Bài tập Phân bào cơ bản, nâng cao có lời giải



I/ Bài tập tự luận

Câu 1: Em hãy so sánh nguyên phân và giảm phân.

Trả lời :

Giống nhau :

- Đều xảy ra một lần nhân đôi ADN kéo theo sự nhân đôi NST.

- Đều có sự tham gia của thoi phân bào.

- Đều diễn ra lần lượt các kì : kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối với các diễn biến tương tự nhau : ở kì đầu, NST co xoắn, thoi vô sắc hình thành, màng nhân và nhân con dần biến mất ; ở kì giữa, các NST co xoắn cực đại ; ở kì sau, xảy ra sự phân li các NST về hai cực tế bào và ở kì cuối, dần xuất hiện màng nhân, nhân con, thoi phân bào dần tiêu biến, kế sau đó là sự phân chia tế bào chất.

- Ở kì giữa của nguyên phân và kì giữa II của giảm phân, các NST đều co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Đều là những cơ chế giúp sinh vật duy trì ổn định bộ NST (2n) đặc trưng của loài theo thời gian.

Tiêu chí so sánhNguyên phânGiảm phân
Đối tượng xảy raTế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai, tế bào hợp tửTế bào sinh dục chín
Phân chia giai đoạn Chỉ trải qua một giai đoạn với 4 kì : đầu, giữa, sau, cuốiTrải qua 2 giai đoạn liên tiếp, mỗi giai đoạn có 4 kì : đầu, giữa, sau, cuối và có diễn biến sai khác nhau
Diễn biến ở kì giữaỞ kì giữa của nguyên phân, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Ở kì giữa I của giảm phân, các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Cách đính NST trên thoi phân bàoỞ nguyên phân, thoi phân bào đính về cả hai phía của NSTỞ giảm phân I, thoi phân bào chỉ đính về một phía của NST
Tần suất lặp lạiCó thể lặp lại nhiều lần ở những thế hệ sauChỉ xảy ra một lần duy nhất
Kết quảTừ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội (2n) giống nhau và giống hệt mẹTừ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) sau giảm phân sẽ tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào con mang bộ NST đơn bội (n)

Câu 2: Hiện tượng NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau trong phân bào có ý nghĩa gì ?

Trả lời : Trong phân bào, NST có xu hướng co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau bởi vì khi co xoắn tối đa, việc phân tách và di chuyển về 2 cực tế bào của các NST sẽ diễn ra thuận lợi hơn, tránh được hiện tượng các sợi NST quấn vào nhau, gây khó khăn, cản trở cho cho quá trình phân bào.

Câu 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu như trong nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy ?

Trả lời : Nếu NST đã nhân đôi mà trong nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy thì các NST đơn sau khi được phân tách sẽ không có điểm tựa và định hướng để di chuyển về hai cực của tế bào. Kết quả là tạo ra tế bào con mang bộ NST tứ bội.

Câu 4: Hiện tượng các cặp NST tương đồng tiếp hợp với nhau trong kì đầu I của giảm phân có ý nghĩa gì ?

Trả lời : Trong giảm phân, các cặp NST tương đồng tiếp hợp với nhau ở kì đầu I. Hiện tượng này có thể làm phát sinh sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử (crômatit) khác chị em trong cặp NST kép tương đồng, kết quả là làm tăng các biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu cho chọn lọc và tiến hóa, giúp loài sinh sản hữu tính ngày càng thích nghi với môi trường sống. Mặt khác, do NST tương đồng bắt đôi thành từng cặp nên sự phân li của NST đã làm giảm số lượng NST đi một nửa trong mỗi giao tử (n) và cùng với thụ tinh, đây là nhân tố góp phần duy trì bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng của loài qua các thế hệ.

Câu 5: Nguyên nhân của sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào ?

Trả lời : Tế bào thực vật được bao bọc bên ngoài bởi thành tế bào vững chắc cấu tạo bằng xenlulôzơ. Thành tế bào vừa giúp bảo vệ, vừa quy định hình dạng của tế bào nhưng đây lại là yếu tố làm cho tế bào thực vật mất đi khả năng vận động, không thể co thắt để phân chia tế bào chất theo cách tế bào động vật đã thực hiện mà chúng tiến hành tổng hợp, hình thành vách ngăn từ trung tâm tế bào lan tỏa về hai phía để phân cắt tế bào mẹ thành hai tế bào con.

Câu 6: Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78) tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo ra các tế bào con. 75% số tế bào con này bước vào giai đoạn chín và thực hiện giảm phân tạo giao tử. Các giao tử này tham gia vào quá trình thụ tinh với hiệu suất 25% và tạo ra được 6 hợp tử. Hỏi :

    1. Số giao tử được tạo thành sau giảm phân là bao nhiêu ?

    2. Cơ thể mang tế bào sinh dục sơ khai đang xét thuộc giới tính nào ?

    3. Số NST mang nguyên liệu hoàn toàn mới ở tất cả tế bào con ở thế hệ cuối cùng sau nguyên phân là bao nhiêu ?

Trả lời :

1.Số giao tử được tạo thành sau giảm phân (a) là : a = (100%.6)/25% = 24 giao tử.

2. Số tế bào con được tạo ra sau nguyên phân (b) là : b = 25 = 32 tế bào.

Vậy số tế bào bước vào giai đoạn chín sinh dục (thực hiện giảm phân) là : 32.75% = 24 tế bào

Ta nhận thấy số tế bào sinh dục chín chính bằng số giao tử được tạo thành sau giảm phân (24) chứng tỏ đây là quá trình giảm phân diễn ra ở tế bào sinh dục cái hay nói cách khác, cơ thể mang tế bào sinh dục sơ khai đang xét là gà mái.

3.Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào ban đầu, 2n là bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài thì số NST mang nguyên liệu hoàn toàn mới trong tất cả tế bào con ở thế hệ cuối cùng sau nguyên phân là : (2k-2).2n = 30.78 = 2340 NST.

Câu 7: Một tế bào lưỡng bội tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần. Trong quá trình này, có 14 thoi phân bào được hình thành ở tất cả các lần nguyên phân. Các tế bào con ở thế hệ cuối cùng tiến hành giảm phân và đã nhận nguồn nguyên liệu từ môi trường tương đương với 160 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định bộ NST của tế bào ban đầu.

Trả lời :

Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào ban đầu. Ta có số thoi phân bào được hình thành ở tất cả các lần nguyên phân là : 21 + 22 +...+ 2x= 14 suy ra x = 3. Vậy số tế bào ở thế hệ cuối cùng là : 23 = 8.

Khi tế bào lưỡng bội (2n) tiến hành giảm phân sẽ xảy ra một lần nhân đôi. Như vậy trong giảm phân, tế bào sẽ nhận từ môi trường nội bào nguồn nguyên liệu tương đương với 2n NST ở trạng thái chưa nhân đôi và 8 tế bào lưỡng bội (2n) tiến hành giảm phân sẽ nhận từ môi trường nội bào nguồn nguyên liệu tương đương với 8.2n NST ở trạng thái chưa nhân đôi.

Theo bài ra, ta có : 8.2n = 160 suy ra 2n =20.

II/ Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Quá trình giảm phân trải qua mấy lần phân bào liên tiếp ?

A. 2 lần

B. 3 lần

C. 4 lần

D. 5 lần

Câu 2: Quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục chín trải qua mấy lần nhân đôi ADN ?

A. 4 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 1 lần

Câu 3: Quá trình giảm phân diễn ra ở bao nhiêu loại tế bào dưới đây ?

1. Tế bào sinh dục chín

2. Tế bào sinh dục sơ khai

3. Tế bào xôma

4. Tế bào hợp tử

5. Tế bào giao tử

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Trong giảm phân, nhiễm sắc tử (crômatit) không tồn tại ở kì nào ?

A. Kì sau II và kì cuối II

B. Kì sau I và kì cuối I

C. Kì đầu II và kì giữa II

D. Kì đầu I và kì cuối I

Câu 5: Hiện tượng các NST co xoắn cực đại diễn ra ở bao nhiêu kì trong giảm phân ?

A. 2 kì

B. 1 kì

C. 3 kì

D. 4 kì

Câu 6: Khi nói về kì giữa của nguyên phân, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?

A. Các NST được đính vào các dây tơ phân bào

B. Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo

C. Các NST ở trạng thái co xoắn cực đại

D. Thoi phân bào được đính vào 1 phía của NST tại tâm động

Câu 7: Crômatit là tên gọi khác của

A. nhiễm sắc thể đơn.

B. nhiễm sắc tử.

C. nhiễm sắc thể kép.

D. tâm động.

Câu 8: Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của kĩ thuật nào dưới đây ?

1. Chiết cành

2. Nuôi cấy mô

3. Cấy truyền phôi

4. Nhân bản vô tính

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 4

Câu 9: Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy giai đoạn (kì) ?

A. 3 giai đoạn

B. 4 giai đoạn

C. 2 giai đoạn

D. 5 giai đoạn

Câu 10: Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của nguyên phân ?

A. Kì cuối

B. Kì sau

C. Kì giữa

D. Kì đầu

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 12345678910
Đáp ánADAAADBABA

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 10 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


chuyen-de-phan-bao.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học