Soạn bài Sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của tác giả văn học - Cánh diều
Với soạn bài Sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của tác giả văn học trang 54, 55, 56, 57, 58 Chuyên đề Văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 11.
1. Tác giả văn học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả văn học “là những người làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất, tác giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới,…Khái niệm tác giả văn học rộng hơn khái niệm nhà văn. Quần chúng nhân dân là tác giả của văn học dân gian nhưng nhà văn là người sáng tác văn học chuyên nghiệp.”
Nhà nghiên cứu Nga B. O. Kô-man (Korman) cho rằng: "Thuật ngữ tác giả trong nghiên cứu văn học được dùng theo những nghĩa khác nhau. Trước hết, nó chỉ nhà văn là người tồn tại trong thực tế. Trong các trường hợp khác, nó chỉ một quan niệm, một quan điểm đối với hiện thực, mà biểu hiện của nó là toàn bộ tác phẩm."(2). Còn theo W. Bút (Booth), "sáng tác phải có tác giả và tác giả chi phối sự tiếp nhận của người đọc. Tác giả là người mã hoá thông tin trong tác phẩm, để đến lượt người đọc giải mã.”’(3).
Theo Trần Đình Sử, "tác giả (tiếng La-tinh là auctor - chủ thể hành động, người đặt nền móng, người lập pháp, người thấy và nói riêng là người sáng tạo tác phẩm) là khái niệm đa nghĩa. Thông thường, ta nói tới hai dạng tác giả: khi nói "tác giả dân gian", "tác giả cổ tích",... thực chất là nói tập thể tác giả dân gian đã kế tiếp nhau sáng tác và lưu truyền các tác phẩm dân gian mà ta không thể quy về cho riêng ai. Thông thường hơn là nói tới tác giả văn học viết, có tên họ, quê quán, hành trạng, tiểu sử. Ví như nói Tư Mã Thiên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Sếch-xpia, Đan-tê (Dante), Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Tác giả này xuất hiện vào giai đoạn mà các sáng tạo về tư tưởng, văn học, triết học, khoa học,... có xu hướng cá thể hoá. Hiện tượng này xuất hiện khi có văn tự, một thời điểm của lịch trình tiến hoá văn học. [...] Tác giả không chỉ là người sáng tạo ra tác phẩm bằng tài năng của mình, mà quan trọng hơn, tác giả thể hiện một tư tưởng, một triết lí, một bài học mà người đọc phải thận trọng nghiên cứu để phát hiện ra cho chính xác.”'(1).
Tóm lại, có thể hiểu tác giả văn học là người sáng tác nên tác phẩm văn chương, người thể hiện quan điểm, suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình về cuộc sống thông qua việc sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật ngôn từ. Tác giả văn học có thể có tên hoặc không biết được họ tên (tác giả văn học dân gian), có thể là một người, có thể là nhiều người (ví dụ: Ngô gia văn phái,...). Trong văn học viết, tuỳ theo kết quả, thành tựu sáng tác và tư chất nghệ thuật theo thể loại mà tác giả văn học có thể được gọi là nhà văn, nhà tho, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết,..; đồng thời, căn cứ vào tầm vóc, sự ảnh hưởng và đóng góp to lớn đối với thời đại văn học, quốc gia, nhân loại mà tác giả văn học được tôn vinh với các danh xưng: tác gia, thi hào, văn hào.
Khi tìm hiểu khái niệm tác giả văn học, cần chú ý phân biệt phần tiểu sử - tác giả ngoài đời, có tên họ, thời gian sống, quê hương, quốc tịch, giới tính, sự nghiệp văn học,... với chủ thể sáng tạo của nhà văn - nhân tố đã hoá thân vào văn bản. "Lấy ví dụ trong bài thơ Người con gái Việt Nam của Tố Hữu, ta thấy tác giả thực tế đứng ngoài, ông chỉ ở vị trí người đề từ, khi viết lời đề tặng: "Tặng chị Lý anh dũng". Còn trong bài thơ, ông là một người khác. Ông gọi nhân vật trong thơ là "em" với những lời thơ rất đỗi vang vọng và tha thiết. Ông đại diện cho ý thức của đồng bào miền Bắc đương thời: "Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt / Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt / Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh / Trên mình em đau đớn cả thân cành". Tác giả này cũng hứa hẹn dõng dạc, chắc nịch: "Ôi đôi mắt của em nhìn, rất đẹp / Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép", "Em sẽ đi trên đường ấy thênh thang / Như những ngày xưa rực rỡ sao vàng."'(1). Như vậy, trong văn bản văn học, ý và lời của tác giả đều đã chuyển hoá thành lời của nhân vật,... Qua các lời ấy, ta thấy bóng dáng của tác giả với cái nhìn, cảm hứng, thái độ, quan niệm, suy ngẫm,... về cuộc sống và con người.
Với những đặc điểm như thế, có thể coi tác giả văn học là sự thống nhất của tác giả tiểu sử (phần bên ngoài tác phẩm) và tác giả nhập thân (phần bên trong tác phẩm). Trong đó, căn cứ chính để xác định, nhìn nhận, đánh giá một tác giả là phần hoá thân trong tác phẩm - phần thể hiện rõ nét nhất con người văn chương của mỗi nhà văn, nhà thơ,...
2. Sự nghiệp văn chương của một tác giả văn học
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Nam Cao (1917 - 1951)(*) là một trong những cây bút xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945; đổng thời, là một nhà văn chiến sĩ tiêu biểu của nền văn học cách mạng. Nam Cao đã để lại cho nền văn học dân tộc một sự nghiệp sáng tác lớn với những tác phẩm thấm đượm ý nghĩa hiện thực, tư tưởng nhân đạo và vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo.
Sự nghiệp văn học của Nam Cao có thể chia làm hai giai đoạn:
1. Trước Cách mạng tháng Tám 1945
Trước Cách mạng, Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Các sáng tác của ông tập trung vào hai để tài chính: người trí thức tiểu tư sản nghèo và người nông dân nghèo.
a) Đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo
Các tác phẩm tiêu biểu: Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Mua nhà, Cười, Nước mắt,...
Qua những tác phẩm này, Nam Cao phản ánh chân thực và sâu sắc tấn bi kịch tinh thần đau đớn của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống, về nhân phẩm, tài năng và hoài bão lớn lao, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và xã hội bất công làm cho "chết mòn" về tinh thần, phải sống một cuộc sống vô ích, một cuộc "đời thừa". Từ đó, Nam Cao tố cáo gay gắt xã hội vô nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, huỷ hoại tài năng, huỷ diệt tâm hồn con người; đồng thời, nhà văn ca ngợi cuộc đấu tranh trung thực, dūng cảm của người trí thức để vươn tới một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.
b) Đề tài người nông dân nghèo
Các tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Tư cách mõ, Một đám cưới, Một bữa no,...
Qua các tác phẩm này, Nam Cao phản ánh chân thực cuộc sống thê thảm ở nông thôn Việt Nam và số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng. Nam Cao đặc biệt đi sâu vào tình cảnh và số phận của những người dân thấp cổ bé họng, bị đày đọa vào cảnh nghèo đói cùng đường, bị xúc phạm, hắt hủi một cách bất công, tàn nhẫn, bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá không lối thoát. Từ đó, Nam Cao kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã huỷ diệt nhân hình, huỷ hoại nhân tính của con người; đồng thời, nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện, tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập tàn nhẫn nhất, đây chính là chiều sâu mới mẻ của ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Nam Cao.
2. Sau Cách mạng tháng Tám 1945
Nam Cao nhanh chóng hoà nhập vào cuộc kháng chiến của dân tộc và trở thành một trong những cây bút tiên phong của nền văn học cách mạng. Đề tài chủ yếu là cuộc sống kháng chiến. Các tác phẩm chính: truyện ngắn Đôi mắt, nhật kí Ở rừng, tập kí sự Chuyện biên giới. Trong đó, Đôi mắt được coi là một tác phẩm xuất sắc, một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao và lớp nhà văn cũ trong quá trình "tìm đường", "nhận đường". [...]
Tóm lại, Nam Cao là một nhà văn hiện thực, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Với những sáng tác văn chương xuất sắc và một hệ thống quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ, Nam Cao đã có những đóng góp quan trọng cho tiến trình hiện đại hoá văn học nước nhà.()
- Văn bản đã cung cập những thông tin khái quát nào về sự nghiệp văn học của tác giả Nam Cao (giai đoạn sáng tác, các đề tài và tác phẩm chính, nội dung chủ đạo của các sáng tác)?
- Qua văn bản trên, em hiểu thế nào là sự nghiệp văn chương của một tác giả văn học?
Trả lời:
- Văn bản đã cung cấp nhiều những thông tin khái quát về sự nghiệp văn học của tác giả Nam Cao. Có thể thấy sự nghiệp văn học của tác giả Nam Cao được chia làm 2 giai đoạn chính: trước Cách mạng tháng Tám 1945 và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Trong mỗi thời kì, giai đoạn sáng tác; cảm hứng sáng tác và đề tài cũng như nội dung chủ đạo của ông đều có sự thay đổi, đa dạng. Cụ thể:
a. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Đề tài:
+ Người tri thức tiểu tư sản nghèo.
+ Người nông dân nghèo.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Mua nhà, Cười, Nước mắt,..
- Nội dung chủ đạo:
+ Phản ánh chân thực và sâu sắc tấn bi kịch tinh thần đau đớn của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
+ Tố cáo gay gắt xã hội vô nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, huỷ hoại tài năng, huỷ diệt tâm hồn con người; đồng thời, nhà văn ca ngợi cuộc đấu tranh trung thực, dūng cảm của người trí thức để vươn tới một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.
b. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Đề tài: cuộc sống kháng chiến.
- Tác phẩm tiêu biểu: truyện ngắn Đôi mắt, nhật kí Ở rừng, tập kí sự Chuyện biên giới.
- Nội dung chủ đạo: Bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Qua văn bản trên, em hiểu sự nghiệp văn chương của một tác giả văn học là một quá trình hoạt động sáng tạo văn học, thơ ca dựa trên những quan điểm về chủ đề, nội dung chủ đạo của tác giả nhằm thể hiện tư duy, tâm hồn và tình cảm của tác giả.
3. Phong cách nghệ thuật của tác giả văn học
a) Đọc các đoạn sau và cho biết vấn đề được đề cập là gì. Em hiểu vấn đề đó thế nào?
- Đoạn 1:
- Đoạn 2:
Trả lời:
- Đoạn 1:
+ Vấn đề được đề cập đến: Cái hay trong cách thể hiện văn chương khi giới thiệu một tác giả của tác giả Phan Huy Chú.
+ Vấn đề nhằm ca ngợi tài khéo léo trong việc lựa chọn ngôn từ cũng như việc dẫn dắt, thể hiện nội dung văn học của tác giả Phan Huy Chú.
- Đoạn 2:
+ Vấn đề được đề cập đến: Phong cách, tài năng nghệ thuật trong những sáng tác của tác giả Tô Hoài.
+ Vấn đề thể hiện quan điểm của người viết muốn ca ngợi tài năng, phong cách nghệ thuật mang đậm nét riêng của tác giả Tô Hoài.
b) Đọc các quan niệm sau rút ra cách hiểu của em về phong cách nghệ thuật của nhà văn:
Trả lời:
- Phong cách nghệ thuật của nhà văn là sự kết hợp của những đặc điểm riêng biệt và cá nhân trong cách một người nghệ sĩ thể hiện ý tưởng, cảm xúc và ý nghĩa thông qua tác phẩm nghệ thuật của họ. Nó có thể phản ánh những giá trị, niềm tin, truyền thống và tình cảm của nghệ sĩ. Từng phong cách nghệ thuật là một biểu hiện độc đáo của cá nhân và có thể tạo ra sự đa dạng và sự phong phú trong thế giới nghệ thuật.
Câu hỏi 1 (trang 59 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Thế nào là tác giả văn học? Nêu ví dụ về một số tác giả văn học và giải thích lí do lựa chọn của em.
Trả lời:
- Tác giả văn học là những người làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất, tác giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới,…
- Một số tác giả văn học:
+ Nguyễn Du: Ông là một trong những tác giả văn học nổi tiếng của Việt Nam, được biết đến nhiều nhất thông qua tác phẩm "Truyện Kiều". Ông có tác phẩm "Truyện Kiều" không chỉ là một tác phẩm văn học xuất sắc về mặt nghệ thuật, mà còn thể hiện sâu sắc về tình cảm con người, nhân sinh và tư duy triết học.
+ Xuân Diệu: Ông là một nhà thơ nổi tiếng, đóng góp quan trọng vào phong trào thi ca thế kỷ 20 tại Việt Nam. Ông là nhà thơ có cách sử dụng ngôn ngữ rất tinh tế và thể hiện những cảm xúc sâu sắc qua từng dòng thơ.
Câu hỏi 2 (trang 59 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Trình bày một ví dụ về sự nghiệp của một tác giả văn học và chỉ ra các yếu tố chính trong sự nghiệp văn học của tác giả ấy.
Trả lời:
- Tác giả Nam Cao: là một trong những cây bút xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945; đổng thời, là một nhà văn chiến sĩ tiêu biểu của nền văn học cách mạng. Nam Cao đã để lại cho nền văn học dân tộc một sự nghiệp sáng tác lớn với những tác phẩm thấm đượm ý nghĩa hiện thực, tư tưởng nhân đạo và vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo.
- Sự nghiệp văn học của Nam Cao:
a. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Đề tài:
+ Người tri thức tiểu tư sản nghèo.
+ Người nông dân nghèo.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Mua nhà, Cười, Nước mắt,..
- Nội dung chủ đạo:
+ Phản ánh chân thực và sâu sắc tấn bi kịch tinh thần đau đớn của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
+ Tố cáo gay gắt xã hội vô nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, huỷ hoại tài năng, huỷ diệt tâm hồn con người; đồng thời, nhà văn ca ngợi cuộc đấu tranh trung thực, dūng cảm của người trí thức để vươn tới một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.
b. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Đề tài: cuộc sống kháng chiến.
- Tác phẩm tiêu biểu: truyện ngắn Đôi mắt, nhật kí Ở rừng, tập kí sự Chuyện biên giới.
- Nội dung chủ đạo: Bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Qua văn bản trên, em hiểu sự nghiệp văn chương của một tác giả văn học là một quá trình hoạt động sáng tạo văn học, thơ ca dựa trên những quan điểm về chủ đề, nội dung chủ đạo của tác giả nhằm thể hiện tư duy, tâm hồn và tình cảm của tác giả.
Câu hỏi 3 (trang 59 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Hãy chỉ ra một nhà văn hoặc nhà thơ Việt Nam có phong cách nghệ thuật và nêu một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy.
Trả lời:
- Nguyễn Nhật Ánh được biết đến với phong cách viết vô cùng gần gũi, chân thực và đầy tình cảm. Ông thường sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và mang tính nhân văn cao để tái hiện cuộc sống thường nhật, tình cảm của nhân vật và mảng đời của họ. Phong cách của Nguyễn Nhật Ánh tạo nên một sự kết nối mạnh mẽ giữa tác giả, nhân vật và người đọc, khiến người đọc có cảm giác như đang sống chung với câu chuyện.
- "Kính Vạn Hoa" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn tiểu thuyết này kể về cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của cô gái trẻ Mai trong một ngôi làng nhỏ ven biển. Từ những tình huống, những con người trong xã hội vùng biển, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo ra một bức tranh sống động, chân thực về cuộc sống dân dã, về tình bạn, tình yêu và ước mơ của nhân vật chính. Phong cách viết của ông thể hiện sự chân thành và tình cảm sâu sắc, khiến người đọc dễ dàng đồng cảm và lắng nghe những câu chuyện nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày.
Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 11 Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học hay khác:
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Chuyên đề Ngữ văn 11 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
- Chuyên đề Ngữ văn 11 Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
- Chuyên đề Ngữ văn 11 Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều