Bài tập trắc nghiệm Nhận biết một số chất tiêu biểu của nhóm nitơ



Chuyên đề: Nitơ - Photpho

Bài tập trắc nghiệm Nhận biết một số chất tiêu biểu của nhóm nitơ

Câu 1: Thuốc thử dùng để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat :

A. quỳ tím    B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch AgNO3    D. Dung dịch NaCl

Câu 2: Hoá chất để phân biệt ba dd riêng biệt: HCl, HNO3, H2SO4:

A. Dùng giấy quỳ tím, dd bazơ,    B. Dùng muối tan Ba2+, Cu kim loại,

C. Dùng dd muối tan của Ag+    D. Dùng dd phenolphtalein, giấy quỳ tím.

Câu 3: Dùng thuốc thử ở phương án nào để nhận biết được muối nitrat ?

A. Cu, H2SO4.    B. Cu, NaOH.    C. Fe, KCl.    D. Cu, NaCl.

Câu 4: Có 4 bình đựng 4 khí NH3, HCl, N2, Cl2 bị mất nhãn. Hóa chất cần dùng để phân biệt 4 bình khí trên là:

A. Quỳ ẩm    B. dd Ba(OH)2.    C. dd AgCl    D. dd NaOH

Câu 5: Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó

A. muối amoni chuyển thành màu đỏ

B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và sốc

C. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ

D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.

Câu 6: Có 4 dd NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3, MgCl2. Hóa chất có thể dùng phân biệt 4 dd trên với 1 lượt thử duy nhất là:

A. dd Ca(OH)2    B. dd KOH    C. dd Na2SO4    D. dd HCl

Câu 7: Có 5 dd NH4Cl, NaCl, Mg(NO3)2; Al(NO3)3, (NH4)2CO3. Hóa chất có thể dùng phân biệt 4 dd trên với 1 lượt thử duy nhất là:

A. dd H2SO4    B. dd KOH.    C. dd AgNO3    D. dd Ba(OH)2.

Câu 8: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dd: HCl, HNO3 và H3PO4

A. quỳ tím    B. Cu    C. dd AgNO3    D. Cu và AgNO3

Câu 9: Có 10 chất: (1) Cu; (2) Fe; (3) FeO; (4) AgNO3; (5) Na2CO3; (6) Fe(NO3)2; (7) Fe(OH)2; (8) Fe(NO3)3; (9) Au; (10) quỳ tím. Số chất có thể giúp phân biệt được hai dung dịch HCl và HNO3 loãng là:

A. 4    B. 6    C. 7    D. 5

Câu 10: Khi cho bột Cu vào hỗn hợp dung dịch gồm NaNO3 và H2SO4 thì hiện tượng quan sát được là

A. Dung dịch thu được màu hồng, có khí màu nâu đỏ thoát ra.

B. Dung dịch không màu, có khí không màu thoát ra.

C. Dung dịch màu xanh có khí màu nâu đỏ thoát ra.

D. Dung dịch màu xanh có khí không màu hóa nâu trong không khí.

Đáp án và hướng dẫn giải

1. C2. B3. A4. A5. B
6. A7. D8. C9. D10. D

Câu 4:

NH3: quỳ tím hóa xanh; HCl: quỳ tím hóa đỏ; Cl2: quỳ tím hóa đỏ sau mất màu; N2 quỳ tím không đổi màu.

Câu 6:

Khi cho Ca(OH)2 vào 4 dung dịch: NH4Cl: ↑ mùi khai NH3; NaCl: không hiện tượng; Mg(NO3)2: ↓ trắng Mg(OH)2; Al(NO3)3: ↓ trắng Al(OH)3 sau kết tủa tan Ba(AlO2)2; (NH4)2CO3: có ↓BaCO3 và ↑ mùi khai NH3

Câu 7:

Khi cho Ba(OH)2 vào 4 dung dịch: NH4Cl: ↑ mùi khai NH3; NH4HCO3: có ↓CaCO3 và ↑ mùi khai NH3; NaNO3: không hiện tượng; MgCl2: ↓ trắng Mg(OH)2

Câu 8:

T = 2,75 tạo 2 muối: Na2HPO4 (x mol) và Na3PO4 (y mol); 2x + 3y = 1,1 (1) và x + y = 0,4 (2) => x = 0,1 và y = 0,3.

Câu 9:

các chất đó là: 1, 3, 4, 6, 7

Tham khảo các bài Chuyên đề 2 Hóa 11 khác:


chuyen-de-nito-photpho.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học