Top 24 Đề kiểm tra Văn 8 Học kì 2 có đáp án
Phần dưới là danh sách Top 24 Đề kiểm tra Văn 8 Học kì 2 có đáp án, cực sát đề thi chính thức gồm các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn, đề thi giữa kì, đề thi học kì 2. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 8.
- Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 Học kì 2 (10 đề)
- Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
- Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
- Đề kiểm tra Tập làm văn số 5 lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
- Đề kiểm tra Tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
- Đề kiểm tra Tập làm văn số 7 lớp 8 Học kì 2 (10 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 1)
Đề bài: Viết bài văn nghị luận về truyền thống Tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc ta.
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
+ Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người). Vậy trọng đạo: là tôn trọng, kính trọng người thầy– người truyền dạy kiến thức, đạo đức cho chúng ta.
→ Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đề cao, tôn trọng, biết ơn nhưng người thầy, người dạy dỗ kiến thức, điều hay lẽ phải, truyền đạt những đạo lí cho học trò.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Câu nói ngắn gọn, súc tích khuyên dạy con người sống theo lẽ phải: trân trọng, biết ơn người thầy. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay.
+ Kho tàng văn học dân gian và văn học viết của dân tộc có không ít những câu tục ngữ, ca dao, những tác phẩm viết đề cao tình thầy trò và vai trò của người thầy, đồng thời giáo dục con người có cách cư xử đúng mực trong quan hệ thầy - trò:
“Không thầy đố mày làm nên”
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
+ Dân tộc chúng ta có những bậc thầy vĩ đại, người khai sáng cho rất nhiều thế hệ học trò như Chu Văn An, Hồ Chí Minh. Chúng ta nhớ về các vị ấy bằng tất cả tấm lòng trân trọng, biết ơn.
- Bình luận (2đ):
+ Là câu nói ngắn gọn, đúng đắn, đúc kết kinh nghiệm nhân dân trong lẽ sống, giúp con người sống đúng, sống có đạo đức, biết ứng xử phải đạo trong mối quan hệ thầy – trò.
+ Nhiều người sống đúng với lời dăn dạy trên nhưng cũng có không ít những con người vô tình lãng quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, không tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
+ Liên hệ bài học cho bản thân em và bài học cần giữ gìn, tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc mình.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 2)
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường
Đáp án và thang điểm
Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn nạn bạo lực học đường trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ): Bạo lực học đường là gì?
+ Là bạo lực giữa các học sinh trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công của học sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại. Bắt nạt bạn khác.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Bạo lực học đường diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lứa tuổi khác nhau và xảy ra ở cả 2 giới nam và nữ.
+ Biểu hiện của bạo lực học đường: học sinh bắt nạt bạn khác, tổ chức đánh nhau trong phạm vi trường học, học sinh tấn công giáo viên, giáo viên dùng những hình thức nặng nề để kỉ luật, trừng phạt học sinh (nêu dẫn chứng)...
+ Thực trạng - số liệu thống kê: Số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau...
+ Nguyên nhân: cả chủ quan và khách quan: học sinh chịu tác động của phim ảnh, internet... làm mất dần đi sư lương thiện; nhà trường chưa có hình thúc xử phạt nặng nề với trường hợp vi phạm, gia đình chưa có sự quan tâm thích đáng...
+ Hệ quả: Đi ngược lại truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, sa đọa đạo đức, thui chột nhân cách, tâm hồn con người, ảnh hưởng nặng nề tới tâm lí con người ...
+ Giải pháp: Gia đình, nhà trường có sự quan tâm hơn nữa tới các đối tượng học sinh, tổ chức ra các sân chơi, câu lạc bộ lành mạnh cho học sinh tham gia, có biện pháp xử lí thỏa đáng đối với các trường hợp vi phạm...
- Bình luận (2đ)
+ Là thực trạng nguy hiểm, đáng báo động, cần ngăn chặn và xử lí thỏa đáng.
+ Liên hệ bản thân, bài học cho bản thân em.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại sự nguy hại của vấn nạn này. Vì môi trường sư phạm lành mạnh, nói không với bạo lực học đường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 3)
Đề bài: M. Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”. Em hiểu như thế nào về nhận định trên?
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Dẫn dắt, giới thiệu, trích dẫn câu nói của M. Gorki trong quan niệm về văn học.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Văn học: là loại hình nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ tạo ra các hình tượng nghệ thuật nhằm truyền đạt tư tưởng, tình cảm của người viết trước các vấn đề của đời sống xã hội – con người.
+ Nhân học: Là khoa học về con người
+ Văn học là nhân học tức là nhấn mạnh đến nguồn gốc, đặc tính, mục đích của văn chương: văn học do con người sáng tạo ra; vì con người mà phát triển; phản ánh đời sống tâm tư, tình cảm, các vấn đề xoay quanh con người – kể cả những cung bậc tình cảm sâu kín, tinh vi nhất; nhằm phục vụ cuộc sống – nhu cầu của con người.
- Phân tích – chứng minh (6đ):
+ Tác phẩm văn học do con người sáng tạo ra, nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, sáng tạo của con người. Học văn là để hiểu hơn về con người; để học cách làm người.
+ Tác phẩm văn học phản ánh bản chất, nhu cầu, đời sống vật chất và tinh thần của con người và quy luật vận động của xã hội loài người.
+ Nhiệm vụ của văn học là phản ánh đời sống xã hội – tâm tư tình cảm của con người, vì con người, giải phóng con người.
+ Chức năng của văn học: cung cấp tri thức đa diện, đa chiều cho con người; giáo dục con người; hướng con người đến chân – thiện – mĩ để hoàn thiện nhân cách; bồi dưỡng đạo đức, tâm hồn, giúp con người sống đúng, sống có trách nhiệm với các chuẩn mực xã hội đề ra. Văn chương có viết về điều ác, điều xấu xa nhưng mục đích là để con người nhận thức, nhìn vào đó mà tránh xa. Mặt khác văn học cũng giúp con người giải trí, thư giãn.
+ Dẫn chứng về TPVH: Quê hương – Tế Hanh phản ánh vẻ đẹp của làng chài, vẻ khỏe khoắn của ngư dân trong quá trình lao động, hun đúc tình yêu quê hương trong mỗi con người, nhất là khi xa quê.
(Lấy thêm các dẫn chứng khác trong các TPVH đã học hoặc đã đọc).
- Bình luận (1đ):
+ Câu nói ngắn gọn, súc tích trong quan niệm về văn chương.
+ Liên hệ bản thân: các tác phẩm văn chương chân chính đã tác động đến em như thế nào? Rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc/ học xong các TPVH.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của nhận định trên.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 90 phút Học kì 2
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề 4)
Đề bài: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Lá lành đùm rách”
Đáp án và thang điểm
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ngắn gọn nội dung: khuyên con người biết đoàn kết, yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Nghĩa đen: Lá lành bao bọc chiếc lá rách.
+ Nghĩa bóng:
Lá lành: người có cuộc sống đủ đầy, may mắn, tốt đẹp.
Lá rách: người có cuộc sống khó khăn, vất vả.
Lá lành đùm lá rách: người có hoàn cảnh đủ đầy chia sẻ, giúp đỡ người có cuộc sống khó khăn.
→ Câu tục ngữ muốn khuyên răn nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi người khác khó khăn, gian khổ.
- Phân tích - chứng minh (5đ):
+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đúc kết kinh nghiệm sống, ứng xử quý báu giữa người với người.
+ Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khăn, mà nên yêu thương, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.
+ Trong cuộc sống có không ít những mảnh đời bất hạnh. Cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nếu ta biết chia sẻ, dang rộng vòng tay giúp đỡ những hoàn cảnh đó để họ có động lực vươn lên nghịch cảnh. Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.
+ Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.
+ Cuộc sống khi êm đềm, khi sóng gió; việc chia sẻ, giúp đỡ người khác sẽ khiến tâm hồn ta trở nên thanh thản và yêu đời hơn.
+ Chứng minh qua truyền thống văn chương “Thương người như thể thương thân”, qua các hành động thực tế: hoạt động ủng hộ người nghèo, Góp đá xây dựng Trường Sa, các hoạt động tình nguyện gom góp vật chất lên vùng cao của các đoàn thiện nguyện…
- Bình luận (2đ)
+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là bài học đúng đắn, khuyên nhủ con người sống đúng mực, có đạo đức, biết chia sẻ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
+ Liên hệ, nêu bài học dành cho bản thân: biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ những hoàn cảnh bất hạnh hơn.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.
Các đề kiểm tra Ngữ Văn 8 Học kì 2 có đáp án khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều