Đề kiểm tra 1 tiết Toán 7 Chương 3 Đại số có đáp án, cực hay (8 đề)



Để ôn luyện và làm tốt các bài kiểm tra Toán lớp 7, dưới đây là Top 8 Đề kiểm tra 1 tiết Toán 7 Chương 3 Đại số có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài kiểm tra môn Toán lớp 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Đại số

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm - Đề 1)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

BÀI 1: Điểm kiểm tra môn Toán của 20 học sinh được liệt kê trong bảng sau:

8 9 7 10 5 7 8 7 9 8
6 7 9 6 4 10 7 9 7 8

Câu 1: Tần số học sinh có điểm 7 là:

A. 7     B. 6     C. 8     D. 5

Câu 2: Số các giá trị của dấu hiệu phải tìm là:

A. 7     B. 20     C. 10     D. 15

Câu 3: Mốt của dấu hiệu là:

A. 6     B. 5     C. 7     D. 4

Câu 4: Tần số của học sinh có điểm 10 là:

A. 4     B. 3     C. 5     D. 2

Câu 5: Số trung bình cộng là:

A. 7,82     B. 7,55     C. 8,25     D. 7,65

Câu 6: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 8     B. 10     C. 20     D. 7

BÀI 2: Số cân nặng của 20 bạn học sinh lớp 7A được ghi lại như sau (tính tròn kg)
32 36 30 32 36 28 30 31 28 32
32 30 32 31 45 28 31 31 32 31

Câu 7: Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu đó?

A. 5     B. 10     C. 20     D. 6

Câu 8: Người nhẹ nhất là bao nhiêu? Người nặng nhất là bao nhiêu?

A. Người nhẹ nhất là 28kg, người nặng nhất là 36kg

B. Người nhẹ nhất là 28kg, người nặng nhất là 45kg

C. Người nhẹ nhất là 25kg, người nặng nhất là 36kg

D. Người nhẹ nhất là 30kg, người nặng nhất là 45kg

Câu 9: Số các giá trị của dấu hiệu là:

A. 10     B. 20     C. 6     D. 5

Câu 10: Dấu hiệu ở đây là:

A. Số cân nặng của mỗi học sinh lớp 7A

B. Số cân nặng của học sinh cả lớp

C. Số cân nặng của 20 bạn học sinh lớp 7A

D. Số cân nặng của học sinh cả trường

BÀI 3: Điều tra số giấy vụn thu được của các lớp ở trường A được ghi lại bảng sau (đơn vị tính là kilogam)

58 60 57 60 61 61
57 58 61 60 58 57

Câu 11: Bảng trên được gọi là:

A. Bảng tần số

B. Bảng phân phối thực nghiệm

C. Bảng thống kê số liệu ban đầu

D. Bảng dấu hiệu

Câu 12: Đơn vị điều tra ở đây là:

A. 12

B. Trường THCS A

C. Số giấy vụn thu được

D. Một lớp học của trường THCS A

Câu 13: Các giá trị khác nhau là:

A. 4     B. 57;58;60     C. 12     D. 57;58;60;61

BÀI 4: Một giáo viên thể dục đo chiều cao (tính theo cm) của một nhóm học sinh nam và ghi lại ở bảng sau:

138 141 145 145 139 140 150 140 141 140
141 138 141 139 141 143 145 139 140 143

Câu 14: Thầy giáo đã đo chiều cao của bao nhiêu bạn?

A. 18     B. 20     C. 16     D. 22

Câu 15: Số bạn có chiều cao thấp nhất là bao nhiêu?

A. 2     B. 3     C. 4     D. 1

Câu 16: Có bao nhiêu bạn có chiều cao là 143cm.

A. 4     B. 3     C. 2     D. 1

Câu 17: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 7     B. 8     C. 9     D. 10

Câu 18: Mốt của dấu hiệu là:

A. 140     B. 141     C. 142     D. 143

Câu 19: Chiều cao trung bình của nhóm học sinh nam là:

A. 140,5     B. 141,54     C. 142,5     D. 141,45

Câu 20: Số bạn nam có chiếu cao là 150cm chiếm số phần trăm là:

A. 15%     B. 12%     C. 5%     D. 10%

BÀI 5: Số lỗi chính tả trong một bài kiểm tra môn Văn của học sinh lớp 7B được cô giáo ghi lại trong bảng sau:

5 6 4 3 6 3 5 3
3 4 6 4 5 4 4 4
4 2 4 5 3 5 2 6
6 2 6 4 6 3 9 10

Câu 21: Lớp 7B có bao nhiêu học sinh?

A. 32     B. 36     C. 40     D. 41

Câu 22: Số lỗi trung bình trong mỗi bài kiểm tra là:

A. 4,5625     B. 4,58     C. 4,6235     D. 4, 2536

Câu 23: Mốt của dấu hiệu là:

A. 6     B. 5     C. 3     D. 4

Câu 24: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 6     B. 8     C. 7     D. 5

Câu 25: Số lỗi chính tả là 6 chiếm bao nhiêu phần trăm:

A. 22,5%     B. 21,875%     C. 21,785%     D. 22,687%

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0.4 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
B B C D B D D B
9 10 11 12 13 14 15 16
B C C B D B A C
17 18 19 20 21 22 23 24 25
A B D C A A D C C

Bảng tần số bài 1:

Giá trị (x) 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 1 1 2 6 4 4 2 N = 20

Bảng tần số bài 2:

Giá trị (x) 28 30 31 32 36 45
Tần số (n) 3 3 5 6 2 1 N = 20

Bảng tần số bài 3:

Giá trị (x) 57 58 60 61
Tần số (n) 3 3 3 3 N = 12

Bảng tần số bài 4:

Giá trị (x) 138 139 140 141 143 145 150
Tần số (n) 2 3 4 5 2 3 1 N = 20

Bảng tần số bài 5:

Giá trị (x) 2 3 4 5 6 9 10
Tần số (n) 3 6 9 5 7 1 1 N = 32

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Đại số

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm - Đề 2)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

BÀI 1: Kết quả kiểm tra môn Văn của học sinh lớp 7B như sau:

6 8 5 8 9 5 7
8 8 9 7 5 9 8
9 7 9 3 8 6 9
8 9 7 3 10 7 10
7 6 8 6 8 9 6

Câu 1: Dấu hiệu điều tra là gì?

A. Điểm kiểm tra cuối kì I

B. Điểm kiểm tra môn Toán lớp 7A

C. Điểm kiểm tra môn Văn lớp 7B

D. Điểm kiểm tra miệng của khối 7

Câu 2: Lớp 7B có bao nhiêu học sinh?

A. 35     B. 30     C. 40     D. 45

Câu 3: Mốt của dấu hiệu là:

A. 6     B. 7     C. 8     D. 10

Câu 4: Điểm trung bình môn Văn của 35 học sinh là:

A. 7,44     B. 7,45     C. 7,34     D. 7,23

Câu 5: Tần số học sinh được được 7 là:

A. 3     B. 4     C. 5     D. 6

Câu 6: Số học sinh đạt điểm 9 chiếm số phần trăm là:

A. 22,97%     B. 24,31%     C. 23,22%     D. 22,86%

Câu 7: Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu

A. 7     B. 6     C. 8     D. 9

Câu 8: Giá trị có tần số nhỏ nhất là:

A. 3 và 10     B. 3 và 9

C. 10 và 8     D. 7 và 10

Câu 9: Phần trăm giá trị có tần số là 5 là:

A. 16,1%     B. 15,71%     C. 27,12%     D.14,28%

BÀI 2: Số điểm kiểm tra 15 phút môn Toán của một lớp 7 của một trường THCS được ghi lại trong bảng sau:

Giá trị (x) 2 3 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 3 4 7 6 5 9 2 4 N

Câu 10: Số học sinh được kiểm tra là:

A. 40     B. 42     C. 35     D. 36

Câu 11: Mốt của dấu hiệu là:

A. 7     B. 8     C. 9     D. 10

Câu 12: Điểm trung bình của các học sinh trong lớp là:

A. 6,45     B. 6,35     C. 6,76     D. 6,75

Câu 13: Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu?

A. 5     B. 6     C. 7     D. 8

Câu 14: Phần trăm giá trị có tần số nhỏ nhất là:

A. 3%     B. 4%     C. 5%     D. 6%

BÀI 3: Điểm số trong các lần bắn của một xạ thủ thi bắn súng được ghi lại trong bảng sau:

8 9 10 8 8
8 10 10 9 8
9 10 10 9 10
7 9 10 10 10

Câu 15: Xạ thủ đã bắn được số phát súng là:

A. 20     B. 25     C. 30     D. 35

Câu 16: Số điểm thấp nhất của các lần bắn là :

A. 5     B. 6     C. 7     D. 8

Câu 17: Số lần xạ thủ đạt điểm 10 là:

A. 7     B. 8     C. 9     D. 3

Câu 18: Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu

A. 8     B. 7     C. 3     D. 4

Câu 19: Tần số của điểm 8 là:

A. 3     B. 4     C. 5     D. 6

BÀI 4: Điểm kiểm tra môn Toán của 20 học sinh được liệt kê trong bảng sau:

8 9 7 10 5
6 7 9 6 4
7 8 7 9 8
10 7 9 7 8

Câu 20: Số các giá trị của dấu hiệu phải tìm là:

A. 10     B. 7     C. 20     D. 12

Câu 21: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 7     B. 10     C. 20     D. 8

Câu 22: Tần số của học sinh có điểm 10 là:

A. 5     B. 4     C. 3     D. 2

Câu 23: Tần số học sinh có điểm 7 là:

A. 7     B. 6     C. 8     D. 5

Câu 24: Mốt của dấu hiệu là:

A. 6     B. 7     C. 5     D. 8

Câu 25: Số trung bình cộng là:

A. 7,55     B. 8,25     C. 7,82     D. 7,65

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0.4 điểm

1 2 3 4 5 6 7
C A C C D D A
8 9 10 11 12 13 14
A D A B B D C
5 16 17 18 19 20 21
A C C D C C A
22 23 24 25
D B B A

Bảng tần số bài 1:

Giá trị (x) 3 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 2 3 5 6 9 8 2 N = 35

Bảng tần số bài 3:

Giá trị (x) 7 8 9 10
Tần số (n) 1 5 5 9 N = 20

Bảng tần số bài 4:

Giá trị (x) 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 1 1 2 6 4 4 2 N = 20

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Đại số

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm - Đề 3)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

BÀI 1: Điểm kiểm tra một tiết môn Toán của học sinh lớp 7A được ghi lại như sau:

Điểm (x) 3 4 5 6
Tần số (n) 3 2 8 12
Điểm (x) 7 8 9 10
Tần số (n) 5 4 4 2 N = ?

Câu 1: Dấu hiệu cần quan tâm là gì?

A. Điểm kiểm tra

B. Điểm kiểm tra của học sinh

C. Điểm kiêm tra một tiết môn Toán

D. Điểm kiêm tra một tiết môn Toán của học sinh lớp 7A

Câu 2: Dấu hiệu có bao nhiêu giá trị khác nhau:

A. 8        B. 10        C. 40        D. 12

Câu 3: Số học sinh trong lớp là;

A. 30        B. 35        C. 40        D. 45

Câu 4: Mốt của dấu hiệu là:

A. Mo = 6        B. Mo = 10

C. Mo = 12        D. Mo = 40

Câu 5: Điểm trung bình môn Toán của cả lớp là:

A. 5,8        B. 6,3        C. 6,5        D. 6,7

Câu 6: Điểm 9 có tần số bao nhiêu

A. 2        B. 3        C. 4        D. 5

Câu 7: Giá trị có tần số nhỏ nhất là:

A. 3        B. 6        C. 9        D. 4

Câu 8: Phần trăm của giá trị có tần số lớn nhất là:

A. 50%        B. 30%        C. 15%        D. 10%

BÀI 2: Điểm kiểm tra toán (1 tiết) của học sinh lớp 7A được bạn lớp trưởng ghi lại ở bảng sau:

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Câu 9: Số học sinh làm bài kiểm tra là:

A. 40        B. 45        C. 50        D. 55

Câu 10: Điểm trung bình của lớp 7A là:

A. 6,7        B. 6,6        C. 6,8        D. 6,9

Câu 11: Dấu hiệu điều tra là:

A. Điểm kiểm tra toán (1 tiết) của học sinh lớp 7A

B. Số học sinh của lớp 7A

C.Điểm kiểm tra miệng của lớp 7A

D. Số học sinh nữ của lớp 7A

Câu 12: Mốt của dấu hiệu là

A. 10        B. 5        C. 9        D. 3

Câu 13: Số học sinh được điểm 9 chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 30%        B. 25%        C. 20%        D. 10%

Câu 14: Có bao nhiêu học sinh đạt điểm dưới trung bình ( dưới 5)

A. 7        B. 17        C. 18        D. 8

BÀI 3: Thời gian giải 1 bài toán của 30 học sinh được ghi lại trong bảng sau (thời gian là phút)

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Câu 15: Dấu hiệu cần quan tâm là:

A. Thời gian làm bài 1 tiết của học sinh

B. Thời gian giải một bài toán của 30 học sinh

C. Thời gian làm văn của học sinh

D. Thời gian làm bài học kì Toán của 30 học sinh

Câu 16: Mốt của dấu hiệu là:

A. 15        B. 12        C. 9 và 10        D. 8

Câu 17: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 6        B. 7        C. 8        D. 9

Câu 18: Thời gian giải bài toán thấp nhất là:

A. 5        B. 3        C. 7        D. 9

Câu 19: Thời gian giải là 10 phút chiếm bao nhiêu phần trăm

A. 26, 86%        B. 25, 68%

C. 26,67%        D. 27,66%

Câu 20: Có bao nhiêu bạn giải bài toán trong 12 phút

A. 7        B. 6        C. 4        D. 5

Câu 21: Thời gian giải bài toán đó trung bình của 30 học sinh là:

A. 8,0%        B. 8,5%        C. 9,0%        D. 9,5%

BÀI 4: Số học sinh nữ của các lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây

17 18 20 17 15
16 24 18 15 17
24 17 22 16 18
20 22 18 15 18

Câu 22: Dấu hiệu cần tìm hiểu là:

A. Số lớp trong một trường THCS

B. Số lượng học sinh nữ trong một lớp

C. Số lớp và số học sinh nữ của mỗi lớp

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 23: Tần số lớp có 18 học sinh nữ là:

A. 3        B. 4        C. 5        D. 6

Câu 24: Số lớp có nhiều học sinh nữ nhât là:

A. 2        B. 3        C. 4        D. 5

Câu 25: Theo điều tra, số lớp có 20 học sinh nữ trở lên chiếm tỉ lệ:

A. 20%        B. 25%        C. 30%        D. 35%

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0.4 điểm

1 2 3 4 5 6 7
D A C A B C D
8 9 10 11 12 13 14
B C A A B D A
15 16 17 18 19 20 21
B C A A C D D
22 23 24 25
B C A C

Bảng tần số bài 2:

Giá trị (x) 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 3 4 10 8 6 8 5 6 N = 50

Bảng tần số bài 3:

Giá trị (x) 5 7 9 10 12 15
Tần số (n) 3 4 8 8 5 2 N = 30

Bảng tần số bài 4:

Giá trị (x) 15 16 17 18 20 22 24
Tần số (n) 3 2 4 5 2 2 2 N = 20

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Đại số

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm - Đề 4)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Chọn câu trả lời sai

A. Số tất cả các giá trị (không nhất thiết phải khác nhau) của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra

B. Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê

C. Tần số của một giá trị là số các đơn vị điều tra

D. Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó.

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng

A. Tần số là các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu

B. Tần số của một giá trị là một giá trị của dấu hiệu

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng

BÀI 1: Thời gian giải xong một bài toán (tính theo phút) của 30 học sinh được ghi lại trong bảng sau:

10 6 14 8 7 3 9 3 9 4
5 3 3 10 8 4 8 4 8 7
7 8 9 9 9 7 10 5 13 8

Câu 3: Dấu hiệu cần quan tâm là:

A. Thời gian giải xong một bài toán của 30 học sinh

B. Thời gian làm bài kiểm tra của học sinh

C, Số học sinh tham gia giải toán

D. Thời gian làm xong bài văn của học sinh

Câu 4: Số học sinh giải bài toán trong 9 phút chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 17,66%      B. 17,3%      C. 16,67%      D. 16,9%

Câu 5: Thời gian học sinh giải xong bài toán đó nhanh nhất là:

A. 2      B. 3      C. 4      D. 5

Câu 6: Thời gian giải toán trung bình của 30 học sinh là:

A. 8,27      B. 7,27      C. 7,72      D. 6,72

Câu 7: Mốt của dấu hiệu là:

A. 10      B. 15      C. 7      D. 8

BÀI 2: Thời gian đi từ nhà đến trường (tính theo phút) của 40 học sinh được ghi lại trong bảng sau:

10 6 12 8 7 3 15 3 10 7
5 3 3 10 8 5 8 7 8 15
7 8 10 10 12 7 10 5 15 8
7 6 7 8 10 10 7 10 15 10

Câu 8: Thời gian đi từ nhà đến trường trung bình của 40 học sinh là:

A. 8,375      B. 8,47      C. 7,86      D. 7,95

Câu 9: Có bao nhiêu học sinh đi từ nhà đến trường 10 phút?

A. 6      B. 9      C. 10      D. 5

Câu 10: Mốt của dấu hiệu là:

A. 10      B. 12      C. 15      D. 8

Câu 11: Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu?

A. 11      B. 10      C. 9      D. 8

Câu 12: Số bạn đi từ nhà đến trường trong 12 phút chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 6%      B. 5%      C. 6,3%      D. 5,5%

Câu 13: Thời gian đi từ nhà đến trường nhanh nhất là:

A. 1      B. 2      C. 4      D. 3

Câu 14: Có bao nhiêu bạn đi từ nhà đến trường mất hơn 10 phút?

A. 27      B. 37      C. 26      D. 18

BÀI 3: Điều tra về số con trong mỗi gia đình của 40 gia đình của một thôn được ghi lại trong bảng sau

1 2 2 3 5 3 0 3 1 5
5 3 3 4 2 5 2 2 1 2
3 2 0 1 2 2 1 2 4 1
2 2 1 2 1 2 4 2 1 1

Câu 15: Có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu?

A. 38      B. 40      C. 42      D. 36

Câu 16: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 4      B. 5      C. 6      D. 7

Câu 17: Mốt của dấu hiệu là:

A. 10      B. 15      C. 2      D. 6

Câu 18: Tần số của gia đình có 2 con là:

A. 2      B. 6      C. 10      D. 15

Câu 19: Số gia đình có 5 con chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 10%      B. 15%      C. 12%      D. 11%

Câu 20: Số gia đình không có con chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 5%      B. 6%      C. 7%      D. 4%

BÀI 4: Thời gian giải xong một bài toán (tính theo phút) của 40 học sinh được ghi lại trong bảng sau:

10 5 7 5 6 3 8 6 12 3
9 8 10 7 3 4 5 10 9 9
9 8 13 13 4 13 8 9 7 7
10 9 8 7 8 12 10 3 4 8

Câu 21: Dấu hiệu cần quan tâm là:

A. Thời gian làm bài kiểm tra học kì toán

B. Số học sinh nữ trong 40 học sinh

C. Thời gian giải xong một bài toán của 30 học sinh

D. Thời gian giải xong một bài toán của 40 học sinh

Câu 22: Số trung bình cộng là:

A. 7.8      B. 7,75      C. 7,725      D. 7,97

Câu 23: Có bao nhiêu bạn giải xong bài toán trong 12 phút?

A. 2      B. 3      C. 4      D. 5

Câu 24: Số bạn giải xong bài toán đó trong 5 phút chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. 7,67%      B. 7,5%      C. 7,34%      D.7,99%

Câu 25: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 9      B. 10      C. 11      D. 12

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0.4 điểm

1 2 3 4 5 6 7
C C A C B B D
8 9 10 11 12 13 14
A C A D B D A
15 16 17 18 19 20 21
B C C D A A D
22 23 24 25
C A B B

Bảng tần số bài 1:

Giá trị (x) 3 4 5 6 7
Tần số (n) 4 3 2 1 4
Giá trị (x) 8 9 10 13 14
Tần số (n) 6 5 3 1 1 N=30

Bảng tần số bài 2:

Giá trị (x) 3 5 6 7 8 10 12 15
Tần số (n) 4 3 2 8 7 10 2 4 N =40

Bảng tần số bài 3:

Giá trị (x) 0 1 2 3 4 5
Tần số (n) 2 10 15 6 3 4 N = 40

Bảng tần số bài 4:

Dấu hiệu (x) 3 4 5 6 7
Tần số (n) 4 3 3 2 5
Dấu hiệu (x) 8 9 10 12 13
Tần số (n) 7 6 5 2 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Đại số

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 1)

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Theo dõi thời gian làm một bài toán (tính bằng phút) của 40 học sinh, cô giáo lập được bảng sau:

Thời gian (x) 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tần số (n) 4 3 3 2 10 4 5 8 1 N=40

Câu 1: Mốt của dấu hiệu là:

A. 10      B. 8      C. 7      D. 12

Câu 2: Số các giá trị của dấu hiệu là:

A. 12      B. 9      C. 40      D. 8

Câu 3: Tần số 6 là của giá trị:

A. 10      B. 4      C. 5      D. 3

Câu 4: Tần số học sinh làm bài trong 11 phút là;

A.6      B. 9      C. 8      D. 7

Câu 5: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 40      B. 12      C. 9      D. 8

Câu 6: Giá trị trung bình của bảng trên (làm tròn một chữ số thập phân) là:

A. 8,3      B. 8,2      C. 8,5      D. 8,1

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (5 điểm) Điểm kiểm tra một tiết môn Toán của học sinh lớp 7A được giáo viên ghi lại như sau:

10 3 7 7 7 5 8 10 8 7
8 7 6 8 9 7 8 5 8 6
7 6 10 4 5 4 5 7 3 7
5 9 5 8 7 6 9 3 10 4

a. Dấu hiệu ở đây là gì?

b. Có bao nhiêu học sinh làm bài kiểm tra?

c. Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng?

d. Tìm mốt của dấu hiệu

e. Số học sinh làm bài kiểm tra dưới điểm trung bình (số điểm nhỏ hơn 5) chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

f. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng tương ứng với bảng tần số.

Câu 2: (2 điểm) Điểm kiểm tra môn toán của lớp 7B được ghi lại như sau:

Giá trị (x) 2 3 5 6 7 8 10
Tần số (n) 3 m 8 7 2 9 n N=?

Biết số trung bình cộng là 6 và m + n = 7. Tìm m và n

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6
B C D C C B

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1

a. Dấu hiệu: Điểm kiểm tra một tiết môn Toán của mỗi học sinh 0,5đ

b. Có 40 học sinh làm bài kiểm tra 0,5đ

c. Bảng tần số và số trung bình cộng

- Bảng tần số: 0,5đ

Giá trị (x) 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số 3 3 6 4 10 7 3 4 N = 40

- Số trung bình cộng

X = (3.3 + 4.3 + 5.6 + 6.4 + 7.10 + 8.7 + 9.3 + 10.4)/40 = 268/40 = 6,7

d. Mốt của dấu hiệu Mo = 7 0,5đ

e. Số học sinh có số điểm kiểm tra dưới trung bình là 6 học sinh chiếm tỉ lệ : (6.100%)/40=15%

f. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Câu 2

Ta có N = 3 + m + 8 + 7 + 2 + 9 + n

        = 29 + m + n = 29 + 7 = 36

Vì số trung bình cộng là 6 nên ta có

X = (2.3 + 3m + 5.8 + 6.7 + 7.2 + 8.9 + 10n)/36 = 6

⇒ 174 + 3m + 10n = 216 ⇒ 3m + 10n = 42

Vì m + n = 7 ⇒ m = 7 - n

Ta có: 3(7 - n) + 10n = 42 ⇒ 21 - 3n + 10n = 42

⇒ 7n = 21 ⇒ n = 3 và m = 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Đại số

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 2)

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Điểm môn Toán của một nhóm học sinh được cho bởi bảng sau:

9 7 9 7 10 6 6 9 7 6
8 7 9 8 8 5 10 7 9 9

Câu 1: Có bao nhiêu học sinh trong nhóm?

A. 22      B. 20      C. 10      D. 18

Câu 2: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 10      B. 8      C. 20      D. 6

Câu 3: Tần số học sinh có điểm 7 là:

A. 8      B. 5      C. 4      D. 3

Câu 4: Mốt của dấu hiệu là:

A. 7      B. 6      C. 9      D. 8

Câu 5: Tần số của giá trị lớn nhất là:

A. 1      B. 2      C. 5      D. 4

Câu 6: Điểm trung bình của nhóm học sinh này là:

A. 7,52      B. 7,50      C. 8,0      D. 7,8

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (5 điểm): Điểm kiểm tra môn Toán của học sinh lớp 7H được giáo viên ghi lại như sau:

9 5 5 8 7 6 9 3 10 4
7 10 3 7 7 5 8 10 8 7
7 6 10 4 5 4 5 7 3 7
6 7 8 8 9 7 8 5 8 6

a. Dấu hiệu ở đây là gì?

b. Có bao nhiêu học sinh làm bài kiểm tra

c. Lập bảng tần số và tính trung bình cộng

d. Tìm Mốt của dấu hiệu

e. Số học sinh làm bài kiểm tra đạt điểm giỏi (từ 8 điểm trở lên) chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

f. vẽ biểu đồ đoạn thẳng ứng với bảng tần số

Câu 2: (2 điểm) Cho bảng tần số sau:

Giá trị (x) 2 3 4 5 6 7 8 a
Tần số (n) 3 4 5 8 7 2 9 2 N = 40

Tìm a biết số trung bình cộng là 5,65

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6
B D B C B D

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1

a. Dấu hiệu: Điểm kiểm tra một tiết môn Toán của mỗi học sinh (0,5 điểm)

b. Có 40 học sinh làm bài kiểm tra (0,5 điểm)

c. Bảng tần số và số trung bình cộng

- Bảng tần số (0,5 điểm)

Giá trị (x) 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số 3 3 6 4 10 7 3 4 N = 40

- Số trung bình cộng

X = (3.3 + 4.3 + 5.6 + 6.4 + 7.10 + 8.7 + 9.3 + 10.4)/40 = 268/40 = 6,7

d. Mốt của dấu hiệu Mo=7 (0,5 điểm)

e. Số học sinh có số điểm kiểm tra dưới trung bình là 6 học sinh chiếm tỉ lệ : (6.100%)/40 = 15% (1 điểm)

f. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng (1 điểm)

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Câu 2

Ta có (2.3 + 3.4 + 4.5 + 5.8 + 6.7 + 7.2 + 8.9 + 2a)/40 = 5,65(1 điểm)

Suy ra 206 + 2a = 5,65.40 = 226 ⇒ 2a = 20 ⇒ a=10 (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Đại số

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 3)

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Kết quả thống kê số từ dùng sai trong mỗi bài văn của các học sinh của một lớp 7 được ghi lại trong bảng sau:

Số từ dùng sai trong mỗi bài (x) 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Số bài có từ sai (n) 6 12 3 6 5 4 2 2 5

Câu 1: Dấu hiệu điều tra là:

A. Các bài văn

B. Thống kê số từ dùng sai

C. Số từ dùng sai trong các bài văn của học sinh lớp 7

D. Thống kê số từ

Câu 2: Tổng số bài văn của học sinh được thống kê là:

A. 36      B. 45      C. 38      D. 5

Câu 3: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 9      B. 45      C. 10      D. 6

Câu 4: Mốt của dấu hiệu là:

A. 12      B. 8      C. 0 và 3      D. 1

Câu 5: Tổng các giá trị của dấu hiệu là:

A. 45      B. 148      C. 142      D. 150

Câu 6: Tần số của giá trị 6 là:

A. 2      B.3      C. 0      D. 4

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (5 điểm) Một giáo viên theo dõi thời gian làm bài tập (tính theo phút) của một lớp như sau:

35 35 36 37 30 25 35 42 40 30
25 40 42 40 40 37 36 26 40 40
40 35 37 40 42 42 40 36 35 37
36 35 40 26 30 25 40 30 25 26

a. Dấu hiệu ở đây là gì?

b. Lớp có bao nhiêu bạn làm bài tập

c. Lập bảng tần số

d. Tính giá trị trung bình

e. Tìm Mốt của dấu hiệu

f. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Câu 2: (2 điểm) Điểm kiểm tra một tiết môn toán của một tổ học sinh gồm 10 học sinh được ghi lại trong bảng tần số sau:

Điểm (x) 5 6 9 10
Tần số (n) n 5 2 1

Biết điểm trung bình cộng bằng 6,8. Hãy tìm giá trị của n.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6
C B A D A A

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1

a. Dấu hiệu: Thời gian làm bài tập của thời gian một lớp (0,5 điểm)

b. Có 40 học sinh làm bài (0,5 điểm)

c. Bảng tần số 1 điểm

Giá trị (x) 25 26 30 35 36 37 40 42
Tần số 4 3 4 6 4 4 11 4 N = 40

d. Số trung bình cộng :

X = (25.4 + 26.3 + 30.4 + 35.6 + 36.4 + 37.4 + 40.11 + 42.4)/40 = 1408/40 = 35,2(1 điểm)

e. Mốt của dấu hiệu Mo = 40 (1 điểm)

f. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng (1 điểm)

Câu 2

Ta có (5n + 6.5 + 9.2 + 10.1)/10 = 6,8(1 điểm)

Suy ra 5n + 58 = 68 ⇒ 5n = 10 ⇒ n = 2(1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Đại số

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 4)

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Điểm kiểm tra môn Toán HKI của các bạn học sinh lớp 7A được thống kê theo bảng 1 sau:

Điểm (x) 4 5 6 7 8 9 10
Tần số (n) 1 4 15 14 10 5 1 N = 50

Câu 1: Dấu hiệu điều tra là:

A. Điểm kiểm tra toán HKII của lớp 7A

B. Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp 7A

C. Điểm kiểm tra toán HKI của mỗi bạn học sinh lớp 7A

D.Điểm kiểm tra 15 phút của học sinh lớp 7A

Câu 2: Tần số của điểm 5 ở bảng 1là:

A. 4      B. 14      C. 10      D. 1

Câu 3: Mốt của dấu hiệu điều tra ở bảng một là:

A. 4      B. 5      C. 6      D. 7

Câu 4: Số trung bình cộng của dấu hiệu điều tra ở bảng 1 là:

A. 6,94      B. 6,0      C. 6,91      D. 6,9

Câu 5: Số các giá trị của dấu hiệu là:

A. 20      B. 30      C. 40      D. 50

Câu 6: Số các giá trị khác nhau là:

A. 6      B. 7      C. 8      D. 9

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (5 điểm) Điểm kiểm tra một tiết môn Toán của học sinh lớp 7A được ghi lại trong bảng sau:

9 8 9 5 5 6 8 4
8 10 8 8 7 9 3 5
4 7 5 9 3 5 6 8
6 6 8 10 8 10 9 7
6 7 4 8 10 9 8 8

a. Dấu hiệu cần tìm ở đây là gì?

b. Lập bảng tần số

c. Có bao nhiêu giá trị, bao nhiêu giá trị khác nhau? Đó là những giá trị nào

d. Tính số trung bình cộng

e. Cho biết Mốt của dấu hiệu

f. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Câu 2: (2 điểm) Điểm kiểm tra môn toán của lớp 7B được ghi lại như sau:

Giá trị (x) 2 3 5 6 7 8 10
Tần số (n) 3 m 8 7 2 9 n N=?

Biết số trung bình cộng là 6 và m + n = 7. Tìm m và n

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6
C A C A D B

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1

a. Dấu hiệu: Điểm kiểm tra một tiết môn Toán của học sinh lớp 7A (0.5 điểm)

b. Có 40 học sinh làm bài kiểm tra

Bảng tần số (0.5 điểm)

Giá trị (x) 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số 2 3 5 5 4 11 6 4 N = 40

c. Có tất cả 40 giá trị, có 8 giá trị khác nhau đó là: 3,4,5,6,7,8,9,10 (1 điểm)

d. Số trung bình cộng

X = (3.2 + 4.3 + 5.5 + 6.5 + 7.4 + 8.11 + 9.6 + 10.4)/40 = 283/40 = 7,075 (1 điểm)

e. Mốt của dấu hiệu Mo = 8 (1 điểm)

f. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng (1 điểm)

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Câu 2

Ta có N = 3 + m + 8 + 7 + 2 + 9 + n

        = 29 + m + n = 29 + 7 = 36 (1 điểm)

Vì số trung bình cộng là 6 nên ta có

X = (2.3 + 3m + 5.8 + 6.7 + 7.2 + 8.9 + 10n)/36=6

⇒ 174 + 3m + 10n = 216 ⇒ 3m + 10n = 42

Vì m + n = 7 ⇒ m = 7-n

Ta có: 3(7 - n) + 10n = 42 ⇒ 21 - 3n + 10n = 42

⇒ 7n = 21 ⇒ n = 3 và m = 4 (1 điểm)

Xem thêm Đề thi Toán 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học