Muối carbonate và hydrocarbon?t



Chuyên đề Cacbon - Silic

I. Phương pháp giải

- Khi cho từ từ dung dịch axit vào dung dịch muối carbonate ( hoặc hỗn hợp muối carbonate và hydrocarbon?t) thì phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:

CO32- + H+ → HCO3-

HCO3- + H+ → CO2 ↑ + H2O

- Khi cho từ từ dung dịch muối carbonate ( hoặc hỗn hợp muối carbonate và hydrocarbon?t) vào dung dịch axit thì phản ứng xảy ra đồng thời như sau:

CO32- + 2H+ → CO2 ↑ + H2O

HCO3- + H+ → CO2 ↑ + H2O

- Khi cho muối hydrocarbon?t tác dụng với dung dịch bazo sẽ tạo ra muối carbonate

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

- Các muối carbonate (trừ kim loại kiềm) và hydrocarbon?t có phản ứng nhiệt phân.

II. Ví dụ

Bài 1: Có hỗn hợp A gồm 3 muối NH4HCO3, NaHCO3 và Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch axít HCl thu được 2,24 lít (đktc) khí. Xác định khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp A.

Trả lời

Gọi số mol của NH4HCO3, NaHCO3 và Ca(HCO3)2 lần lượt là x, y, z mol

Ta có : 79x + 84y + 162z = 48,8 (1)

Phương trình hóa học:

NH4HCO3 → NH3 + CO2 ↑ + H2O

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 ↑ + H2O

Ca(HCO3)2 → CaO + 2CO2 ↑+ H2O

Chất rắn Y gồm: Na2CO3, CaO => 106y/2 + 56z = 16,2 (2)

Chất rắn Y tác dụng với HCl:

Phương trình phản ứng:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑+ H2O

CaO + + 2HCl → CaCl2 + H2O

Ta có : y = 0,1 mol (3)

Từ 1, 2, 3 ta có : x = 0,11; y = 0,1 và z = 0,19

Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A là:

mNH4HCO3 = 0,11.79 = 8,69 gam

mNaHCO3 = 0,1.162 = 16,2 gam

mCaO = 0,19.56 = 10,64 gam

Bài 2: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Tính giá trị của V?

Trả lời

nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol; nNa2CO3 = 1,5.0,1 = 0,15 mol; nKHCO3 = 1.0,1 = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

CO32- + H+ → HCO3-

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

Vậy thể tích khí CO2 thoát ra là: V = 0,05.22,4 = 0,112 lít

III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đkc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là

A. V = 12,395(a - b).                                    

B. V = 24,79(a - b).

C. V = 24,79(a + b).                                   

D. V = 12,395(a + b).

Câu 2: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1 M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2 M và NaHCO3 0,2 M, sau phản ứng thu được số mol CO2

A. 0,02.                            

B. 0,03.                              

C. 0,015.                                         

D. 0,01.

Câu 3: Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3, NaHCO3 ( trong đó NaHCO3 có nồng độ 1 M), thu được 1,2395 lít CO2 (đkc) và dung dịch Y. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được 20 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch HCl là

A. 1,25 M.                         

B. 0,5 M.                       

C. 1 M.                 

D. 0,75 M.

Câu 4: Thêm từ từ từng giọt 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2 M và NaHCO3 0,6 M vào 200 ml dung dịch HCl 1 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,85.                

B. 7,88.                

C. 23,64.              

D. 11,82.

Câu 5: Cho 18,8 gam hỗn hợp 2 muối carbonate và hydrogen carbonate của một kim loại kiềm, tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 sau phản ứng thu được 3,7185 lít khí (đkc). Kim loại kiềm này là

A. Li.                    

B. Rb.                   

C. K.                    

D. Na.

Câu 6: Cho 20,7 gam hỗn hợp CaCO3 và K2CO3 phản ứng hết với dung dịch HCl dư thu được khí Y. Sục toàn bộ khí Y từ từ vào dung dịch chỉ chứa 0,18 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị m nằm trong khoảng 

A. 29,55 < m ≤  35,46.                  

B. 29,55 < m < 30,14.      

C. 0 < m ≤ 35,46.                          

D. 30,14 ≤ m ≤ 35,46.

Câu 7: Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 1,5 M vào 0,4 lít dung dịch X gồm Na2CO3 và KHCO3 thu được 1,11555 lít CO2 (đkc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và KHCO3 trong dung dịch X lần lượt là

A. 0,0375 M và 0,05 M.                 

B. 0,1125 M và 0,225 M.               

C. 0,2625 M và 0,225 M.               

D. 0,2625 M và 0,1225 M.

Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp hai muối NaHCO3 và Na2CO3 thu được 1,2395 lít khí CO­2 (đkc). Mặt khác nếu cho mg hỗn hợp này tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 7,437 lít khí (đkc). Tính m?

A. 5,4 (g).             

B. 10,6 (g).           

C. 16 (g).                        

D. 30 (g).

Câu 9: Nung 100 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng Na2CO3 trong X là

A. 16%.

B. 84%.                

C. 31%.                

D. 69%.

Câu 10: Đem nung 1,50 gam một muối carbonate một kim loại cho đến khối lượng không đổi, thu  được 297,48 ml khí carbon dioxide (đkc). Kim loại trong muối carbonate trên là

A. Zn.                             

B. Mn.                            

C. Ni.                   

D. Ca.

Xem thêm Chuyên đề Hóa học 11 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


chuyen-de-cacbon-silic.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học