Lý thuyết, các dạng bài tập Phân bào có lời giải
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Phân bào Sinh học lớp 10, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Phân bào chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 10 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 10.
- Chu kì tế bào là gì ?
- Nguyên phân là gì ? Các giai đoạn của quá trình nguyên phân
- Ví dụ về Nguyên phân
- Giảm phân là gì ? Giảm phân 1, Giảm phân 2
- Ví dụ về Giảm phân
- Bài tập Phân bào có lời giải
- Bài tập Phân bào cơ bản, nâng cao
- Trắc nghiệm Phân bào có đáp án
- 20 câu trắc nghiệm Phân bào có đáp án
Chu kì tế bào
- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
- Kì trung gian chiếm phần lớn thời gian trong chu kì tế bào, nó được chia thành 3 pha :
+ Pha G1 : tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
+ Pha S : xảy ra sự nhân đôi ADN, kéo theo đó là sự nhân đôi NST tạo thành NST kép (mỗi NST kép mang 2 nhiễm sắc tử hay 2 crômatit).
+ Pha G2 : tế bào tổng hợp tất cả những chất còn lại cần cho sự phân bào.
- Chu kì tế bào được kiểm soát rất chặt chẽ thông qua một loạt các cơ chế phức tạp.
Nguyên phân là gì ? Các giai đoạn của quá trình nguyên phân
Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở sinh vật nhân thực. Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn, đó là phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
1. Phân chia nhân
Dựa bào một số dấu hiệu đặc trưng, phân chia nhân được chia làm 4 giai đoạn :
- Kì đầu : các NST kép dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.
- Kì giữa : các NST kép co xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Mỗi NST kép đính với thoi phân bào ở tâm động.
- Kì sau : các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào.
- Kì cuối : các NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện.
2. Phân chia tế bào chất
Khi kì sau hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào bắt đầu phân chia tế bào chất để hình thành nên hai tế bào con.
- Đối với động vật : sự phân chia tế bào chất diễn ra bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo.
- Đối với thực vật : sự phân chia tế bào chất diễn ra bằng cách hình thành vách ngăn bằng xenlulôzơ ở trung tâm tế bào để dần ngăn cách tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
Kết quả : từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có đặc điểm di truyền giống nhau và giống hệt tế bào mẹ.
3. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
- Đối với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, từ đó giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, quá trình này còn giúp cơ thể tái sinh những mô và cơ quan bị tổn thương, mở ra cơ hội cho kĩ thuật nuôi cấy mô sống và ghép tạng.
- Đối với sinh vật sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ sở để tạo ra những cá thể con mang kiểu gen giống hệt cá thể mẹ.
Bài tập Phân bào cơ bản, nâng cao
I/ Bài tập tự luận
Bài 1: 5 tế bào sinh dục chín ở cà độc dược (2n = 24) tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử. Hỏi số tâm động, số nhiễm sắc tử trong tất cả các tế bào ở kì đầu II và số thoi phân bào bị hủy hoại sau giảm phân là bao nhiêu ?
Trả lời :
Sau giảm phân I, từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội kép (n) và 5 tế bào mẹ (2n) sẽ tạo ra : 5.2 = 10 tế bào con (n kép). Như vậy, có 10 tế bào mang bộ NST đơn bội n kép tham gia vào kì đầu II của giảm phân.
- Số tâm động = số NST trong tất cả các tế bào ở kì đầu II = n.10 = 12.10 = 120 tâm động
- Số nhiễm sắc tử = 2. số NST trong tất cả các tế bào ở kì đầu II = 2.120= 240 nhiễm sắc tử
- Vì mỗi tế bào khi trải qua giảm phân sẽ có 3 thoi phân bào bị hủy hoại (1 ở giảm phân I và 2 ở giảm phân II) nên 5 tế bào sinh dục chín sau khi trải qua giảm phân thì tổng số thoi phân bào bị hủy hoại sẽ là : 5.3 = 15.
Bài 2: Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78) tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo ra các tế bào con. 75% số tế bào con này bước vào giai đoạn chín và thực hiện giảm phân tạo giao tử. Các giao tử này tham gia vào quá trình thụ tinh với hiệu suất 25% và tạo ra được 6 hợp tử. Hỏi :
1. Số giao tử được tạo thành sau giảm phân là bao nhiêu ?
2. Cơ thể mang tế bào sinh dục sơ khai đang xét thuộc giới tính nào ?
3. Số NST mang nguyên liệu hoàn toàn mới ở tất cả tế bào con ở thế hệ cuối cùng sau nguyên phân là bao nhiêu ?
Trả lời :
1.Số giao tử được tạo thành sau giảm phân (a) là : a = (100%.6)/25% = 24 giao tử.
2. Số tế bào con được tạo ra sau nguyên phân (b) là : b = 25 = 32 tế bào.
Vậy số tế bào bước vào giai đoạn chín sinh dục (thực hiện giảm phân) là : 32.75% = 24 tế bào
Ta nhận thấy số tế bào sinh dục chín chính bằng số giao tử được tạo thành sau giảm phân (24) chứng tỏ đây là quá trình giảm phân diễn ra ở tế bào sinh dục cái hay nói cách khác, cơ thể mang tế bào sinh dục sơ khai đang xét là gà mái.
3.Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào ban đầu, 2n là bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài thì số NST mang nguyên liệu hoàn toàn mới trong tất cả tế bào con ở thế hệ cuối cùng sau nguyên phân là : (2k-2).2n = 30.78 = 2340 NST.
Bài 3: Một tế bào lưỡng bội tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần. Trong quá trình này, có 14 thoi phân bào được hình thành ở tất cả các lần nguyên phân. Các tế bào con ở thế hệ cuối cùng tiến hành giảm phân và đã nhận nguồn nguyên liệu từ môi trường tương đương với 160 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định bộ NST của tế bào ban đầu.
Trả lời :
Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào ban đầu. Ta có số thoi phân bào được hình thành ở tất cả các lần nguyên phân là : 21 + 22 +...+ 2x= 14 suy ra x = 3. Vậy số tế bào ở thế hệ cuối cùng là : 23 = 8.
Khi tế bào lưỡng bội (2n) tiến hành giảm phân sẽ xảy ra một lần nhân đôi. Như vậy trong giảm phân, tế bào sẽ nhận từ môi trường nội bào nguồn nguyên liệu tương đương với 2n NST ở trạng thái chưa nhân đôi và 8 tế bào lưỡng bội (2n) tiến hành giảm phân sẽ nhận từ môi trường nội bào nguồn nguyên liệu tương đương với 8.2n NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
Theo bài ra, ta có : 8.2n = 160 suy ra 2n =20.
II/ Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cà chua có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng ở cà chua tiến hành phân chia liên tiếp 3 lần. Hỏi tổng số NST mang nguyên liệu hoàn toàn mới ở thế hệ tế bào cuối cùng là bao nhiêu ?
A. 144 NST
B. 192 NST
C. 168 NST
D. 96 NST
Câu 2: Quá trình phân chia liên tiếp của một nhóm tế bào người (2n = 46) đã tạo ra tất cả 2576 NST ở thế hệ cuối cùng. Biết rằng trong quá trình này môi trường đã cung cấp nguồn nguyên liệu tương đương với 2254 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định số tế bào ban đầu và số lần phân chia của chúng.
A. 6 tế bào ; 2 lần phân chia
B. 7 tế bào ; 4 lần phân chia
C. 8 tế bào ; 3 lần phân chia
D. 7 tế bào ; 3 lần phân chia
Câu 3: Một tế bào sinh dưỡng của ngô (2n = 20) tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi tổng số NST đơn ở kì sau của lần nguyên phân cuối cùng là bao nhiêu ?
A. 160 NST
B. 640 NST
C. 320 NST
D. 480 NST
Câu 4: Một tế bào sinh dưỡng của một loài tiến hành phân chia liên tiếp 5 lần. Tại kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được 448 crômatit trong tất cả các tế bào. Hỏi loài đang xét có bộ NST lưỡng bội (2n) bằng bao nhiêu ?
A. 2n = 12
B. 2n = 32
C. 2n = 28
D. 2n = 14
Câu 5: Một tế bào xôma mang kiểu gen AaBb. Hỏi sau nguyên phân bình thường, các tế bào con sinh ra từ tế bào trên sẽ có kiểu gen như thế nào ?
A. AaBB
B. AABb
C. AaBb
D. AABB
Câu 6: Ở một cơ thể đực, một tế bào sinh dục chín mang kiểu gen AaBbCc tiến hành giảm phân. Biết rằng không có đột biến xảy ra, hỏi có bao nhiêu loại giao tử được tạo thành sau giảm phân ?
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 8 loại
D. 4 loại
Câu 7: Ở một cơ thể đực, một tế bào sinh dục chín mang kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết rằng không có đột biến xảy ra, hỏi cặp giao tử nào dưới đây không thể xuất hiện đồng thời ?
A. ABD và abd
B. ABD và abD
C. ABd và abD
D. AbD và aBd
Câu 8: Ở lợn (2n = 38), 5 tế bào sinh tinh diễn ra quá trình giảm phân. Hãy xác định tổng số tế bào, tổng số NST kép và tổng số crômatit ở kì đầu II của giảm phân.
A. 5 tế bào, 190 NST kép, 380 crômatit
B. 10 tế bào, 190 NST kép, 380 crômatit
C. 20 tế bào, 380 NST kép, 760 crômatit
D. 20 tế bào, 190 NST kép, 380 crômatit
Câu 9: Ở một loài động vật, tại vùng chín sinh dục của một cơ thể đực có 3 tế bào đang tiến hành giảm phân tạo tinh trùng, tại vùng chín sinh dục của một cơ thể cái có 5 tế bào đang tiến hành giảm phân tạo trứng. Biết rằng hiệu suất thụ tinh đạt 100%. Hỏi theo lý thuyết, có bao nhiêu hợp tử được tạo thành ?
A. 20 hợp tử
B. 6 hợp tử
C. 12 hợp tử
D. 5 hợp tử
Câu 10: Ở một loài lưỡng bội, tại vùng chín sinh dục của một cá thể đực thuần chủng về tất cả các gen tiến hành giảm phân có trao đổi chéo nhưng không xảy ra đột biến. Hỏi có bao nhiêu loại giao tử được tạo thành sau giảm phân ?
A. 3 loại
B. 2 loại
C. 1 loại
D. 4 loại
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | A | D | C | D | C | B | B | B | D | C |
Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 10 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:
- Chuyên đề: Giới thiệu chung về thế giới sống
- Chuyên đề: Thành phần tế bào
- Chuyên đề:Cấu trúc của tế bào
- Chuyên đề: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào
- Chuyên đề: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- Chuyên đề: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
- Chuyên đề: Virut và bệnh truyền nhiễm
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều