[Năm 2024] Đề kiểm tra Vật Lí lớp 8 Chương 1 có đáp án (6 đề)
Dưới đây là danh sách 6 Đề kiểm tra Vật Lí lớp 8 Chương 1 năm học 2024 - 2025 chọn lọc, có đáp án. Bộ đề kiểm tra gồm 3 đề kiểm tra 15 phút và 3 đề kiểm tra 45 phút được biên soạn bám sát nội dung chương 1 Vật Lí lớp 8 giúp Giáo viên đánh giá đúng chất lượng học sinh. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí 8.
Đề kiểm tra 15 phút
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Câu 1: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố.
A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Lực đẩy Ác si mét cùng chiều với trọng lực.
B. Lực đẩy Ác si mét tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
C. Lực đẩy Ác si mét có điểm đặt ở vật.
D. Lực đẩy Ác si mét luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 3: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.
C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
Câu 4: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng.
A. trọng lượng của vật
B. trọng lượng của chất lỏng
C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng
Câu 5: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì.
A. khối lượng của tảng đá thay đổi
B. khối lượng của nước thay đổi
C. lực đẩy của nước
D. lực đẩy của tảng đá
Câu 6: Công thức tính lực đẩy Acsimét là.
A. FA = d.V
B. FA = Pvật
C. FA = D.V
D. FA = D.h
Câu 7: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là.
A. 213cm3
B. 183cm3
C. 30cm3
D. 396cm3
Câu 8: 1 kg nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m3) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
A. Nhôm
B. Chì
C. Bằng nhau
D. Không đủ dữ liệu kết luận
Câu 1:
Lực đẩy Ác si mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
Đáp án D
Câu 2:
Lực đẩy Ác si mét có điểm đặt ở vật.
Đáp án C
Câu 3:
Ta có FA = d.V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
V là thể tích phần phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Mà cả nhôm và thép đều được nhúng chìm vào chất nước nên thể tích nước bị nhôm và thép chiếm chỗ là như nhau. Do đó lực đẩy Ác si mét tác dụng lên nhôm và thép là như nhau.
Đáp án D
Câu 4:
Lực đẩy Ác si mét tác lên một vật nhúng trong chất lỏng có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
Đáp án C
Câu 5:
Vì lực đẩy của nước tác động vào tảng đá
Đáp án C
Câu 6:
Công thức tính lực đẩy Ác si mét: FA = d.V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
V là thể tích phần phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Chọn A
Câu 7:
Khi ở ngoài không khí thì chỉ có trọng lực tác dụng vào vật nên P = 2,13 N
Khi nhúng chím vật vào trong nước thì lúc này có trọng lực và lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật.
Do đó số chỉ của lực kế lúc này là: P – FA = 1,83 N
→ FA = P - 1,83 = 2,13-1,83 = 0,3N
Mà FA = d.V → V = = 0,00003m3 = 30cm3
Đáp án C
Câu 8:
Ta có: m = D.V → V =
Nhôm và chì có cùng khối lượng nhưng trọng lượng riêng của nhôm nhỏ hơn trọng lượng riêng của chì hay khối lượng riêng của nhôm nhỏ hơn khối lượng riêng của chì nên
Vnhôm > Vchì
Mà FA = d.V → Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên nhôm lớn hơn lực đẩy Ác si mét tác dụng lên chì
Đáp án A
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Câu 1: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
C. Chuyển động của đầu cánh quạt
D. Chuyển động của xe khách từ Hải Phòng lên Hà Nội
Câu 2: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1phút 40s; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100s. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là.
A. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s
B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s
C. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s
D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s
Câu 3: Tàu Thống Nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn?
A. 3000km
B. 1080km
C. 1000km
D. 1333km
Câu 4: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay?
A. 1s
B. 36s
C. 1,5s
D. 3,6s
Câu 5: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?
A. 50m/s.
B. 8m/s.
C. 4,67m/s
D. 3m/s
Câu 6: Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là
A. 40m/s
B. 8m/s
C. 4,88m/s
D. 120m/s
Câu 7: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là.
A. 15 m/s
B. 1,5 m/s
C. 9 km/h
D. 0,9 km/h
Câu 8: Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong 1/2 thời gian đầu là 30km/h và trong 1/2 thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là.
A. 42 km/h
B. 22,5 km/h
C. 36 km/h
D. 54 km/h
Câu 1:
Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất là chuyển động đều.
Đáp án B
Câu 2:
Đổi 1 phút 40 giây = 100s
Vận tốc của Đào trên quãng đường 200m đầu là: V1 = = 2m/s
Vận tốc của Đào trên quãng đường 300m cuối là: V2 = = 3m/s
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường: Vtb = = 2,5m/s
Đáp án A
Câu 3:
Đổi 15m/s = 15.3,6 = 54 km/h
Chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn: s = v.t = 54.20 = 1080 km
Đáp án B
Câu 4:
Đổi 108 km/h = 108/3,6 = 30 m/s
Thời gian bay của quả bóng đó là: t = = 1s
Đáp án A
Câu 5:
Thời gian Hưng đạp xe lên dốc là: t1 = = 50s
Vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc là: Vtb = = 3m/s
Đáp án D
Câu 6:
Đổi 2 phút 5 giây = 2.60 + 5 = 125s
Vận tốc của học sinh đó là: v = = 8m/s
Đáp án B
Câu 7:
Đổi 10 phút = 1/6 giờ
Vận tốc trung bình của người đó là: v = = 5,4km/h = 1,5m/s
Đáp án B
Câu 8:
Đổi 15m/s = 15.3,6 km/h = 54 km/h
Vận tốc trung bình khi đi từ A đến B là:
Vtb = = 42km/h
Đáp án A
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Câu 1: Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 2: Người lái đò đang ngổi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước.
Câu mô tả nào sau đây là đúng?
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyển.
Câu 3: Chuyển động cơ học là sự thay đổi
A. khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc.
B. vận tốc của vật.
C. vị trí của vật so với vật mốc.
D. phương, chiều của vật.
Câu 4: Chọn câu trả lời sai.
Một tàu cánh ngầm đang lướt sóng trên biển. Ta nói:
A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu.
B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.
C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển.
D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng?
A. Cột đèn bên đường chuyển động so với đoàn tàu.
B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu.
C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu.
D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu.
Câu 6: Khi xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật, thì vật được chọn làm mốc
A. phải là Trái Đất
B. phải là vật đang đứng yên
C. phải là vật gắn với Trái Đất
D. có thể là bất kì vật nào
Câu 7: Câu nào sau đây mô tả chuyển động của một vật nặng được thả rơi từ một đỉnh cột buồm của một con thuyền đang chuyển động dọc theo dòng sông, là không đúng?
A. Cả người đứng trên thuyền và trên bờ đều thấy vật rơi dọc theo cột buồm.
B. Người đứng trên bờ thấy vật rơi theo phương cong.
C. Người đứng trên thuyền thấy vật rơi thẳng đứng
D. Người đứng trên bờ thấy vật rơi thẳng đứng.
Câu 8: Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì:
A. Máy bay đang chuyển động
B. Người phi công đang chuyển động
C. Hành khách đang chuyển động
D. Sân bay đang chuyển động
Câu 1:
Khi ô tô chuyển động trên mặt đường thì nó sẽ chuyển động so với các cây bên đường, mặt đường và đứng yên so với người lái xe
Đáp án C
Câu 2:
Khi thuyền thả trôi theo dòng nước thì ngưới lá đò chuyển động so với dòng nước
Chọn đáp án B
Câu 3:
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc
Đáp án C
Câu 4:
Tàu ngầm đang lướt sóng trên biển sẽ đứng yên so với hành khách, người lái tàu và chuyển động so với mặt nước, tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển
Đáp án D
Câu 5:
Khi tàu đang chạy thì đầu tàu đứng yên so với toa tàu
Đáp án B
Câu 6:
Khi xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật thì vật làm mốc có thể là bất kì vật nào.
Đáp án D
Câu 7:
Đối với người đứng trên bờ thì vật vừa rơi thẳng đứng dưới tác dụng của trọng lực, vừa chuyển động dọc theo dòng sông cùng với thuyền nên quỹ đạo rơi của vật không thể là đường thẳng đứng mà phải là đường cong.
Cả vật và thuyền đều chuyển động dọc theo dòng sông nên cả người trên bờ và người trên thuyền sẽ thấy vật rơi dọc theo cột buồm.
Vật và người trên thuyền cùng chuyển động dọc theo dòng sông nên người trên thuyền sẽ thấy vật rơi thẳng đứng.
Đáp án D
Câu 8:
Máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì sân bay đang chuyển động
Đáp án D
Đề kiểm tra 45 phút
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu 1: Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường . Trong các câu mô tả sau câu nào đúng.
A. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe.
B. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái.
C. Hai người chuyển động so với mặt đường.
D. Hai người đứng yên so với bánh xe.
Câu 2: Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Thời gian đi của xe đạp.
B. Quãng đường đi của xe đạp.
C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km.
D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.
Câu 3: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào đúng?
A. v = 40 km/h.
B. v = 400 m / ph.
C. v = 4km/ ph.
D. v = 11,1 m/s.
Câu 4: Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều ?
A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường.
B. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga.
C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay.
D. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội.
Câu 5: Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là:
A. 13cm/s;
B. 10cm/s;
C. 6cm/s;
D. 20cm/s.
Câu 6: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ?
A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn.
B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.
C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.
D. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều.
Câu 7: Thế nào là hai lực cân bằng?
A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.
B. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
C. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Câu 8: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.
C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
Câu 9: Quán tính là:
A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc.
B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật.
C. tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.
D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật.
Câu 10: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
A. Ma sát làm mòn lốp xe.
B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.
D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Câu 11: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:
A. Fms = 35N.
B. Fms = 50N.
C. Fms > 35N.
D. Fms < 35N.
Câu 12: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ?
A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
B. Tăng diện tích bị ép.
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Câu 13: Một ô tô nặng 1800 kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm2, áp lực và áp suất của ô tô lên mặt đường lần lượt là:
A. 1800 N; 60 000N/m2.
B. 1800 N; 600 000N/m2.
C. 18 000 N; 60 000N/m2.
D. 18 000 N; 600 000N/m2.
Câu 14: Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau. Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây. Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1 =18000N/m3 và d2=10000N/m3.
A. 64cm.
B. 42,5 cm.
C. 35,6 cm.
D. 32 cm.
Câu 15: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là:
A. 4000N;
B. 40000N;
C. 2500N;
D. 40N.
Câu 16: Trong các phát biểu sau đây về lực đẩy Acsimet, phát biểu nào là đúng?
A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật theo mọi phương.
B. Lực đẩy Acsimet bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.
C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.
D. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bao giờ cũng ngược chiều với lực khác tác dụng lên vật đó.
Câu 17: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển ?
A. Cắm ống hút vào cốc nước và thổi thấy bong bóng nổi lên mặt nước.
B. Cắm ống hút vào cốc sữa và hút sữa vào miệng.
C. Uống nước trong cốc bằng cách đổ dần cốc nước vào miệng.
D. Bóp tay vào hộp sữa nước bằng giấy để sữa phun vào miệng.
Câu 18: Một thùng đựng đầy nứơc cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m3. Hãy chọn đáp án đúng.
A. 8000 N / m2.
B. 2000 N / m2.
C. 6000 N / m2.
D. 60000 N / m2.
Câu 19: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?
A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 20: Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường đầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. 3 km.
B. 5,4 km.
C. 10,8 km.
D. 21,6 km.
Câu 1:
Khi xe chuyển động thì xe chuyển động so với mặt đường và người ngồi trên xe cũng chuyển động so với mặt đường
Đáp án C
Câu 2:
Vận tốc của xe đạp là 12 km/h tức là mỗi giờ xe đạp đi được 12 km
Đáp án D
Câu 3:
Đổi 6 phút = 0,1 giờ
Vận tốc của người đi xe máy là: v = = 40km/h
Đáp án A
Câu 4:
Chuyển động của chị đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội là chuyển động đều.
Đáp án D
Câu 5:
Vận tốc trung binh của viên bi trên cả 2 đoạn đường là: Vtb = = 10m/s
Đáp án B
Câu 6:
Lực là đại lượng véc tơ vì nó vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.
Đáp án C
Câu 7:
Hai lực cân bằng là hai lực có cùng cường độ, có phương trên một đường thằng, ngược chiều nhau và cùng tác dụng vào một vật.
Đáp án A
Câu 8:
Hai lực là trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn là hai lực cân bằng.
Đáp án C
Câu 9:
Quán tính là tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc.
Đáp án A
Câu 10:
Ma sát của bánh xe ô tô với bùn giúp cho xe qua được chỗ lầy là ma sát có ích.
Đáp án B
Câu 11:
Vì vật chuyển động cân bằng nên các lực tác dụng lên vật cân bằng.
Ta có lực ma sát lúc này cân bằng với lực tác dụng làm vật chuyển động nên Fms = 35N
Đáp án A
Câu 12:
Ta có P = → Để tăng áp suất lên diện tích bị ép ta tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Đáp án D
Câu 13:
Áp lực chính là trọng lực P của ô tô: P = 10.m = 1800.10 = 18000 N
Đổi 300 cm2 = 0,03 m2
Áp suất của ô tô lên mặt đường lần lượt là: P = = 600000N/m2
Chọn đáp án D
Câu 14:
Đổi 64cm = 0,64 m
Khi mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau thì áp suất do nước và axit sunfuaric bằng nhau
→ d1h1 = d2h2 ↔ h1 = ≈ 0,356m = 35,6cm
Đáp án C
Câu 15:
Quả cầu sắt nhúng chìm vào nước nên thể tích nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật là 4 dm3 = 0,004 m3
Trọng lượng riêng của nước là: d = D.10 = 1000.10 = 10000 N/m3
→ FA = d.V = 10000.0,004 = 40N
Đáp án D
Câu 16:
Lực đẩy Acsimet bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.
Đáp án B
Câu 17:
Khi cắm ống hút vào cốc sữa và hút sữa vào miệng thì không khí bên ngoài tác dụng lên vỏ hộp sữa làm hộp sữa bị ép lại. Đây là do áp suất khi quyển gây nên.
Đáp án B
Câu 18:
Đổi 80 cm = 0,8 m; 20 cm = 0,2 m.
P = d.h = 10000.(0,8 - 0,2) = 6000N/m2
Đáp án C
Câu 19:
Để tăng áp suất lên một vật thì ta có thể giữ nguyên áp lực tác dụng và giảm diện tích mặt bị ép.
Đáp án B
Câu 20:
Đổi 15 phút = 0,25 giờ; 30 phút = 0,5 giờ; 12 m/s = 43,2 km/h.
Ta có Vtb = → s1 + s2 = Vtb.(t1 + t2) = 36.(0,25 + 0,5) = 27km
s2 = v2t2 = 43,2.0,5 = 21,6km
→ s1 = 27 - 21,6 = 5,4km
Đáp án B
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai?
A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn.
B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô.
C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền.
D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.
Câu 2: Một chiếc ô tô đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai?
A. Hành khách đứng yên so với người lái xe.
B. Người soát vé đứng yên so với hành khách.
C. Người lái xe chuyển động so với cây bên đường.
D. Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường.
Câu 3: Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/ phút.Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng.
A. Tàu hỏa – ô tô – xe máy.
B. Ô tô- tàu hỏa – xe máy.
C. Tàu hỏa – xe máy – ô tô.
D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa.
Câu 4: Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 2 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 2,2 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là:
A. 2,1 m/s.
B. 1 m/s.
C. 3,2 m/s.
D.1,5 m/s.
Câu 5: Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?
A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.
B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực.
Câu 6: Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động;
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.
C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần.
Câu 7: Phát biểu nào sai khi nhận biết lực?
A. Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
B. Khi hình dạng của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
C. Khi vật bị biến dạng và thay đổi vận tốc ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
D. Khi vận tốc của vật không thay đổi ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật.
Câu 8: Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị:
A. Nghiêng người sang phía trái;
B. Nghiêng người sang phía phải;
C. Xô người về phía trước;
D. Ngả người về phía sau.
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây có được không phải do quán tính?
A. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán.
B. Giũ quần áo cho sạch bụi.
C. Vẩy mực ra khỏi bút.
D. Chỉ có hiện tượng A và B.
Câu 10: Trường hợp nào sau đây có ma sát trượt.
A. Bánh xe đạp bị phanh dừng lại.
B. Bánh xe đạp lăn từ từ rồi dừng lại.
C. bánh xe bắt đầu lăn bánh khi bị đạp đi.
D. Bánh xe quay khi xe đạp bị dựng ngược để thợ cân lại vành bánh xe.
Câu 11: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm.
B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột.
C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt.
D. Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe trượt.
Câu 12: Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ?
A. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
B. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ.
C. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn.
D. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn.
Câu 13: Lực nào sau đây không phải là áp lực?
A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang.
B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh.
C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn.
D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật.
Câu 14: Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2 thì khối lượng của người đó là bao nhiêu ?
A. 540N.
B. 54kg.
C. 600N.
D. 60kg.
Câu 15: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
A. 2500Pa;
B. 400Pa;
C. 250Pa;
D. 25000Pa.
Câu 16: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.
Câu 17: Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ. Tiết diện ngang của phần rộng là 60cm2, của phần hẹp là 20cm2. Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N. Lựa chọn đáp án đúng trong các đáp án sau.
A. F = 3600N.
B. F = 3200N.
C. F = 2400N.
D. F = 1200N.
Câu 18: Câu nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?
A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= hd.
B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 19: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của rượu d1= 8000N/m3, trọng lượng riêng của đồng d2 = 89000N/m3
A. 4,45N;
B. 4,25N;
C. 4,15N;
D. 4,05N.
Câu 20: Treo một vật nặng có thể tích 0,5dm3 vào đầu của lực kế rồi nhúng ngập vào trong nước, khi đó lực kế chỉ giá trị 5N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, trọng lượng thực của vật nặng là
A. 10N.
B. 5,5N.
C. 5N.
D. 0,1N.
Câu 1:
Trong chiếc đồng hồ đang chạy thì đầu kim chuyển động so với cái bàn.
Đáp án A
Câu 2:
Người soát vé đang đi soát vé trên tàu nên người soát vẽ sẽ chuyển động so với hành khách.
Đáp án B
Câu 3:
Vận tốc của xe máy là: 11,6.3,6 = 41,76 km/h
Vận tốc của tàu hỏa là: 600 m/phút = 36 km/h
Vậy vận tốc theo thứ tự giảm dần là: Xe máy – ô tô – tàu hỏa.
Đáp án D
Câu 4:
Đổi 2 km = 2000m; 2,2 km = 2200 m; 0,5 giờ = 1800 giây.
Thời gian người đi bộ đi hết đoạn đường đầu là: t1 = = 1000s
Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là: vtb = = 1,5m/s
Đáp án D
Câu 5:
Véc tơ lực được biểu diễn bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Đáp án B
Câu 6:
Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Đáp án C
Câu 7:
Khi vận tốc vật thay đổi hoặc hình dạng vật biến dạng thì ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
Đáp án D
Câu 8:
Xe đang chuyển động về phía trước, khi dừng lại thì do có quán tính nên hành khách trên xe bị xô người về phía trước.
Đáp án C
Câu 9:
Tất cả các hiện tượng trên đều có được do quán tính.
Đáp án D
Câu 10:
Khi phanh xe đạp thì má phanh sẽ trượt trên bánh xe, lúc này xuất hiện ma sát trượt giữa má phanh và bánh xe.
Đáp án A
Câu 11:
Để làm giảm ma sát thì ta có thể giảm trọng lượng của vật
Đáp án D
Câu 12:
Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ thì tác dụng của áp lực càng lớn.
Đáp án A
Câu 13:
Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn không phải là áp lực.
Đáp án C
Câu 14:
Ta có áp suất của người gây ra là p = → P = p.S = 18000.0,03 = 540N
→ m = = 54kg
Đáp án B
Câu 15:
Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: p = d.h = 10.D.h = 10.1000.2,5 = 25000 Pa
Đáp án D
Câu 16:
Trong bình thông nhau thì tiết diện của các nhánh không cần phải bằng nhau.
Đáp án B
Câu 17:
Để hệ thống cân bằng lực thì áp lực tác dụng lên các pittông phải cân bằng nhau
→ = 1200N
Đáp án D
Câu 18:
Độ lớn áp suất khí quyển được có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli chứ không phải theo công thức p = d.h
Đáp án A
Câu 19:
Thể tích của quả cầu bằng đồng là: V = = 5.10-5 m3
Khi nhúng quả cầu vào rượu thì thể tích rượu mà vật chiếm chỗ chính là thể tích của quả cầu bằng đồng
→ FA = d1.V = 8000.5.10-5 = 0,4N
Khi đó lực kế sẽ chỉ giá trị F = P – FA = 4,45 – 0,4 = 4,05 N
Đáp án D
Câu 20:
Đổi 0,5 dm3 = 5.10-4 m3
Khi nhúng vật ngập vào trong nước thì thể tích nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật là 5.10-4 m3
→ FA = d.V = 10000.5.10-4 = 5N
Giá trị của lực kế khi nhúng vật vào nước chính là: F = P – FA
→ P = F + FA = 5 + 5 = 10N
Vậy trọng lượng thực của vật là 10N
Đáp án A
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Câu 1: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng.
A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.
B. Bánh xe khi xe đang chuyển động.
C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống.
D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang.
Câu 2: Khi trời lặng gió, em đi xe đạp phóng nhanh thì cảm thấy có gió từ phía trước thổi vào mặt. Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Do không khí chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường.
B. Do mặt người chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường.
C. Do không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc.
D. Do không khí đứng yên và mặt người chuyển động.
Câu 3: Một người đi quãng đường dài 1,5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
A. t = 0,15 giờ.
B. t = 15 giây.
C. t = 2,5 phút.
D. t = 14,4phút.
Câu 4: Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là:
A. 30km/h;
B. 40km/h;
C. 70km/h;
D. 35km/h.
Câu 5: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:
A. Phương , chiều.
B. Điểm đặt, phương, chiều.
C. Điểm đặt, phương, độ lớn.
D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Câu 6: Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng:
A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
B. Hòn đá nằm yên trên dốc núi.
C. Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
D. Một vật nặng được treo bởi sợi dây.
Câu 7: Tại sao khi có một lực đẩy theo phương ngang tác dụng vào một chiếc bàn, chiếc bàn vẫn đứng yên ?
A. Do lực hút dính của trái đất tác dụng vào bàn quá lớn so với lực đẩy.
B. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng chỗ.
C. Do lực đẩy cân bằng với lực ma sát của mặt sàn.
D. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng hướng.
Câu 8: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Xe đột ngột tăng vận tốc.
B. Xe đột ngột giảm vận tốc.
C. Xe đột ngột rẽ sang phải.
D. Xe đột ngột rẽ sang trái.
Câu 9: Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.
A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống.
B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén.
C .Lực xuất hiện làm mòn lốp xe.
D. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động.
Câu 10: Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn.
B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.
C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.
D. Vì cả 3 lí do trên.
Câu 11: Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất.
A. 36N/m2.
B. 36 000N/m2.
C. 360 000N/m2.
D. 18 000N/m2.
Câu 12: Một người tác dụng áp suất 18000 N / m2 lên mặt đất. Biết diện tích mà chân người đó tiếp xúc với đất là 250cm2. Khối lượng của người đó là:
A. m = 45kg.
B. m = 72 kg.
C. m= 450 kg.
D. Một kết quả khác.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.
B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.
C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.
D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau ?
A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các nhánh đều bằng nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa các chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
Câu 15: Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?
A. Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.
B. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
C. Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có
D. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
Câu 16: Một vật có thể tích 0,1m3 và trọng lượng 2500N. Để giữ vật cân bằng trong nước phải tác dụng lên vật một lực có phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên và có độ lớn là bao nhiêu? Biết dnước = 10000 N/m3
A. 2500N
B. 1000N
C. 1500N
D. > 2500N
Câu 17: Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn.
B. Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ.
C. Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước.
D. Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu.
Câu 18: Một vật bằng gỗ có thể tích 5dm3. Thả vào trong nước thấy vật bằng gỗ nổi trên mặt nước. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000N/m3, của nước 10000N/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật bằng gỗ là;
A. 50000N;
B. 30000N;
C. 50N;
D. 30N.
Câu 19: Một quả cầu rỗng bằng đồng được treo vào 1 lực kế, ngoài không khílực kế chỉ 3,56N. Nhúng chìm quả cầu vào trong nước số chỉ của lực kế giảm 0,5N. Biết trọng lượng riêng của nước và của đồng lần lượt là d1 = 10000N/m3, d2 = 89000N/m3. Thể tích phần rỗng của quả cầu là:
A. 40cm3;
B. 50cm3;
C. 34cm3;
D. 10cm3.
Câu 20: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là:
A. 12 000 N/m3.
B. 18 000 N/m3.
C. 180 000 N/m3.
D. 3000 N/m3.
Câu 1:
Khi thả rơi một viên phấn từ trên cao xuống thì viên phấn sẽ rơi theo đường thẳng.
Đáp án C
Câu 2:
Do không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc nên ta cảm thấy có gió phía trước thổi vào mặt.
Đáp án C
Câu 3:
Đổi 1,5 km = 1500 m
Thời gian người đó đi hết quãng đường là
t = = 150s = 2,5 phút
Đáp án C
Câu 4:
Vận tốc trung bình của vật là: Vtb = = 35km/h
Đáp án D
Câu 5:
Để biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần biết điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.
Đáp án D
Câu 6:
Đáp án C
Câu 7:
Chiếc bàn vẫn đứng yên là do lực đẩy cân bằng với lực ma sát của sàn.
Đáp án C
Câu 8:
Theo quán tính, khi ngồi trên xe ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải thì xe lúc đấy sẽ đột ngột rẽ sang trái.
Đáp án D
Câu 9:
Đáp án C
Câu 10:
Trên lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh là để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.
Đáp án C
Câu 11:
Đổi 45 tấn = 45000 kg
Áp suất của xe tăng lên mặt đất là: p = = 360000N/m2
Chọn đáp án C
Câu 12:
Đổi 250 cm2 = 0,025 m2
Ta có: p = = 45kg
Đáp án A
Câu 13:
Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.
Đáp án C
Câu 14:
Trong bình thông nhua cùng chưa một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
Đáp án B
Câu 15:
Áp suất khí quyển có ở Trái Đất và các thiên thể khác trong vũ trụ.
Đáp án C
Câu 16:
Khi cho vật vào trong nước thì vật sẽ chịu tác dụng của 2 lực là trọng lực và lực đẩy Acsimet và 1 lực đẩy vật lên để vật cân bằng.
Để vật nằm cân bằng trong nước thì tổng hợp các lực tác dụng lên vật phải bằng 0.
Tức là: F + FA = P
Ta có: FA = d.V = 10000.0,1 = 1000 N
→ F = P - FA = 2500 - 1000 = 1500N
Đáp án C
Câu 17:
Vì dnước > drượu nên khi nhúng quả cầu thép vào nước và rượu thì lực đẩy Acsimet trong nước lớn hơn là trong rượu.
Đáp án D
Câu 18:
Đổi 5 dm3 = 0,005 m3
Ta có P = d.V = 6000.0,005 = 30 N
Khi thả miếng gỗ vào nước thì miếng gỗ nổi trên mặt nước khi đó lực đẩy Acsimet sẽ có độ lớn bằng trọng lượng của miếng gỗ
→ FA = P = 30N
Đáp án D
Câu 19:
Khi nhúng chìm quả cầu vào trong nước số chỉ của lực kế giảm 0,5N thì FA = 0,5N
Thể tích thực của quả cầu bằng đồng là: V = = 5.10-5 m3 = 50cm3
Thể tích của vỏ quả cầu bên ngoài là: V’ = = 4.10-5 m3 = 40cm3
Vậy thể tích của phàn rỗng bên trong quả cầu là: V’’ = V - V’ = 50 - 40 = 10cm3
Đáp án D
Câu 20:
Ta có: P = d.V = 6000.V
Miếng gỗ chỉ ngập trong chất lỏng bằng 1 nửa thể tích miếng gỗ nên thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ là: 0,5V
→ FA = d’.0,5V (d’ là trọng lượng riêng của chất lỏng)
Khi miếng gỗ cân bằng thì ta có trọng lực sẽ bằng với lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng gỗ
→ P = FA ↔ 6000V = d’.0,5V → d’ = 12000N/m3
Đáp án A
Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Vật lí lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 học kì 1 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Vật Lí 8 Giữa học kì 1 có đáp án, cực hay (5 đề)
- Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Vật Lí 8 học kì 1 có đáp án (11 đề)
- Đề kiểm tra Vật Lí lớp 8 Chương 2 chọn lọc, có đáp án (6 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 học kì 2 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa học kì 2 có đáp án (5 đề)
- Đề thi Vật Lí 8 học kì 2 có đáp án (5 đề)
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều