Chuyên đề Công nghệ 10 trang 21 Cánh diều

Với lời giải Chuyên đề Công nghệ 10 trang 21 trong Bài 4: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Công nghệ 10 trang 21.

Câu hỏi trang 21 Chuyên đề Công nghệ 10: Điểm khác biệt giữa thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thuốc bảo vệ thực vật hoá học là gì?

Lời giải:

Nguồn gốc

- Thuốc trừ sâu hoá học được cấu tạo từ các chất độc hoá học như Sairifos 585 EC, Diaphos 50EC, Lancer 50SP,....

- Thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ sinh học.

Mức độ độc hại:

Với thuốc trừ sâu hóa học:

Do nguồn gốc là từ các chất độc hoá học. Do đó, thuốc trừ sâu hoá học có thể coi là con dao hai lưỡi trong sản xuất nông nghiệp. Vì một mặt nó giúp tiêu diệt sâu bệnh, nhưng nó cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, các loại thiên địch có lợi, ô nhiễm môi trường. Các chất độc này có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật, quái thai,....

Với thuốc trừ sâu sinh học:

- Mức độ độc thấp hơn nhiều so với thuốc trừ sâu hóa học. Thậm chí, một số loại còn hoàn toàn an toàn với con người và các thiên địch có lợi.

- Khả năng phân hủy nhanh ít gây ảnh hưởng đến môi trường cũng là một điểm cộng.

- Dư lượng thuốc trừ sâu trên nông sản thường không đáng kể, rất thân thiện với môi trường

- Không ảnh hưởng đến các loài thiên địch có lợi, đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên

Luyện tập 1 trang 21 Chuyên đề Công nghệ 10: So sánh quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ vi khuẩn Bt (hình 4.3), nấm Beauveria bassiana (hình 4.4) và NPV (hình 4.5)

Chuyên đề Công nghệ 10 trang 21 Cánh diều

Chuyên đề Công nghệ 10 trang 21 Cánh diều

Chuyên đề Công nghệ 10 trang 21 Cánh diều

Lời giải:

Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật vi sinh học từ virus NPY tốn thời gian và sử dụng công nghệ nhiều hơn 2 quy trình kia. Trong 3 quy trình quy trình sản xuất từ vi khuẩn B1 đơn giản nhất so với 2 quy trình còn lại

Luyện tập 2 trang 21 Chuyên đề Công nghệ 10: Quan sát hình 4.6 và cho biết tên thuốc, thành phần và tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Chuyên đề Công nghệ 10 trang 21 Cánh diều

Lời giải:

- Thuốc trừ sâu sinh học: thành phần Virus NV, vi khuẩn bt

- Thuốc trừ sâu sinh học: thành phần beauveria bassiana

Vận dụng 1 trang 21 Chuyên đề Công nghệ 10: Tình huống: Trong lần đi khảo sát tình hình sâu, bệnh hại cây trồng của người dân địa phương, bạn Nam và bạn Hoa thấy trên ruộng trồng rau cải có nhiều sâu xanh ăn lá. Nam đề xuất nên sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu cho hiệu quả nha. Hoa đề nghị sử dụng chế phẩm NPV phun phòng trừ sâu ăn lá rau cải. Theo em nên sử dụng cách nào để phòng trừ sâu hai cho rau cải? Vì sao?

Lời giải:

Theo em nên sử dụng cách làm của bạn Hoa. Vì hiện nay sử dụng chế phẩm NPV là chế phẩm sinh học, nó là sản phẩm sinh học, không ảnh hưởng tới môi trường, con người, đạt được hiệu quả cao

Vận dụng 2 trang 21 Chuyên đề Công nghệ 10: Khảo sát thực tế và nêu tên, đặc điểm, tác dụng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phổ biến ở địa phương em.

Lời giải:

- Phân bón Kali Humate.

Tổng hàm lượng hữu cơ: 70-80% trong đó (Humic: 65-70%; ; Fulvic: 5 - 7%), K2O: 8-10%; độ ẩm 10 - 15%; Dạng hạt (hoặc bột) màu nâu đen. Tan gần như hoàn toàn trong nước (98,5%), chất lượng và màu sắc dung dịch ổn định

- Phân Bón Kích Rễ Humic mỹ

Phân bón kích rễ acid humic được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, acid humic có dạng bột mịn, hòa tan 100% trong nước. Chứa 2 thành phần chính acid humic và acid fulvic. Acid humic bón trược tiếp vào đất giúp kích thích sự phát triển của bộ rễ giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh.

Lời giải Chuyên đề Công nghệ 10 Bài 4: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học