Top 10 Đề thi GDCD 7 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Bộ 10 Đề thi GDCD 7 Học kì 1 năm 2024 có đáp án và ma trận sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân 7.
Top 10 Đề thi GDCD 7 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề CK1 GDCD 7 KNTT Xem thử Đề CK1 GDCD 7 CTST Xem thử Đề CK1 GDCD 7 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Học kì 1 GDCD 7 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Một trong những biểu hiện của giữ chữ tín là
A. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
B. thực hiện đúng lời hứa của mình.
C. đến trễ so với thời gian đã hẹn.
D. không tin tưởng nhau.
Câu 2. Người biết giữ chữ tín sẽ
A. được mọi người tin tưởng.
B. bị người khác coi thường.
C. bị người khác lợi dụng.
D. phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “………. là coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình”.
A. Chữ tín.
B. Giữ chữ tín.
C. Tự trọng.
D. Tự giác, tích cực.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của giữ chữ tín?
A. Biết trọng lời hứa.
B. Thực hiện tốt chức trách.
C. Thống nhất giữa lời nói và việc làm.
D. Trễ giờ, trễ hẹn.
Câu 5. Câu ca dao: “Nói lời phải giữ lấy lời/ đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào?
A. Giản dị.
B. Giữ chữ tín.
C. Nhân hậu.
D. Chăm chỉ.
Câu 6. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về việc giữ chữ tín?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Lời nói, gió bay.
C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
D. Chữ tín quý hơn vàng mười.
Câu 7. Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nên nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều, nhưng bà nhất quyết không làm theo. Hành động đó cho thấy bà X là người như thế nào?
A. Có tinh thần dũng cảm.
B. Giữ chữ tín trong kinh doanh.
C. Có lòng nhân hậu, yêu thương mọi người.
D. Gian dối, không giữ chữ tín trong kinh doanh.
Câu 8. Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Thống nhất giữa lời nói và việc làm là biểu hiện của giữ chữ tín.
B. Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của mọi người đối với mình.
C. Giữ chữ tín góp phần làm các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.
D. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín.
Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “ ……….. là những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”
A. Truyền thống gia đình.
B. Phong tục tập quán.
C. Di sản văn hóa.
D. Truyền thống quê hương.
Câu 10. Di sản văn hóa thường được chia làm 2 loại là: di sản văn hóa vật thể và
A. di sản văn hóa vật chất.
B. di sản văn hóa phi vật thể.
C. di sản hỗn hợp.
D. di sản thiên nhiên.
Câu 11. Luật nào của Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa?
A. Luật An ninh quốc gia năm 2004.
B. Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
C. Luật Di sản văn hóa năm 2001.
D. Luật Dân sự năm 2015.
Câu 12. Di sản nào dưới đây gắn liền với khu vực Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang) của Việt Nam?
A. Đờn ca tài tử.
B. Dân ca Ví, Dặm.
C. Hát Xoan.
D. Dân ca Quan họ.
Câu 13. Di sản nào dưới đâyđược xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể?
A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
B. Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng).
C. Lễ hội Lồng Tồng của người Tày.
D. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
Câu 14. Thấy K hay chọn Dân ca quan họ để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, M không thích, chê hát Dân ca quan họ không hợp thời và muốn K chọn những bài hát hiện đại, sôi động. K từ chối và giải thích: “Dân ca quan họ là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hóa của vùng đất Kinh Bắc. Mình muốn giới thiệu loại hình dân ca độc đáo này tới mọi người”.
Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào chưa biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa hát Xoan?
A. Bạn M.
B. Bạn N.
C. Cả 2 bạn M và N.
D. Không có bạn nào.
Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã có hành động thể hiện việc bảo vệ di sản văn hóa?
A. Bạn P chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử.
B. Bạn T tham gia câu lạc bộ hát Xoan của địa phương.
C. Bạn X khắc tên lên tượng đài tại khu di tích lịch sử.
D. Ông B cất dấu cổ vật mà mình tìm thấy khi làm nhà.
Câu 16. Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?
A. Cần bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
B. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích - lịch sử được nhà nước xếp hạng.
C. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.
D. Mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa.
Câu 17. Tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về tinh thần, thể chất được gọi là
A. suy nhược thể chất.
B. bạo lực gia đình.
C. căng thẳng tâm lí.
D. bạo lực học đường.
Câu 18. Con người có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất khi phải trải qua căng thẳng tâm lí ở mức độ
A. cao hoặc trong một thời gian ngắn.
B. thấp hoặc trong một thời gian dài.
C. cao hoặc trong một thời gian dài.
D. thấp hoặc trong một thời gian ngắn.
Câu 19. Một số biểu hiện khi bị căng thẳng tâm lí là
A. tinh thần phấn chấn, tươi vui…
B. nét mặt tươi vui, hay nói, cười…
C. ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng,…
D. mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ,...
Câu 20. Nguyên nhân khách quan nào gây ra căng thẳng tâm lí cho học sinh?
A. Áp lực học tập.
B. Tâm lí tự ti.
C. Suy nghĩ tiêu cực.
D. Sự lo lắng thái quá.
Câu 21. Bạn A là học sinh giỏi Toán của lớp. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài của A, nhưng A không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế. Trên đường về nhà, A đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. A rất sợ hãi, không dám đến trường. A đã rơi vào trạng thái nào sau đây?
A. Tệ nạn xã hội.
B. Bạo lực gia đình.
C. Tâm lí căng thẳng.
D. Suy nhược thể chất.
Câu 22. Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút.
Theo em, nguyên nhân nào khiến K rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí?
A. Áp lực học tập, thi cử.
B. Mâu thuẫn trong gia đình.
C. Sức khỏe yếu, suy nhược.
D. Mâu thuẫn với bạn cùng lớp.
Câu 23. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em nên lựa chọn cách ứng phó nào dưới đây?
A. Trốn học đi chơi game để quên nỗi buồn.
B. Vận động thể chất, yêu thương bản thân.
C. Trốn trong phòng, không tâm sự với ai.
D. Khóc và âm thầm chịu đựng nỗi buồn.
Câu 24. Mấy tuần nay, M cảm thấy sợ hãi vì những tin nhắn đe dọa, nói xấu mình trên mạng xã hội. M đã tâm sự với chị gái và nhờ chị giúp đỡ. Nhận được sự hướng dẫn của chị, dần dần, M đã ổn định tâm lí trở lại.
Theo em, trong tình huống trên, bạn M đã
A. không biết cách ứng phó tới tâm lí căng thẳng.
B. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
C. thể hiện mình là một người yếu đuối.
D. tỏ ra mình là một người hèn nhát.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống:A là học sinh giỏi của lớp, P là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, P cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn A phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. A cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, A đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất.
Câu hỏi:
a)Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến căng thẳng và những biểu hiện của A khi bị căng thẳng tâm lí.
b) Trong tình huống trên, bạn A đã ứng phó với tâm lí căng thẳng ra sao? Nhận xét của em về cách ứng phó của bạn A.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1 - B |
2-A |
3-B |
4-D |
5-B |
6-D |
7-B |
8-D |
9-C |
10-B |
11-C |
12-D |
13-C |
14-A |
15-B |
16-B |
17-C |
18-C |
19-D |
20-A |
21-C |
22-A |
23-B |
24-B |
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1 (2,0 điểm)
- Ý nghĩa, vai trò của di sản văn hóa:
+ Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc của dân tộc trong công cuộc xay dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
+ Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
Câu 2 (2,0 điểm)
- Yêu cầu a)
+ Nguyên nhân khiến A bị căng thẳng: do A bị P cùng nhóm bạn xấu đe dọa.
+ Biểu hiện của A khi bị căng thẳng: A không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị ra mồ hôi tay và trán.
- Yêu cầu b)
+ Cách ứng phó của A: tìm sự giúp đỡ từ phòng tư vấn tâm lí học đường của trường.
+ Nhận xét: A đã có cách ứng phó phù hợp, tích cực để giải tỏa tâm lí căng thẳng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?
A. Làm việc riêng trong giờ học.
B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
C. Chủ động lập kế hoạch học tập.
D. Vượt khó, kiên trì học tập.
Câu 2. Khi học tập tự giác, tích cực, chúng ta sẽ
A. bị mọi người ghét bỏ, xa lánh, coi thường.
B. được mọi người tin tưởng, quý mến.
C. đạt được mọi mục đích.
D. phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
Câu 3. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là
A. ỷ lại, mong chờ vào sự giúp đỡ từ người khác.
B. ngại khó, ngại khổ, dễ dàng từ bỏ mục tiêu đã đề ra.
C. biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
D. đợi bố mẹ nhắc nhở mới chịu học bài.
Câu 4. Chủ thể nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?
A. Bạn P thường xuyên trốn học để đi chơi game.
B. Mỗi khi gặp bài tập khó, T lại nhờ anh trai giải hộ.
C. Bạn K thường xuyên làm việc riêng trong giờ học.
D. Bạn C luôn hăng hái phát biểu, xây dựng bài học.
Câu 5. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính: tự giác, tích cực trong học tập?
A. Làm biếng lấy miệng mà đưa.
B. Đi cuốc đau tay, đi cày mỏi gối.
C. Học bài nào, xào bài nấy.
D. Học không hay, cày không biết.
Câu 6. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên
A. trốn tránh, không thực hiện nhiệm vụ được giao.
B. ỷ lại, luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.
C. trốn học đi chơi game để thư giãn đầu óc.
D. xác định mục tiêu học tập rõ ràng, vừa sức.
Câu 7. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập những môn học mà bản thân thích.
B. Tự giác, tích cực học tập giúp ta đạt được kết quả học tập đã đề ra.
C. Chỉ những người yếu kém mới cần phải tự giác, tích cực học tập.
D. Những người tự giác, tích cực học tập sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 8. Trong giờ học trên lớp, nhóm em được giao một nhiệm vụ học tập. Trong khi các bạn khác đang tích cực thảo luận, H ngồi làm việc riêng. Khi các bạn nhắc nhở, H nói rằng chỉ cần đại diện một bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ này.
Tình huống trên cho thấy bạn H thiếu đức tính nào?
A. Trung thực.
B. Tự giác, tích cực học tập.
C. Đoàn kết.
D. Cần cù lao động.
Câu 9. Giữ niềm tin của người khác đối với mình được hiểu là
A. giữ chữ tín.
B. lòng tự trọng.
C. tính trung thực.
D. sự lừa dối.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?
A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.
B. Luôn đến đúng giờ, giữ đúng lời hứa.
C. Mượn đồ của người khác nhưng không trả.
D. Lời nói không đi đôi với việc làm.
Câu 11. Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta
A. mang đến nỗi buồn và sự thất vọng cho mọi người.
B. đạt được mọi mục đích trong cuộc sống.
C. mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.
D. vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Câu 12. Người biết giữ chữ tín sẽ
A. bị người khác lợi dụng.
B. luôn phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.
C. bị người khác ghét bỏ, coi thường, xa lánh.
D. được mọi người tin tưởng và tôn trọng.
Câu 13. Câu tục ngữ “treo đầu dê, bán thịt chó” được dùng để phê phán hành vi nào dưới đây?
A. Hà tiện, keo kiệt.
B. Ích kỉ.
C. Lười biếng.
D. Giả dối, không giữ chữ tín.
Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?
A. Chỉ những người buôn bán, kinh doanh mới cần giữ chữ tín.
B. Người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.
C. Giữ chữ tín làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.
D. Giữ chữ tín là lối sống gây gò bó, khó chịu cho mọi người.
Câu 15. Chị L ở Long An, mưu sinh hằng ngày bằng nghề bán vé số. Một hôm, đã gần đến giờ xổ số mà chị vẫn còn nhiều vé. Chị liền gọi điện cho anh T làm nghề chạy xe ba gác thuê nhờ mua giúp. Trao đổi qua điện thoại, anh T mua 20 tờ vé số và nhờ chị L giữ hộ. Chiều hôm đó, khi có kết quả xổ số, anh T có những vé trúng giải đặc biệt, với tổng số tiền 6.6 tỉ đồng. Chị L đã trao tận tay anh T những tờ vé số trúng thưởng.
Trường hợp này cho thấy chị L là người như thế nào?
A. Giả dối, không giữ chữ tín.
B. Biết giữ chữ tín trong kinh doanh.
C. Không có tầm nhìn xa trong kinh doanh.
D. Thông minh, nhạy bén trong buôn bán.
Câu 16. Bà M mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Để tăng lợi nhuận, bà M đã nhập thực phẩm ôi thiu được ngâm tẩm hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ về bán cho khách hàng.
Trường hợp này cho thấy bà M là người như thế nào?
A. Trung thực, biết giữ chữ tín.
B. Nhạy bén trong kinh doanh.
C. Không giữ chữ tín với khách hàng.
D. Thông minh, sắp xếp công việc hiệu quả.
Câu 17. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể
A. đề phòng những trường hợp bất trắc xảy ra.
B. mua được mọi đồ dùng mà bản thân yêu thích.
C. cải thiện một phần đời sống vật chất và tinh thần.
D. tăng thu nguồn nhập hàng tháng lên gấp nhiều lần.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?
A. Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền.
B. Thực hiện tiết kiệm thường xuyên, đều đặn.
C. Mua nhiều hàng hiệu để chứng tỏ “đẳng cấp”.
D. Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.
Câu 19. Học sinh có thể tạo ra nguồn thu nhập của cá nhân thông qua hành động nào dưới đây?
A. Bán đồ thủ công do mình tự làm.
B. Tiết kiệm tiền tiêu vặt bố mẹ cho.
C. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
D. Nói dối bố mẹ để xin tiền.
Câu 20. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự tiết kiệm?
A. Vung tay quá trán.
B. Ném tiền qua cửa sổ.
C. Tích tiểu thành đại.
D. Vắt cổ chày ra nước.
Câu 21. Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với
A. độ tuổi, sở thích và điều kiện.
B. mức lương, môi trường, độ tuổi.
C. môi trường, mức lương cần.
D. sở thích, độ tuổi làm việc.
Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
A. Quản lí tiền là việc của người trưởng thành, không phải của học sinh.
B. Chỉ những người chi tiêu không có kế hoạch mới cần học cách quản lí tiền.
C. Học sinh không cần quản lí tiền vì học sinh chưa làm ra tiền, không có thu nhập.
D. Quản lý tiền hiệu quả giúp ta chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
Câu 23. A có thói quen ghi chép lại các khoản tiền mình có, lập kế hoạch quản lý tiền một cách hợp lí. Khi nhận được tiền mừng tuổi, tiền học bổng hay người thân cho, A đều tính toán cân đối giữa tiết kiệm và chi tiêu. A ưu tiên cho mục tiêu tiết kiệm chiếm khoảng 30% số tiền có được để thực hiện các dự định của bản thân. Số tiền còn lại, A sử dụng cho nhu cầu thiết yếu với tỉ lệ khoảng 50%; chỉ tiêu cá nhân khoảng 20%.
Trường hợp này cho thấy A là người như thế nào?
A. Quản lí tiền không hiệu quả.
B. Biết cách chi tiêu hợp lí.
C. Có lối sống keo kiệt, hà tiện.
D. Chi tiêu phung phí, không biết tiết kiệm.
Câu 24. H có một cuốn sổ ghi chép chi tiêu của bản thân. Khi nhận được tiền mừng tuổi hay ai cho thêm để tiêu, H đều cần nhắc sử dụng số tiền đó một cách hợp lí, để dành một khoản cho vào lợn đất. Nhờ vậy, mỗi năm H đều tiết kiệm được một số tiền nhỏ để mua sách vở và đồ dùng học tập. H chia sẻ cách quản lý tiền của mình với M, M cho rằng việc làm này là mất thời gian, không cần thiết.
Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết cách quản lí tiền hiệu quả?
A. Bạn H.
B. Bạn M.
C. Hai bạn H và M.
D. Không có bạn học sinh nào.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, việc không giữ chữ tín có thể gây tác hại gì đối với các quan hệ xã hội, sản xuất, kinh doanh?
Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Bố mẹ cho K một số tiền để ăn sáng hoặc phòng khi cần đến. Cầm tiền trong tay, K nghĩ ngay đến việc mua một số đồ chơi mình thích. Chỉ sau một tuần, K đã tiêu hết số tiền bố mẹ cho và phải xin thêm tiền của bố mẹ. Thấy K chi tiêu không tính toán, bố mẹ nhắc nhở nhưng K vẫn sử dụng tiền tuỳ hứng.
Câu hỏi:
a) Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của K.
b) Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-B |
3-C |
4-D |
5-C |
6-D |
7-B |
8-B |
9-A |
10-B |
11-C |
12-D |
13-D |
14-C |
15-D |
16-C |
17-A |
18-C |
19-A |
20-C |
21-A |
22-D |
23-B |
24-A |
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Tác hại của việc không giữ chữ tín:
+ Người không giữ chữ tín sẽ gây mất niềm tin; không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người; đồng thời khó xây dựng mối quan hệ bền chặt với bạn bè/ người thân và đối tác.
+ Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh: việc không giữ chữ tín sẽ gây mất niềm tin của người tiêu dùng đối với nhãn hàng, từ đó dễ dẫn tới hành động tẩy chay của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Câu 2 (2,0 điểm):
Lời giải:
Yêu cầu a) Nhận xét:Cách sử dụng tiền của K chưa hợp lí, lãng phí khi K đã chi dùng số tiền bố mẹ cho không đúng mục đích.
Yêu cầu b) Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K nên chi tiết một cách hợp lí, đúng với mục đích mà bố mẹ mong muốn; khuyên K không nên mua nhiều đồ chơi, vì hành động này rất lãng phí tiền
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người được hiểu là
A. lòng tự trọng.
B. lòng trung thực.
C. chữ tín.
D. giữ chữ tín.
Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “….. là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình”.
A. Chữ tín.
B. Giữ chữ tín.
C. Khiêm tốn.
D. Tự trọng.
Câu 3. Người không biết giữ chữ tín sẽ
A. không được mọi người tin tưởng.
B. nhận được sự tin tưởng của người khác.
C. dễ dàng tác với nhau trong công việc.
D. xây dựng được các mối quan hệ thân thiết.
Câu 4. Hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của giữ chữ tín?
A. Đến đúng giờ so với thời gian hẹn.
B. Hứa nhưng không thực hiện.
C. Lời nói đi đôi với việc làm.
D. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chữ tín?
A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
B. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.
C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
D. Thương người như thể thương thân.
Câu 6. Câu tục ngữ “nói một đằng, làm một nẻo” mang hàm ý phê phán sự
A. kém cỏi.
B. thất tín.
C. keo kiệt.
D. đố kị.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?
A. Giữ chữ tín giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ thân thiết, bền vững.
B. Chỉ những người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.
C. Giữ chữ tín giúp ta có thêm ý chí, nghị lực để hoàn thiện bản thân.
D. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý và kính nể.
Câu 8. Chị H và chị K chung nhau mở cửa hàng bán mĩ phẩm. Nhiều lần, chị H đề nghị nhập thêm mĩ phẩm không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, mẫu mã bắt mắt nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị K nhất quyết không đồng ý.
Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có ý thức giữ chữ tín trong kinh doanh?
A. Chị H.
B. Chị K.
C. Chị H và K.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 9. Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hóa phi vật thể và
A. di sản văn hóa tinh thần.
B. di sản văn hoá vật thể.
C. các làn điệu dân ca truyền thống.
D. các lễ hội truyền thống.
Câu 10. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền
A. từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. từ quốc gia này sang quốc gia khác.
C. từ địa phương này sang địa phương khác.
D. từ dân tộc này sang dân tộc khác.
Câu 11. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di sản văn hóa vật chất.
D. Di sản thiên nhiên.
Câu 12. Cổng Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng (Thừa Thiên Huế) được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?
A. Di sản thiên nhiên.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di sản hỗn hợp.
D. Di sản văn hóa vật thể.
Câu 13. Câu ca dao dưới đây đề cập đến di sản văn hóa nào của nhân dân Việt Nam?
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
A. Nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.
B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương.
D. Nghi lễ Then của dân tộc Tày, Nùng, Thái.
Câu 14. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật cho cơ quan chức năng.
D. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
Câu 15. Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Ông B cất giấu số cổ vật mà mình tìm được khi đào móng nhà.
B. Chị M tích cực quảng bá di sản văn hóa quê hương tới bạn bè quốc tế.
C. Tập thể lớp 7A tham gia quét dọn khu di tích lịch sử tại địa phương.
D. Nghệ nhân K mở lớp học để truyền lại kĩ thuật hát ca trù cho thế hệ trẻ.
Câu 16. Trong một lần đi tham quan di tích Cột cờ Hà Nội, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ.
Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?
A. Bạn P.
B. Bạn Q.
C. Bạn T.
D. Bạn P và Q.
Câu 17. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “….. là phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người”.
A. Căng thẳng.
B. Yếu đuối.
C. Suy nhược.
D. Ốm yếu.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
A. Đầu óc tỉnh táo, tập trung tinh thần.
B. Nét mặt tươi vui, phấn khởi.
C. Tinh thần thoải mái, thư giãn.
D. Dễ nổi cáu, bực bội, nóng tính.
Câu 19. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở lứa tuổi học sinh là do
A. tác động từ môi trường sống.
B. sự kì vọng quá lớn của cha mẹ.
C. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.
D. suy nghĩ tiêu cực, tự tạo áp lực cho bản thân.
Câu 20. Trạng thái tâm lí căng thẳng không gây ra tác động nào dưới đây?
A. Suy nhược về thể chất.
B. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.
C. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.
D. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.
Câu 21. Nguyên nhân gây nên tâm lý căng thẳng nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây?
A. Bạo lực học đường.
A. Bạo lực gia đình.
B. Tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực.
C. Áp lực học tập, thi cử.
D. Bạo lực học đường.
Câu 22. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật T trong tình huống sau:
Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xỉn của bố và những giọt nước mắt của mẹ.
A. T phải đối mặt với tình trạng bạo lực gia đình..
B. T phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường.
C. Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn, T phải nghỉ học.
D. Dù đã rất cố gắng nhưng kết quả thi của T không cao.
Câu 23. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật H trong tình huống sau:
Do tình hình dịch bệnh Covid-19, H phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Nhà H có hai chị em, không gian trong nhà lại chật hẹp nên ngoài việc học, H chỉ xem chương trình truyền hình hoặc điện thoại, máy tính chứ không vận động được nhiều. Dạo gần đây, H cảm thấy khó tập trung và tính cách trở nên bực bội, khó chịu hơn.
A. Gia đình H khó khăn nên H phải nghỉ học ở nhà.
B. Kết quả học tập của H không cao.
C. Không gian sống bí bách, thiếu sự tương tác với mọi người.
D. Vì nhà nghèo nên H bị bạn bè trong lớp cô lập.
Câu 24. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em không nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Tăng cường tập thể dục, thể thao.
B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
C. Tâm sự với bạn bè, người thân, thầy cô giáo.
D. Xem phim hoặc nghe nhạc để thư giãn.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1. Khi đào móng làm nhà, ông H phát hiện ra một cặp bình cổ bằng đồng rất đẹp. Ông rất vui, ngay lập tức gọi điện tìm người để bán cặp bình đó.
- Trường hợp 2. Nhà bà N nằm ngay sát khu di tích lịch sử. Vợ chồng bà đang xây nhà và tường rào. Trong quá trình xây tường bao, ông bà đã xây lấn 50 cm đất sang đất của khu di tích.
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.
Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?
Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.
Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-C |
2-B |
3-A |
4-B |
5-B |
6-B |
7-B |
8-B |
9-B |
10-A |
11-B |
12-D |
13-C |
14-C |
15-A |
16-C |
17-A |
18-D |
19-D |
20-B |
21-A |
22-A |
23-C |
24-B |
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Trường hợp 1. Hành vi vi phạm: phát hiện cổ vật nhưng không trình báo, giao nộp cho cơ quan chức năng; buôn bán trái phép cổ vật.
- Trường hợp 2. Hành vi vi phạm: lấn chiếm đất của khu du tích
Câu 2 (2,0 điểm):
- Tình huống a) Nếu là N, em sẽ:
+ Nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm.
+ Nếu V không trả lại, em sẽ trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.
- Tình huống b) Trong tình huống trên, em sẽ:
+ Giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
+ Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.
Lưu trữ: Đề thi GDCD 7 Học kì 1 (sách cũ)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1: Hành vi nào thể hiện sống giản dị:
A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
B. Tổ chức sinh nhật linh đình.
C. Diễn đạt dài dòng.
D. Giản dị là qua loa đại khái.
Câu 2: Thấy các bạn đánh nhau trong lớp, em sẽ:
A. Cùng hưởng ứng.
B. Không quan tâm.
C. Can ngăn ngay.
D. Xúi giục các bạn khác đánh phụ.
Câu 3:Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng tự trọng?
A. Chết vinh hơn sống nhục.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực:
A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
B. Không nói khuyết điểm của bản thân.
C. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.
D.Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?
A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Câu 6: Hành vi nào đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo?
A. Lễ phép với tất cả thầy, cô giáo.
B. Không tàm theo lời dạy bảo của thầy, cô giáo.
C. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo đang trực tiếp dạy mình.
D. Không thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ.
Câu 7: Ý kiến nào dưới đây là đúng về lòng tự trọng?
A . Tự trọng là coi trọng danh dự của mình.
B . Tự trong là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người.
C . Tự trong là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân.
D. Tự trong là biết coi trong và giữ gìn phẩm cách của mình.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
A. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.
B. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.
C. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
D. Anh em bất hòa
Câu 9: Khi bạn ngồi bên cạnh bị ốm không đi học được, em sẽ làm gì?
A. Đến động viên, chép bài giúp bạn ấy.
B . Kệ bạn ấy.
C. Không quan tâm, việc ai người đó làm.
D. Cầu mong bạn ấy ốm thật lâu.
Câu 10: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào định nghĩa “tự tin”:
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự...................... và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động.
A. khuyên bảo.
B. cân nhắc mình.
C. quyết định.
D. định hướng.
Câu 11: Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện?. Trong dấu “…” đó là?
A. Quy chế và cách ứng xử.
B. Nội quy và cách ứng xử.
C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.
D. Quy tắc và cách ứng xử.
Câu 12: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?
A. Nội quy chung.
B. Quy tắc chung.
C. Quy chế chung.
D. Quy định chung.
Câu 13: Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì?
A. Tính đạo đức và tính kỉ luật.
B. Tính Trung thực và thẳng thắn.
C. Tính răn đe và giáo dục.
D. Tính tuyên truyền và giáo dục.
Câu 14: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Không có mối quan hệ với nhau.
B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng.
C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng.
D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 15: Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. Trong dấu “…” đó là ?
A. Tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức.
B. Có ý thức và trách nhiệm.
C. Có văn hóa và trách nhiệm.
D. Tự giác tuân thủ nội quy và quy chế.
Câu 16: Vào lúc rảnh rỗi, D dành 1 phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và 1 phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là người như thế nào?
A. D là người có lòng tự trọng.
B. D là người có đạo đức và kỉ luật.
C. D là người sống giản dị.
D. D là người trung thực.
Câu 17: Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào?
A. Q là người vô duyên.
B. Q là người vô cảm.
C. Q là người không trung thực.
D. Q là người không có lòng tự trọng.
Câu 18: Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó?
A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy giỗ.
C. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức.
D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
Câu 19: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
B. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.
C. Nhận được sự quý trọng của mọi người.
D. Cả A,B, C.
Câu 20: Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhỏ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào ?
A. V là người không có lòng tự trọng.
B. V là người lười biếng.
C. V là người dối trá.
D. V là người vô cảm.
Câu 21: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 22: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
D. Trêu tức bạn.
Câu 23 : Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?
A. Khuyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
B. Gặt lúa giúp gia đình người già.
C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
D. Cả A,B, C.
Câu 24 : Hành động nào là biểu hiện không yêu thương con người?
A. Đánh chửi bố mẹ.
B. Đánh thầy giáo.
C. Đánh bạn cùng lớp vì không cho chép bài.
D. Cả A,B, C.
Câu 25: Yêu thương con người là gì?
A. Quan tâm người khác.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.
D. Cả A,B, C.
Câu 26: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Mọi người kính nể và yêu quý.
C. Mọi người coi thường.
D. Mọi người xa lánh.
Câu 27: Gia đình ông Q buôn bán thuốc phiện, gia đình luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q có đạt gia đình văn hóa không?
A. Không vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm.
B. Có vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng .
C. Có vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa.
D. Cả A và B.
Câu 28: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?
A. Gia đình đoàn kết.
B. Gia đình hạnh phúc.
C. Gia đình vui vẻ.
D. Gia đình văn hóa.
Câu 29: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.
B. Xây dựng xã hội lành mạnh.
C. Xây dựng xã hội phát triển.
D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
Câu 30: Góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?
A. Chăm ngoan, học giỏi.
B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
C. Không ăn chơi đua đòi.
D. Cả A,B, C.
Câu 31: Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa tại các xã, phường, thị trấn?
A. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
B. Trưởng công an xã, phường, thị trấn.
C. Chủ tịch UBND huyện.
D. Chủ tịch UBND tỉnh.
Câu 32: Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. V là người không tự tin.
B. V là người tiết kiệm.
C. V là người nói khoác.
D. V là người trung thực.
Câu 33: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động được gọi là?
A. Tự tin.
B. Tự ti.
C. Trung thực .
D. Tiết kiệm.
Câu 34: Tự tin có ý nghĩa như thế nào?
A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Cả A,B, C.
Câu 35: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?
A. Giúp con người có thêm sức mạnh.
B. Giúp con người có thêm nghị lực.
C. Giúp con người làm nên sự nghiệp lớn.
D. Cả A,B, C.
Câu 36: Đối lập với tự tin là?
A. Tự ti, mặc cảm.
B. Tự trọng.
C. Trung thực.
D. Tiết kiệm.
Câu 37: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Lòng tự trọng.
D. Khiêm tốn.
Câu 38 : Biểu hiện của lòng tự trọng là?
A. Giữ đúng lời hứa.
B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối.
D. Cả A,B, C.
Câu 39 : Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?
A. Đọc sai điểm để được điểm cao.
B. Không giữ đúng lời hứa.
C. Bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Cả A,B, C.
Câu 40: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội ? Trong dấu “…” đó là?
A. Danh dự.
B. Uy tín.
C. Phẩm cách.
D. Phẩm giá.
1 | A | 11 | C | 21 | B | 31 | A |
2 | C | 12 | D | 22 | C | 31 | A |
3 | D | 13 | A | 23 | D | 33 | A |
4 | D | 14 | D | 24 | D | 44 | D |
5 | B | 15 | A | 25 | C | 35 | D |
6 | A | 16 | B | 26 | A | 36 | A |
7 | D | 17 | D | 27 | A | 37 | C |
8 | C | 18 | D | 28 | D | 38 | D |
9 | A | 19 | D | 29 | D | 39 | D |
10 | C | 20 | A | 30 | D | 40 | C |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 2)
Câu 1: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.
B. Mang tiền về cho bố mẹ.
C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.
Câu 2: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Coi như không biết.
B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
C. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật.
D. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
Câu 3: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.
D. Cả A,B, C.
Câu 4: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?
A. Xa hoa, lãng phí.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thực.
Câu 5: Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì?
A. Đức tính thật thà.
B. Đức tính khiêm tốn.
C. Đức tính tiết kiệm.
D. Đức tính trung thực.
Câu 6: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Trung thực.
D. Khiêm tốn.
Câu 7 : Biểu hiện của đức tính trung thực là?
A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối.
D. Cả A,B, C.
Câu 8 : Biểu hiện của không trung thực là?
A. Giả vờ ốm để không phải đi học.
B. Nói dối mẹ để đi chơi game.
C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.
D. Cả A,B, C.
Câu 9: Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
A. Không nói leo trong giờ học.
B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
D. Cả A,B, C.
Câu 10: Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2 người thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của 2 người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Giúp đỡ họ, lấy xe của mình đèo bé đến viện.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đạp xe thật nhanh về nhà.
D. Đứng lại xem sau đó đạp xe về nhà.
Câu 11 : Hành động nào là biểu hiện của đạo đức ?
A. Ủng hộ người nghèo.
B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.
D. Cả A,B, C.
Câu 12: Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?
A. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.
B. Không hút thuốc lá tại cây xăng.
C. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
D. Cả A,B, C.
Câu 13: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì ?
A. Lên án, tố cáo.
B. Làm theo.
C. Không quan tâm.
D. Nêu gương.
Câu 14: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người như thế nào?
A. V là người có lòng tự trọng.
B. V là người có lòng yêu thương mọi người.
C. D là người sống giản dị.
D. D là người trung thực.
Câu 15:Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
C. Căm ghét thầy cô.
D. Giúp đỡ thầy cô.
Câu 16: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào ?
A. D là người vô trách nhiệm.
B. D là người vô tâm.
C. D là người vô ơn.
D. D là người vô ý thức.
Câu 17 : Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?
A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.
B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.
C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.
D. Cả A,B, C.
Câu 18 : Đối lập với tôn sư trọng đạo là ?
A. Trách nhiệm.
B. Vô ơn.
C. Trung thành.
D. Ý thức.
Câu 19: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Tri ân các thầy cô giáo.
B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.
C. Tri ân học sinh.
D. Giúp đỡ học sinh.
Câu 20:Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
Câu 21: Gia đình bạn E thuộc hộ nghèo trong thôn, bố mẹ ốm đau và có 2 em nhỏ. Bạn E tranh thủ vừa đi học vừa đi xách vữa đi làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. V là bạn học cùng lớp thấy vậy, xin mẹ qua nhà bạn E để dạy học cho em bạn E để các em biết chữ. V là người như thế nào ?
A. V là người trách nhiệm.
B. V là người giả tạo.
C. V là người vô ơn.
D. V là người tốt bụng.
Câu 22 : Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ là?
A. Cùng nhau làm bài khó.
B. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.
C. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.
D. Cả A,B, C.
Câu 23 : Đối lập với đoàn kết, tương trợ là?
A. Chia rẽ.
B. Vô ơn.
C. Trung thành.
D. Khoan dung.
Câu 24: Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?
A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.
B. Hợp tác với mọi người xung quanh.
C. Mọi người yêu quý.
D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Câu 25: Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D và H làm hòa với nhau theo em nên làm như thế nào?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Nói với cô giáo để cô xử lí.
C. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.
D. Đứng ra làm hòa khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.
Câu 26:Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì ?
A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.
B. Tính chất của gia đình.
C. Mục đích của gia đình.
D. Đặc điểm của gia đình.
Câu 27: Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không ?
A. Không vì con bị đi tù.
B. Không vì chồng thì nghiện rượu đánh vợ.
C. Có vì có con gái đạt giải cao và vợ sống hòa thuận với láng giềng.
D. Cả A và B.
Câu 28 : Biểu hiện của gia đình văn hóa là?
A. Bố mẹ yêu thương con cái.
B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.
C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.
D. Cả A,B, C.
Câu 29 : Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?
A. Con cái đánh bố mẹ.
B. Bố mẹ ly thân.
C. Không tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.
D. Cả A,B, C.
Câu 30: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là ?
A. Truyền thống hiếu học.
B. Truyền thống yêu nước.
C. Truyền thống nhân nghĩa.
D. Cả A,B, C.
Câu 31: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
B. Phô trương cho mọi người biết .
C. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.
D. Cả A và C.
Câu 32 : Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?
A. Lưu giữ nghề làm gốm.
B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.
C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.
D. Cả A,B, C.
Câu 33 : Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?
A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.
C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
D. Cả A,B, C.
Câu 34:Câu tục ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Câu 35: Gia đình E luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Yêu thương con cháu.
C. Giúp đỡ con cháu.
D. Quan tâm con cháu.
Câu 36: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?
A. Đoàn kết.
B. Trung thành.
C. Tự tin.
D. Tiết kiệm.
Câu 37: Dù gia đình G nghèo nhưng G luôn học tập chăm chỉ và đạt thành tích cao trong học tập. G nói rằng: Gia đình mình tuy nghèo nhưng mọi người rất thương yêu nhau và mình sẽ quyết tâm mai sau trở thành 1 bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo. Câu nói của G thể hiện điều gì?
A.G là người tự tin.
B. G là người tự ti.
C. G là người khiêm tốn.
D. G là người tiết kiệm.
Câu 38 : Biểu hiện của tự tin là?
A. Không dựa dẫm vào người khác.
B. Không mặc cảm với hoàn cảnh, số phận.
C. Không mặc cảm với ngoại hình xấu.
D. Cả A,B, C.
Câu 39 : Biểu hiện của người không tự tin là?
A. Thấy ai khuyên làm gì cũng làm theo.
B. Không dám giơ tay phát biểu.
C. Làm việc gì cũng hỏi ý kiến của người khác và nghe theo lời khuyên của người khác.
D. Cả A,B, C.
Câu 40: Câu tục ngữ : Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì?
A. Tự trọng.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Tự tin.
1 | C | 11 | D | 21 | D | 31 | D |
2 | D | 12 | D | 22 | D | 31 | D |
3 | D | 13 | A | 23 | A | 33 | D |
4 | D | 14 | B | 24 | D | 44 | B |
5 | D | 15 | A | 25 | D | 35 | A |
6 | C | 16 | C | 26 | A | 36 | C |
7 | D | 17 | D | 27 | D | 37 | A |
8 | D | 18 | B | 28 | D | 38 | D |
9 | D | 19 | A | 29 | D | 39 | D |
10 | A | 20 | C | 30 | D | 40 | D |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 3)
Câu 1: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động được gọi là?
A. Tự tin.
B. Tự ti.
C. Trung thực .
D. Tiết kiệm.
Câu 2: Tự tin có ý nghĩa như thế nào?
A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Cả A,B, C.
Câu 3: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?
A. Giúp con người có thêm sức mạnh.
B. Giúp con người có thêm nghị lực.
C. Giúp con người làm nên sự nghiệp lớn.
D. Cả A,B, C.
Câu 4: Đối lập với tự tin là?
A. Tự ti, mặc cảm.
B. Tự trọng.
C. Trung thực.
D. Tiết kiệm.
Câu 5: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không ?
A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.
B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà.
C. Không vì nam và nữ bình đẳng.
D. Cả A và B.
Câu 6: Gia đình ông Q buôn bán thuốc phiện, gia đình luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q có đạt gia đình văn hóa không?
A. Không vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm.
B. Có vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng .
C. Có vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa.
D. Cả A và B.
CÂu 7: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?
A. Gia đình đoàn kết.
B. Gia đình hạnh phúc.
C. Gia đình vui vẻ.
D. Gia đình văn hóa.
Câu 8: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.
B. Xây dựng xã hội lành mạnh.
C. Xây dựng xã hội phát triển.
D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
Câu 9: Góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?
A. Chăm ngoan, học giỏi.
B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
C. Không ăn chơi đua đòi.
D. Cả A,B, C.
Câu 10 : Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?
A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.
C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
D. Cả A,B, C.
Câu 11: Câu tục ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?
A. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Câu 12: Gia đình E luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Yêu thương con cháu.
C. Giúp đỡ con cháu.
D. Quan tâm con cháu.
Câu 13: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là?
A. Gia đình đoàn kết.
B. Gia đình hạnh phúc.
C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
D. Gia đình văn hóa.
Câu 14: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?
A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Cả A,B, C.
Câu 15: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?
A. Chăm ngoan, học giỏi.
B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
C. Sống trong sạch, lương thiện.
D. Cả A,B, C.
Câu 16: Ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại truyền thống nào?
A. Truyền thống làng, xã.
B. Truyền thống vùng, miền.
C. Truyền thống dân tộc.
D. Cả A,B, C.
Câu 17: Câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
Câu 18: Trong kỳ thi học kì I, D đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó D bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào?
A. Xa lánh bạn D.
B. Phạt thật nặng bạn D để lần sau bạn không tái phạm.
C. Đề nghị với nhà trường cho bạn D chuyển lớp.
D. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai.
Câu 19 : Biểu hiện của khoan dung là?
A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.
B. Nhường nhịn bạn bè và các em nhỏ.
C. Góp ý giúp bạn sửa sai.
D. Cả A,B, C.
Câu 20 : Đối lập với khoan dung là?
A. Chia sẻ.
B. Hẹp hòi, ích kỉ.
C. Trung thành.
D. Tự trọng.
Câu 21: Biểu hiện của hẹp hòi, ích kỉ là?
A. Hay chê bai người khác.
B. Trả thù người khác.
C. Đổ lỗi cho người khác.
D. Cả A,B, C.
Câu 22: Trong bài hát Thanh niên làm theo lời Bác có đoạn: Kết niên lại anh em chúng ta cùng nhau đi lên, giơ nắm tay thề gìn giữ hòa bình độc lập tự do. Kết niên lại anh em chúng ta cùng quyết tiến bước, đánh tan quần thù xây dựng cuộc sống ấm no. Đoạn hát đó nói đến điều gì?
A. Tôn sư trọng đạo.
B. Lòng biết ơn.
C. Lòng khoan dung.
D. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
Câu 23: Câu tục ngữ : Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. Câu đó nói đến điều gì ?
A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
B. Tinh thần yêu nước.
C. Sự trung thành.
D. Khiêm tốn.
Câu 24: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó được gọi là?
A. Đoàn kết.
B. Tương trợ.
C. Khoan dung.
D. Trung thành.
Câu 25: Hành động giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học chơi game được gọi là gì?
A. Đoàn kết.
B. Tương trợ.
C. Việc làm xấu.
D. Khoan dung.
Câu 26: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Tri ân các thầy cô giáo.
B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.
C. Tri ân học sinh.
D. Giúp đỡ học sinh.
Câu 27: Câu tục ngữ : Ăn cháo đá bát nói đến điều gì ?
A. Sự vô ơn, phản bội.
B. Tiết kiệm.
C. Sự trung thành.
D. Khiêm tốn.
Câu 28: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.
B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.
C. Lờ đi coi như không biết.
D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô.
Câu 29: Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?
A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .
B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.
C. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.
D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.
Câu 30: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo được gọi là gì ?
A. Nhân văn.
B. Chí công vô tư.
C. Tôn sư trọng đạo.
D. Nhân đạo.
Câu 31: Đối với những hành vi vô lễ với các thầy, cô giáo chúng ta cần phải làm gì?
A. Nêu gương.
B. Phê bình, lên án.
C. Khen ngợi.
D. Học làm theo.
Câu 32: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 33: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
D. Trêu tức bạn.
Câu 34 : Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?
A. Khuyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
B. Gặt lúa giúp gia đình người già.
C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
D. Cả A,B, C.
Câu 35: Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện?. Trong dấu “…” đó là?
A. Quy chế và cách ứng xử.
B. Nội quy và cách ứng xử.
C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.
D. Quy tắc và cách ứng xử.
Câu 36: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?
A. Nội quy chung.
B. Quy tắc chung.
C. Quy chế chung.
D. Quy định chung.
Câu 37: Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì?
A. Tính đạo đức và tính kỉ luật.
B. Tính Trung thực và thẳng thắn.
C. Tính răn đe và giáo dục.
D. Tính tuyên truyền và giáo dục.
Câu 38: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Không có mối quan hệ với nhau.
B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng.
C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng.
D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 39: Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. Trong dấu “…” đó là ?
A. Tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức.
B. Có ý thức và trách nhiệm.
C. Có văn hóa và trách nhiệm.
D. Tự giác tuân thủ nội quy và quy chế.
Câu 40: Đối lập với trung thực là?
A. Giả dối.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
1 | A | 11 | B | 21 | D | 31 | B |
2 | D | 12 | A | 22 | D | 31 | B |
3 | D | 13 | C | 23 | A | 33 | C |
4 | A | 14 | D | 24 | A | 44 | D |
5 | C | 15 | C | 25 | C | 35 | C |
6 | A | 16 | D | 26 | A | 36 | D |
7 | D | 17 | D | 27 | A | 37 | A |
8 | D | 18 | D | 28 | D | 38 | D |
9 | D | 19 | D | 29 | C | 39 | A |
10 | D | 20 | B | 30 | C | 40 | A |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Môn: Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 4)
Câu 1: Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
A. Không nói leo trong giờ học.
B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
D. Cả A,B, C.
Câu 2: Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2 người thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của 2 người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Giúp đỡ họ, lấy xe của mình đèo bé đến viện.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đạp xe thật nhanh về nhà.
D. Đứng lại xem sau đó đạp xe về nhà.
Câu 3 : Hành động nào là biểu hiện của đạo đức ?
A. Ủng hộ người nghèo.
B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.
D. Cả A,B, C.
Câu 4 : Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?
A. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.
B. Không hút thuốc lá tại cây xăng.
C. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
D. Cả A,B, C.
Câu 5: Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện?. Trong dấu “…” đó là?
A. Quy chế và cách ứng xử.
B. Nội quy và cách ứng xử.
C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.
D. Quy tắc và cách ứng xử.
Câu 6: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?
A. Nội quy chung.
B. Quy tắc chung.
C. Quy chế chung.
D. Quy định chung.
Câu 7: Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì?
A. Tính đạo đức và tính kỉ luật.
B. Tính Trung thực và thẳng thắn.
C. Tính răn đe và giáo dục.
D. Tính tuyên truyền và giáo dục.
Câu 8: Danh ngôn có câu: “ Chỉ có …và… mới có thể nâng chúng ta lên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Trong dấu “…” đó là?
A. Tự lập và tự trọng.
B. Khiêm tốn và thật thà.
C. Cần cù và tiết kiệm.
D. Trung thực và thẳng thắn.
Câu 9: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Lòng tự trọng.
D. Khiêm tốn.
Câu 10 : Biểu hiện của lòng tự trọng là?
A. Giữ đúng lời hứa.
B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối.
D. Cả A,B, C.
Câu 11 : Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?
A. Đọc sai điểm để được điểm cao.
B. Không giữ đúng lời hứa.
C. Bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Cả A,B, C.
Câu 12: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội ? Trong dấu “…” đó là?
A. Danh dự.
B. Uy tín.
C. Phẩm cách.
D. Phẩm giá.
Câu 13: Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện?
A. Thật thà.
B. Lòng tự trọng.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
Câu 14 : Biểu hiện của đức tính trung thực là?
A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối.
D. Cả A,B, C.
Câu 15 : Biểu hiện của không trung thực là?
A. Giả vờ ốm để không phải đi học.
B. Nói dối mẹ để đi chơi game.
C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.
D. Cả A,B, C.
Câu 16: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ?
A. Đức tính thật thà.
B. Đức tính khiêm tốn.
C. Đức tính tiết kiệm.
D. Đức tính trung thực.
Câu 17: Đối lập với trung thực là?
A. Giả dối.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
Câu 18: Yêu thương con người là gì?
A. Quan tâm người khác.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.
D. Cả A,B, C.
Câu 19: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Mọi người kính nể và yêu quý.
C. Mọi người coi thường.
D. Mọi người xa lánh.
Câu 20: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. Lòng yêu thương mọi người.
B. Tinh thần đoàn kết.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Lòng trung thành.
Câu 21: hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Tinh thần kỷ luật.
D. Lòng yêu thương con người.
Câu 22: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
C. Căm ghét thầy cô.
D. Giúp đỡ thầy cô.
Câu 23: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào ?
A. D là người vô trách nhiệm.
B. D là người vô tâm.
C. D là người vô ơn.
D. D là người vô ý thức.
Câu 24 : Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?
A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.
B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.
C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.
D. Cả A,B, C.
Câu 25: Sống đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.
B. Hợp tác với mọi người xung quanh.
C. Mọi người yêu quý.
D. Cả A,B, C.
Câu 26: Vào 1 buổi đi xem ca nhạc tại công viên có rất nhiều người chen lấn nhau để được vào hàng đầu để nhìn và nghe ca sỹ hát, trong lúc em đứng xem thì thấy có 1 em nhỏ đững một mình khóc rất to và gọi tên bố mẹ nhưng không có ai nhận bé. Trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Đứng nhìn một lúc rồi đi chỗ khác vì sợ lừa đảo.
C. Đưa em bé đó đến gặp công an để nhờ tìm giúp bố mẹ.
D. Trêu cho em bé khóc to hơn.
Câu 27: Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông
A. Vậy ông B là người như thế nào?
A. Ông B là người khoan dung.
B. Ông B là người khiêm tốn.
C. Ông B là người hẹp hòi.
D. Ông B là người kỹ tính.
Câu 28: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là?
A. Đoàn kết.
B. Tương trợ.
C. Khoan dung.
D. Trung thành.
Câu 29: Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
B. Mọi người tôn trọng, quý mến.
C. Mọi người trân trọng.
D. Mọi người xa lánh.
Câu 30: Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?
A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.
B. Hợp tác với mọi người xung quanh.
C. Mọi người yêu quý.
D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Câu 31: Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D và H làm hòa với nhau theo em nên làm như thế nào?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Nói với cô giáo để cô xử lí.
C. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.
D. Đứng ra làm hòa khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.
Câu 32:Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì ?
A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.
B. Tính chất của gia đình.
C. Mục đích của gia đình.
D. Đặc điểm của gia đình.
Câu 33: Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không ?
A. Không vì con bị đi tù.
B. Không vì chồng thì nghiện rượu đánh vợ.
C. Có vì có con gái đạt giải cao và vợ sống hòa thuận với láng giềng.
D. Cả A và B.
Câu 34 : Biểu hiện của gia đình văn hóa là?
A. Bố mẹ yêu thương con cái.
B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.
C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.
D. Cả A,B, C.
Câu 35 : Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?
A. Con cái đánh bố mẹ.
B. Bố mẹ ly thân.
C. Không tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.
D. Cả A,B, C.
Câu 36: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là ?
A. Truyền thống hiếu học.
B. Truyền thống yêu nước.
C. Truyền thống nhân nghĩa.
D. Cả A,B, C.
Câu 37: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
B. Phô trương cho mọi người biết .
C. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.
D. Cả A và C.
Câu 38 : Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?
A. Lưu giữ nghề làm gốm.
B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.
C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.
D. Cả A,B, C.
Câu 39: Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. V là người không tự tin.
B. V là người tiết kiệm.
C. V là người nói khoác.
D. V là người trung thực.
Câu 40: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động được gọi là?
A. Tự tin.
B. Tự ti.
C. Trung thực .
D. Tiết kiệm.
1 | D | 11 | D | 21 | D | 31 | D |
2 | A | 12 | C | 22 | A | 31 | A |
3 | D | 13 | B | 23 | C | 33 | D |
4 | D | 14 | D | 24 | D | 44 | D |
5 | C | 15 | D | 25 | D | 35 | D |
6 | D | 16 | D | 26 | C | 36 | D |
7 | A | 17 | A | 27 | C | 37 | D |
8 | A | 18 | C | 28 | D | 38 | D |
9 | C | 19 | A | 29 | A | 39 | A |
10 | D | 20 | A | 30 | D | 40 | A |
Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 7 KNTT Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 7 CTST Xem thử Đề GK1 Sử-Địa 7 CD
Xem thêm bộ đề thi Giáo dục công dân 7 năm học 2024 - 2025 chọn lọc khác:
- Top 4 Đề thi GDCD 7 Giữa học kì 1 có đáp án
- Top 4 Đề thi GDCD 7 Giữa học kì 2 có đáp án
- Top 4 Đề thi Học kì 2 GDCD 7 có đáp án
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)