Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (10 đề)



Phần dưới là danh sách Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 8 Học kì 1 (10 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm)

Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.

Câu 1: Thế nào là trường từ vựng?

A. Là tập hợp những từ có chung cách phát âm.

B. Là tập hợp tất cả các từ cùng loại.

C. Là tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa.

D. Là tập hợp tất cả những từ có chung nguồn gốc.

Câu 2 : Trong các nhóm từ sau , nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí ?

A. Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới.

B. Thất thểu, lò dò, chôm hổm, chập chững, rón rén.

C. Thong thả , khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.

D. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.

Câu 3: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?

   “ Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

   Ôm cả non sông mọi kiếp người!”

       ( Tố Hữu )

A. Nhấn mạnh tài trí tuyệt vời của Bác Hồ.

B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ.

C. Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác Hồ.

D. nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ.

Câu 4: Trong các câu sau , câu nào sử dụng phép nói quá?

A. Chẳng tham nhà ngói ba toà - Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.

B. Làm trai cho đáng nên trai - Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng.

C. Hỡi cô tát nước bên đàng - Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

D. Miệng cười như thể hoa ngâu - Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1:(2 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép sau:

a.Vợ tôi không ác nhưng thị khổ qúa rồi.

b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.

       ( Nam Cao- Lão Hạc)

Câu 2: (2 điểm) Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội( )

Cái Tí( ) thằng Dần cùng vỗ tay reo( )

( ) A ( ) Thầy đã về ( ) A ( ) Thầy đã về ( )…

Câu 3: ( 4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (7-10 dòng) nói về vai trò của việc tự học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) (Mỗi câu đúng cho 0.5 điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án C D C B

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: ( 2 điểm)

a.Vợ tôi /không ác (nhưng) thị /khổ qúa rồi.

C    V    C    V

=> Câu ghép có quan hệ tương phản.

b. Khi người ta/ khổ quá (thì) người ta/ chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.

C    V    C    V

=> Câu ghép có quan hệ nguyên nhân.

Câu 2: (2 điểm) Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội( . )

Cái Tí(, ) thằng Dần cùng vỗ tay reo( : )

( - ) A ( ! ) Thầy đã về ( ! ) A ( ! ) Thầy đã về ( ! )…

Câu 3: ( 4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn( 7->10 dòng) nói về vai trò của việc tự học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

- Yêu cầu : Viết đoạn văn đủ 7 → 10 dòng, đúng chủ đề nói về vai trò của việc tự học, có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép theo đúng công dụng của từng loại dấu câu.

Ví dụ:

Tự học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tích luỹ và ghi nhớ kiến thức thầy giảng đối với người học sinh. Tự học có nghĩa là: người học phải dành thời gian học ở nhà, ôn lại những kiến thức đã học (trong bài giảng của thầy). Đồng thời tự tìm tòi đào sâu nghiên cứa những nội dung đã học, để mở rộng thêm vốn kiến thức của bản thân. Tự học sẽ giúp ích cho người học sinh rất nhiều. Nếu không tự học người học sẽ rất dễ quên những kiến thức cơ bản , tầm hiểu biết sẽ bị thu hep. Vậy tự học bằng cách nào? Chúng ta có thể mua thêm sách báo, tạp trí liên quan đến môn học, đến thư viện nhà trường mượn sách và nghiên cứu… Người học cần ghi nhớ câu nói của Lê-nin: “ Học, học nữa, học mãi ! ”. Như vậy việc tự học sẽ đạt được kết quả như mong muốn của người học.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm)

Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.

Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của cá từ : học sinh, sinh viên, bác sĩ, kĩ sư, nông dân, công nhân...

A. Con người    B. Nghề nghiệp    C. Môn học    D. Tính cách

Câu 2: Từ nào không phải là từ tượng hình?

A. Lom khom    B. Chất ngất    C. Xao xác    D. Xộc xệch

Câu 3: Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá…

A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh.

B. Biệt ngữ của những người theo đạo thiên chúa.

C. Biệt ngữ của học sinh, sinh viên.

D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến.

Câu 4: Từ “mà” trong câu văn sau : “Trưa nay các em về nhà cơ mà.” thuộc loại từ nào?

A. Tình thái từ     B. Quan hệ từ    C. Trợ từ    D. Thán từ

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: Hãy đặt 3 câu ghép với các cặp quan hệ từ sau :

a. Nếu.......................... thì..............................

b. Tuy..........................nhưng.......................

c. Vì.............................nên.............................

Câu 2: Dấu hai chấm dùng để làm gì? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn), trong đó có sử dụng trợ từ và tình thái từ.

Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm) (Mỗi câu đúng 0.5 điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án B C D A

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: Đặt câu:

a. Nếu trời mưa thì lớp tôi sẽ hoãn đi cắm trại.

b. Tuy nhà nghèo nhưng Nam vẫn học rất giỏi.

c. Vì bão to nên các cây lớn đổ hết.

Câu 2:

- Công dụng của dấu 2 chấm:

+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

Ví dụ: “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.”

+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Ví dụ: Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất.

Câu 3:

Yêu cầu học sinh:

- Viết một đoạn văn hoàn chỉnh, nội dung đầy đủ, không mắc các loại lỗi.

- Chỉ ra được và đúng hai từ theo yêu cầu của đề.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)

Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.

Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của cá từ : xe máy, xe đạp, xích lô, ô tô...

A. Vũ khí    B. Kim loại    C. Xe cộ    D. Y phục

Câu 2: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?

A. Xôn xao    B. Chốc chốc    C. Vật vã    D. Mải mốt

Câu 3: Từ “à” trong câu : “mẹ đi làm rồi à?” thuộc loại từ nào?

A. Quan hệ từ    B. Trợ từ    C. Thán từ    D. Tính thái từ

Câu 4: Từ “đi” trong câu nào sử dụng phép nói giảm nói tránh ?

A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?

B. Trên bến cảng Nhà Rồng, Bác đã ra đi.

C. Đi trên sông Vàm một đêm trăng rằm

D. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 2: Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau :

- Quan hệ điều kiện:

- Quan hệ tương phản:

- Quan hệ tăng tiến:

- Quan hệ lựa chọn:

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nói giảm, nói tránh.

Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm) (Mỗi câu đúng cho 0.5 điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án C A D A

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1:

- Công dụng dấu ngặc kép:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

Ví dụ: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

Ví dụ: Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tớ báo, tập san được dẫn.

Ví dụ: Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” … ra đời.

Câu 2: Đặt câu ghép:

- Quan hệ điều kiện: Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.

- Quan hệ tương phản: Anh ấy ốm nặng nhưng anh ấy vẫn lạc quan.

- Quan hệ tăng tiến: Không những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.

- Quan hệ lựa chọn: Tôi đi hay là anh đi?

Câu 3:

Yêu cầu học sinh:

- Viết một đoạn văn hoàn chỉnh, nội dung đầy đủ, không mắc các loại lỗi.

- Chỉ ra được phép nói giảm nói tránh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Môn: Ngữ Văn 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm)

Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.

Câu 1: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây:

A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở,...

B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô...

C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao...

D. Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh...

Câu 2: Từ nào là từ tượng thanh?

A. Luộm thuộm    B. Xộc xệch    C. Rũ rượi    D. Xào xạc

Câu 3: Câu thơ : “Bác Dương thôi đã thôi rồi

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

       (Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến)

Đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?

A. Nói quá    B. Nói giảm, nói tránh    C. Nhân hóa    D. Ẩn dụ

Câu 4: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Sóng đã cài then, đêm sập cửa.     B. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.

C. Mặt trời xuống biển như hòn lửa    D. Câu hát căng buồm cùng gió

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn dấu ngoặc kép.

Câu 2 : Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép sau và chỉ rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép:

a. Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.

b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.

Phần I: Trắc nghiêm (2 điểm) (Mỗi câu đúng cho 0.5 điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án C D B A

Phần II: Tự luận( 8 điểm)

Câu 1:

HS viết đảm bảo :

- Có nội dung

- Câu đúng ngữ pháp

- Đặc biệt sử dụng đủ các dấu câu và thích hợp.

Câu 2:

a. Vợ tôi /không ác (nhưng) thị /khổ qúa rồi.

   C    V    C    V

=> Câu ghép có quan hệ tương phản.

b. Khi người ta/ khổ quá (thì) người ta/ chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.

    C    V    C    V

=> Câu ghép có quan hệ nguyên nhân.

Các đề kiểm tra Ngữ Văn 8 Học kì 1 có đáp án khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học