kích thước

D. Song song với đoạn  cần ghi kích thước và hai đầu mút vẽ mũi tên

Câu 13. Đơn vị đo kích thước dài là:

A. mm

B. cm

C. dm

D. km

Câu 14. Vị trí đơn vị đo lích thước dài trên bản vẽ là?

A. Đứng trước chữ số kích thước

B. Đứng sau chữ số kích thước

C. Không được ghi đơn vị cùng với chữ số đo kích thước dài.

D. Đứng trước hoặc sau chữ số kích thước

Câu 15. Kí hiệu Ø đứng trước con số chỉ kích thước:

A. Đường kính

B. Bán kính

C. Đường kính hoặc bán kính

D. độ dài

Câu 16. Kí hiệu R đứng trước con số chỉ kích thước:

A. Đường kính

B. Bán kính

C. Đường kính hoặc bán kính

D. độ dài

Câu 17. Để thu hình chiếu bằng, ta chiếu vật thể theo hướng nào?

A. Từ trước vào

B. Từ trên xuống

C. Từ trái sang

D. Từ phải sang

Câu 18. Vị trí hình chiếu bằng so với hình chiếu đứng:

A. Bên phải

B. Bên trái

C. Phía trên

D. Phía dưới

Câu 19. Bước 3 của quy trình vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện là:

A. Vẽ hình chiếu đứng

B. Vẽ hình chiếu bằng

C. Vẽ hình chiếu cạnh

D. Hoàn thiện bản vẽ

Câu 20. Bản vẽ chi tiết gồm mấy nội dung?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 21. Đọc khung tên của bản vẽ chi tiết có:

A. Tên gọi chi tiết

B. Tên gọi hình chiếu

C. Kích thước chung

D. Yêu cầu về gia công

Câu 22. Đọc kích thước của bản vẽ chi tiết có:

A. Vật liệu chế tạo

B. Tên gọi chi tiết

C. Kích thước chung

D. Yêu cầu về gia công

Câu 23. Đọc yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ chi tiết có:

A. Vật liệu chế tạo

B. Tên gọi chi tiết

C. Kích thước chung

D. Yêu cầu về gia công

Câu 24. Nội dung ở bản vẽ lắp khác ở bản vẽ chi tiết là:

A. Khung tên

B. Bảng kê

C. Hình biểu diễn

D. Kích thước

Câu 25. Bước 1 của quy trình đọc bản vẽ lắp là:

A. Đọc khung tên

B. Đọc bảng kê

C. Đọc hình biểu diễn

D. Đọc kích thước

Câu 26. Bước 2 của quy trình đọc bản vẽ lắp là:

A. Đọc khung tên

B. Đọc bảng kê

C. Đọc hình biểu diễn

D. Đọc kích thước

Câu 27. Bước 4 của quy trình đọc bản vẽ lắp là:

A. Đọc khung tên

B. Đọc bảng kê

C. Đọc hình biểu diễn

D. Đọc kích thước

Câu 28. Khổ giấy có kích thước nhỏ nhất là:

A. A0

B. A1

C. A2

D. A3

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Vẽ hình chiếu vuông góc và ghi kích thước:

Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

Câu 2 (1 điểm)

Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm những gì?

…………………HẾT…………………

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Công nghệ 8

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (16 câu - 4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. “594 × 420” là kích thước của khổ giấy nào sau đây?

A. A0

B. A1

C. A2

D. A3

Câu 2. Đường kích thước được vẽ bằng nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm

B. Nét liền mảnh

C. Nét đứt mảnh

D. Nét gạch chấm mảnh

Câu 3. Tỉ lệ nguyên hình có kí hiệu là:

A. 1 : 1

B. 1 : 10

C. 10 : 1

D. 5 : 1

Câu 4. Mặt phẳng hình chiếu cạnh là mặt phẳng:

A. Thẳng đứng ở chính diện

B. Nằm ngang

C. Cạnh bên phải

D. Cạnh bên trái

Câu 5. Hình chiếu cạnh là hình chiếu nhận được khi chiếu theo hướng:

A. Từ trước vào

B. Từ trên xuống

C. Từ trái sang

D. Từ phải sang

Câu 6. Nội dung của kích thước là:

A. Tên gọi hình chiếu

B. Tên gọi chi tiết

C. Kích thước chung

D. Yêu cầu về gia công

Câu 7. Sản phẩm cơ khí có bao nhiêu chi tiết?

A. 1

B. 2

C. 3

D. Thường có nhiều chi tiết

Câu 8. Bản vẽ lắp thể hiện:

A. Hình dạng sản phẩm

B. Kết cấu chung của sản phẩm

C. Cách lắp ghép giữa các chi tiết

D. Hình dạng, kết cấu chung của sản phẩm và cách thức lắp ghép giữa các chi tiết.

Câu 9. Đối với bản vẽ lắp, nội dung cần đọc ở bảng kê là gì?

A. Tỉ lệ bản vẽ

B. Vật liệu

C. Tên gọi hình cắt

D. Kích thước lắp ghép

Câu 10. Bản vẽ nhà có hình biểu diễn nào sau đây?

A. Mặt đứng

B. Mặt bằng

C. Mặt cắt

D. Mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt

Câu 11. Mặt cắt của bản vẽ nhà:

A. Là hình chiếu vuông góc mặt trước của ngôi nhà khi chiếu mặt này lên mặt phẳng hình chiếu đứng.

B. Là hình cắt bằng của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua cửa sổ.

C. Là hình biểu diễn nhận được khi dùng mặt phẳng cắt vuông góc với mặt đất cắt theo chiều dọc hay chiều ngang của ngôi nhà.

D. Là hình biểu diễn nhận được khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt đất cắt theo chiều dọc hay chiều ngang của ngôi nhà.

Câu 12. Bước 3 của trình tự đọc bản vẽ nhà là:

A. Khung tên

B. Hình biểu diễn

C. Cách bố trí các phòng

D. Kích thước

Câu 13. Thành phần chủ yếu của kim loại đen là gì?

A. Sắt

B. Carbon

C. Carbon và sắt

D. Đồng

Câu 14. Tính chất của gang là gì?

A. Cứng

B. Mềm

C. Dễ biến dạng dẻo

D. Kéo thành sợi dễ dảng

Câu 15. Cấu tạo của cưa tay gồm mấy phần chính?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 16. Quy trình đục kim loại gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 6,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm) Hãy kể tên các nét vẽ có trong hình sau:

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

Câu 2 (2 điểm) Vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của vật thể B:

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

Câu 3 (1 điểm) Đọc các bộ phận chính của bản vẽ nhà sau:

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

Câu 4 (1 điểm) Hãy kể tên những vật dụng, chi tiết có nguồn gốc từ nhôm?

…………………HẾT…………………

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Công nghệ 8

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(16 câu - 4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Bộ phận dẫn là bộ phận:

A. Truyền chuyển động.

B. Nhận chuyển động.

C. Truyền và nhận chuyển động.

D. Truyền hoặc nhận chuyển động.

Câu 2. Đâu là truyền động nhờ ma sát?

A. Truyền động đai.

B. Bánh ma sát.

C. Truyền động đai, bánh ma sát.

D. Truyền động xích.

Câu 3. Cấu tạo bộ truyền đai gồm mấy phần?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4. Bộ truyền bánh răng thường sử dụng ở:

A. Xe máy.

B. Ô tô.

C. Xe đạp.

D. Xe máy, ô tô.

Câu 5. Thợ sửa chữa xe có động cơ là gì?

A. Là người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng máy móc và thiết bị cơ khí.

B. Là người có tay nghề, sử dụng máy công cụ để làm ra các chi tiết hay sản phẩm cơ khí.

C. Là người có tay nghề và hiểu biết chuyên môn về động cơ đốt trong để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe có động cơ.

D. Là người lập bản vẽ cơ khí.

Câu 6. Yêu cầu về năng lực đối với thợ sửa chữa xe có động cơ là:

A. Có năng lực trong thiết kế.

B. Có khả năng sử dụng phần mềm thiết kế.

C. Có kiến thức về động cơ đốt trong.

D. Có năng lực trong thiết kế và sử dụng phần mềm thiết kế.

Câu 7. Có mấy nguyên nhân chính gây tai nạn điện được giới thiệu trong chương trình?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8. Tai nạn điện do tiếp xúc với vật mang điện là:

A. Xây dựng công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

B. Thả diều, điều khiển vật thể bay gần đường dây điện cao áp.

C. Không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

D. Trèo lên cột điện.

Câu 9. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện là:

A. Không chạm vào đồ dùng điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

B. Không cắm quá nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm.

C. Khi sửa chữa điện phải sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10. Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão là gì?

A. Không đứng cạnh cột điện khi trời mưa, dông sét.

B. Ngắt ngay nguồn điện nếu khu vực trong nhà bị ngập nước.

C. Tránh xa khu vực dây điện bị đứt rơi xuống đất.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 11. Vật liệu cách điện là:

A. Tre khô.

B. Gỗ khô.

C. Tre khô, gỗ khô.

D. Vàng.

Câu 12. Cứu người bị tai nạn điện thực hiện theo mấy bước?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 13. Chức năng của nguồn điện là gì?

A. Tạo ra điện.

B. Dẫn điện từ nguồn điện tới phụ tải.

C. Chuyển hóa điện năng thành cơ năng, nhiệt năng.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 14. Đâu là nguồn điện?

A. Pin.

B. Tivi.

C. Camera an ninh.

D. Máy bơm.

Câu 15. Phụ tải biến điện năng thành quang năng là:

A. Quạt điện

B. Máy bơm nước.

C. Xe đạp điện

D. Đèn sợi đốt.

Câu 16. Phụ tải biến điện năng thành nhiệt năng là:

A. Nồi cơm điện.

B. Bóng điện.

C. Ô tô điện.

D. Bóng điện, ô tô điện, nồi cơm điện.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 6,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Trình bày những đặc điểm của thợ sửa chữa xe có động cơ?

Câu 2 (2 điểm). Vì sao khi mưa bão rất dễ xảy ra tai nạn điện? 

Câu 3 (1 điểm). Kể tên một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện mà gia đình em có?

Câu 4 (1 điểm). Hãy nêu một số phụ tải điện trong gia đình và cho biết phụ tải đó thuộc nhóm nào?

…………………HẾT…………………

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Công nghệ 8

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(16 câu - 4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Thiết bị đóng, cắt trong mạch điện điều khiển được điều khiển:

A. Trực tiếp

B. Từ xa

C. Tự động

D. Trực tiếp, từ xa hoặc tự động

Câu 2. Đây là kí hiệu phần tử nào trong mạch điện điều khiển?

3 Đề thi Học kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

A. Dây pha

B. Dây trung tính

C. Nguồn một chiều

D. Cầu chì

Câu 3. Cấu tạo mô đun cảm biến gồm mấy thành phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4. Chức năng của tiếp điểm đóng, cắt trong mạch điện tử sử dụng mô đun cảm biến là:

A. Cảm nhận và biến đổi tín hiệu đầu vào thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.

B. Nhận và xử lí tín hiệu điện đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.

C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.

D. Cảm nhận và biến đổi tín hiệu đầu ra thành tín hiệu đầu vào để đưa vào mạch điện tử xử lí.

Câu 5. Tiến hành lắp ráp mạch điều khiển đơn giản sử dụng mô đun cảm biến theo quy trình gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6. Bước 2 của quy trình lắp ráp mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến là:

A. Tìm hiểu sơ đồ lắp ráp

B. Lựa chọn thiết bị và dụng cụ

C. Lắp ráp mạch điều khiển

D. Kiểm tra và thử mạch

Câu 7. Thế nào là kĩ sư điện?

A. Là người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện

B. Là người có tay nghề, có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp ráp và sửa chữa cơ khí điện.

C. Là người có tay nghề, có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp đặt và sửa chữa đường dây điện.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Đâu là công việc của thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện?

A. Tư vấn, thiết kế, giám sát hoạt động hệ thống phát điện, trạm điện, truyền tải và phân phối điện.

B. Lắp đặt, điều chỉnh và sửa chữa động cơ điện, máy phát điện, thiết bị chuyển mạch, bộ điều khiển máy công nghiệp.

C. Lắp đặt, sửa chữa đường dây điện, cáp điện trên cao và ngầm.

D. Lắp đặt, điều chỉnh và sửa chữa các bộ phận điện trong thiết bị gia dụng.

Câu 9. Yêu cầu về năng lực đối với kĩ sư điện là:

A. Tư duy sáng tạo trong tư vấn, thiết kế

B. Hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị thi công và sửa chữa.

C. Sử dụngthành thạo thiết bị đo điện

D. Khả năng phân tích dữ liệu trong đo lường.

Câu 10. Người làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đảm bảo mấy yêu cầu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 11. Công việc của thiết kế là:

A. Xác định hình dạng

B. Xác định kích thước

C. Tính toán thông số kĩ thuật của công trình.

D. Xác định hình dạng, xác định kích thước, tính toán thông số kĩ thuật của công trình.

Câu 12. Mục đích của thiết kế kĩ thuật là gì?

A. Lập hồ sơ thiết kế

B. Giúp nhà sản xuất trong chế tạo, thi công tạo ra sản phẩm.

C. Giúp nhà chuyên môn và người sử dụng trong lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13. Ngành nghề liên quan đến thiết kế là:

A. Kĩ sư cơ khí

B. Kĩ sư điện

C. Kĩ sư điện tử

D. Kĩ sư cơ khí, kĩ sư điện, kĩ sư điện tử.

Câu 14. Bước 3 của thiết kế kĩ thuật là gì?

A. Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp

B. Thiết kế sản phẩm

C. Đánh giá và hiệu chỉnh

D. Lập hồ sơ kĩ thuật

Câu 15. Nội dung của bước 1 trong quy trình thiết kế kĩ thuật là gì?

A. Xác định rõ nhiệm vụ thiết kế và yêu cầu sản phẩm để đưa ra nhiều giải pháp thiết kế khác nhau.

B. Tiến hành chọn vật liệu, tính toán và lập bản vẽ thiết kế.

C. Đánh giá sản phẩm và mức độ đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho sản phẩm.

D. Hoàn thiện hồ sơ kĩ thuật cho sản phẩm.

Câu 16. Yêu cầu về sản phẩm thể hiện ở:

A. Tính năng sử dụng

B. Hình dáng

C. Giá thành

D. Tính năng sử dụng, hình dáng, giá thành.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 6,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nêu chức năng mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm điều khiển tự động bơm nước tưới cây?

Câu 2 (2 điểm). Yêu cầu về năng lực của thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện, thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện?

Câu 3 (1 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm của ti vi qua các thời kì?

Câu 4 (1 điểm). Hồ sơ kĩ thuật cho giá đỡ điện thoại gồm những thông tin gì?

…………………HẾT…………………

Tham khảo đề thi Công nghệ 8 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Cánh diều có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học