Chuyên đề Công nghệ 10 trang 22 Cánh diều

Với lời giải Chuyên đề Công nghệ 10 trang 22 trong Bài 4: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Công nghệ 10 trang 22.

Câu hỏi trang 22 Chuyên đề Công nghệ 10: Chế phẩm enzyme có tác dụng gì đối với trồng trọt?

Lời giải:

Công dụng của enzyme đối với cây trồng là để phục vụ quá trình cải tạo đất nông nghiệp. Hơn nữa, chúng còn được sử dụng như một phân bón hữu cơ thay thế cho phân bón hoá học, giúp hạn chế hoá chất độc hại và rác thải thải ra ngoài môi trường.

Luyện tập trang 22 Chuyên đề Công nghệ 10: Mô tả quy trình sản xuất chế phẩm enzyme trong Hình 4.7.

Chuyên đề Công nghệ 10 trang 22 Cánh diều

Lời giải:

- Bước 1: Đầu tiên ta phải tuyển chọn giống vi sinh vật, chọn được loại giống tốt

- Bước 2: Tổng hợp enzym: chỉ tổng hợp một lượng nhỏ enzym (enzym bản thể), người ta cần tiến hành gây đột biến bằng phương pháp sinh học, lý, hóa học…để tạo chủng có khả năng “siêu tổng hợp enzym” như: Phương pháp gây đột biến; Phương pháp biến nạp; Phương pháp tiếp hợp gene; Phương pháp tải nạp.

- Bước 3: Thu nhận enzyme:Tách và làm sạch chế phẩm enzyme: Các phân tử enzyme không có khả năng đi qua màng của tế bào và màng của các cấu tử của tế bào. Do đó để có thể chiết rút các enzyme nội bào, bước đầu tiên là phải phá vỡ cấu trúc của các tế bào có chứa enzyme và chuyển chúng vào dung dịch.

- Bước 4: Để loại bỏ muối khoáng và các loại đường... là các tạp chất có phân tử lượng thấp, người ta thường dùng phương pháp thẩm tích (dialysis) đối nước hay đối các dung dịch đệm loãng hoặc bằng cách lọc qua gel sephadex. Để loại bỏ các protein tạp (protein cấu trúc, protein trơ) và các chất có phân tử lượng cao khác người ta hay dùng kết hợp các phương pháp khác nhau: phương pháp biến tích chọn lọc nhờ tác dụng của nhiệt độ hoặc pH của môi trường, phương pháp kết tủa phân đoạn bằng muối trung tính hoặc các dung môi hữu cơ, các phương pháp sắc ký (sắc ký hấp phụ, sắc ký trao đổi ion), điện di, phương pháp lọc gel. Để nâng cao giá trị sử dụng, hiện nay người ta thường tạo ra chế phẩm enzyme gọi là enzyme không tan (hay enzym cố định).

- Bước 5: Tạo chế phẩm enzyme

Câu hỏi trang 22 Chuyên đề Công nghệ 10: Vì sao chế phẩm enzyme chưa được sử dụng phổ biến trong trồng trọt?

Lời giải:

Vì hệ thống tiêu hóa của chúng còn chưa thật thích hợp với việc ăn loại thức ăn thô. Trong trồng trọt, các loại chế phẩm enzyme khác nhau như cellulase, hemicellulase, protease và amylase được sử dụng để chuyển hóa các phế liệu, đặc biệt là các phế liệu nông nghiệp cải tạo đất phục vụ nông nghiệp.

Vận dụng 1 trang 22 Chuyên đề Công nghệ 10: Tìm hiểu đặc điểm, tác dụng của một số chế phẩm enzyme sử dụng trong trồng trọt?

Lời giải:

- Enzyme có bản chất protein, là chất xúc tác sinh học không độc hại, có hoạt lực xúc tác mạnh và khá phổ biến trong tự nhiên, cần thiết cho rất nhiều quá trình hóa học trong tế bào và sinh vật sống.

- Trong trồng trọt, các loại chế phẩm enzyme khác nhau như cellulase, hemicellulase, protease và amylase được sử dụng để chuyển hóa các phế liệu, đặc biệt là các phế liệu nông nghiệp cải tạo đất phục vụ nông nghiệp. Việc sử dụng enzyme vi sinh vật trong sản xuất phân hữu cơ đang được khai thác để thay thế cho phân bón hóa học.

Vận dụng 2 trang 22 Chuyên đề Công nghệ 10: Khi sản xuất hoặc sử dụng chế sinh học trong trồng trọt cần phải chú ý những gì để đảm bảo an toàn lao động?

Lời giải:

Sử dụng đồ bảo hộ, gang tay, kính khi dùng phân bón vi sinh, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và làm theo chỉ dẫn. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chất lượng, được ban hành theo quy định pháp luật. Sau khi sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ

Lời giải Chuyên đề Công nghệ 10 Bài 4: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học