20 câu trắc nghiệm tổng hợp Vật Lí 11 Chương 7 có lời giải



Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 11 Chương 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Vật Lí 11.

Bài 1. Một vật sáng AB đặt trước và vuông góc với trục chính của thấu kính ảnh A1B1 cùng chiều với vật. Dịch vật ra xa thấu kính thêm 3cm ta được ảnh A2B2 = 2A1B1, ảnh A2B2 vẫn cùng chiều với vật và dịch đi so với ảnh trước 24cm. Tiêu cự của thấu kính này là

A. 20cm

B. 12cm

C. 24cm

D. 40cm

Đáp án: B

Theo công thức thấu kính và công thức số phóng đại của ảnh ta được:

Ta có

Tỉ lệ độ dịch chuyển ảnh và độ dịch chuyển vật:

Vì ảnh luôn cùng chiều với vật nên k1.k2 > 0 → k1.k2 = 8 (2)

Giải (1) và (2) ⇒ k1 = 2, k2 = 4

Vì f > 0 nên đây là thấu kính hội tụ.

Bài 2. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh thật. Nếu cho vật dịch chuyển lại gần thấu kính 30cm thì ảnh sau của AB vẫn là ảnh thật nằm cách vật một khoảng như cũ và cao gấp 4 lần ảnh trước

a) Tiêu cự của thấu kính này là

A. 10cm

B. 15cm

C. 20cm

D. 25cm

b) Để được ảnh sau cao bằng vật thì phải dịch chuyển vật từ vị trí ban đầu một đoạn

A. 10cm và lại gần thấu kính

B. 10cm và ra xa thấu kính

C. 20cm và ra xa thấu kính

D. 20cm và lại gần thấu kính

a)Đáp án: C

Vì trước và sau khi dịch chuyển vật ảnh vẫn luôn là ảnh thật nên ta có:

Theo công thức thấu kính và công thức số phóng đại của ảnh ta được:

Độ dịch chuyển vật: (do vật lại gần thấu kính).

Sau khi di chuyển vật lại gần, ảnh cách vật một khoảng như cũ nên ảnh di chuyển ra xa thêm đoạn 30cm.

Độ dịch chuyển ảnh: ∆d’ = d’2-d’1=f.(k1-k2) = 30.

Tỉ lệ độ dịch chuyển ảnh và độ dịch chuyển vật:

Ảnh thật nên k1 < 0, k2 < 0, từ (1) và (2) = > k1 = -1/2 và k2 = -2 ⇒ f = 20cm

b)Đáp án: D

Theo câu a) ta có:

Để ảnh cao bằng vật thì d2 = 2.f = 40cm ⇒ Dịch vật lại gần thấu kính 20cm

Bài 3. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm, có dạng hình tròn. Điểm sáng đặt ở trục chính và trước thấu kính thì tìm được hai vị trí sao cho trên màn ảnh đặt sau thấu kính thu được vệt sáng tròn cùng đường kính rìa với thấu kính. Biết khoảng cách hai vị trí đặt vật cách nhau 10cm. Khoảng cách từ màn đến thấu kính là

A. 10cm

B. 30cm.

C. 20cm

D. 40cm.

Đáp án: D

Để thu được vệt sáng tròn có cùng đường kính đường rìa với thấu kính thì điểm sáng phải đặt tại tiêu điểm chính của thấu kính và vị trí thứ hai cách xa thấu kính hơn tiêu điểm chính 10cm.

Ảnh của S2 là điểm sáng S’2 nằm chính giữa màn với thấu kính(hình vẽ)

Ta có: d1 = f = 10cm; d2 = f + 10 = 20cm.

Khoảng cách từ màn tới thấu kính là: 2d’2 = 40cm.

Bài 4. Đặt điểm sáng S trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính 11cm. Thu ảnh trên màn E được điểm sáng S’ đối xứng với S qua thấu kính. Nếu đặt màn tại tiêu diện của thấu kính, từ vị trí ban đầu dịch chuyển S ra xa thấu kính trên trục chính, S chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 4m/s2 (tốc độ ban đầu bằng 0). Khoảng thời gian nhỏ nhất để diện tích vệt sáng trên màn bằng 1/36 diện tích ban đầu là

A. 0,5s

B. 1s

C. 1,5s

D. 2s

Đáp án: A

Ảnh S’ đối xứng với S ⇒ d’ = 2f = 22cm.

Đặt E tại tiêu diện thì diện tích đường tròn sáng là: A = π.R2 = 36.A’.

(A, A’ là ký hiệu cho diện tích hình tròn sáng trên màn trước và sau khi dịch chuyển)

⇒ R = 6.R’ (R’ là bán kính vết sáng tròn sau khi dịch chuyển nguồn sáng)

Khi đặt màn E lại tiêu diện của thấu kính ⇒ R = 0,5R0

Dịch chuyển S đến S1, từ hình vẽ và xét tam tam giác đồng dạng, ta có:

Vị trí mới của ảnh là: d’1 = OS’1 = f + F’S’1 = 13cm.

Quãng đường vật dịch chuyển là: s = 71,5 – 22 = 49,5cm.

Khoảng thời gian màn chuyển động là

Bài 5. Đặt điểm sáng S cách màn ảnh E một khoảng 100cm. Giữa S và màn đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 36cm. Tịnh tiến thấu kính giữa điểm sáng S và màn có vị trí của thấu kính sao cho đường kính của vết sáng trên màn là nhỏ nhất. Biết đường kính đường rìa của thấu kính là 9cm. Đường kính cực tiểu của vết sáng là

A. 2cm

B. 3cm

C. 4cm

D. 5cm

Đáp án: D

Theo bài ra, khoảng cách từ vật đến màn L = 100cm < 4f nên ảnh luôn nằm sau màn (Hình vẽ)

Xét hai tam giác đồng dạng:

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta được:

Để diện tích vết tròn nhỏ nhất thì R nhỏ nhất thì

Đường kính nhỏ nhất của vết sáng là

Bài 6. Chiếu một chùm sáng hội tụ qua một lỗ tròn trên một màn chắn sáng, thấy chùm sáng hội tụ tại một điểm trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của lỗ và đi qua tâm lỗ tròn, cách tâm lỗ tròn một khoảng 10cm. Đặt vào lỗ tròn một thấu kính phân kì thì thấy chùm sáng hội tụ tại một điểm cách tâm lỗ tròn một khoảng 20cm. Tiêu cự của thấu kính là

A. 6,7cm

B. 20cm

C. -6,7cm

D. -20cm

Đáp án: D

Khi đặt thấu kính phân kì chắn lỗ tròn thì vật ban đầu là vật ảo, thu được ảnh thật nên ta có: d = -10cm; d’ = 20cm

Theo công thức thấu kính:

Bài 7. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự 4mm, thị kính với tiêu cự 20mm và độ dài quang học bằng 156mm. Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng 25cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở điểm cực cận là

A. 4,0000mm

B. 4,1026mm

C. 4,1016mm

D. 4,1035mm.

Đáp án: C

Theo bài ra: f1 = 4mm; f2 = 20mm; ẟ = 156mm và Đ = 25cm.

Khi ngắm chừng ở điểm cực cận thì ảnh của vật qua thị kính nằm tại Cc

Bài 8. Một người mắt cận thị có điểm cực cận cách mắt 11cm và điểm cực viễn cách mắt 51cm. Để sửa tật cận thị mắt phải đeo kính gì, có độ tụ bằng bao nhiêu? Biết rằng kính đeo cách mắt 1cm

A. Kính phân kì, độ tụ -1dp

B. Kính phân kì, độ tụ -2dp

C. Kính hội tụ, độ tụ 1dp

D. Kính hộ tụ, độ tụ 2dp.

Đáp án: B

Đeo kính phân kì cách mắt 𝑙 = 1cm ⇒ f k = - (OCc - 𝑙) = - 50cm.

⇒ D = -2dp.

Bài 9. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10cm đến 40cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ +10dp. Mắt đặt sát sau kính. Muốn nhìn rõ ảnh của vật qua lăng kính ta phải đặt vật trước kính và cách kính trong khoảng từ

A. 8cm đến 10cm

B. 5cm và 8cm

C. 5cm đến 10cm

D. 10cm đến 40cm

Đáp án: B

Sử dụng kính lúp có độ tụ D = +10dp → f = 10cm.

+ Ngắm chừng ở điểm cực cận: d’1 = - OCc = - 10cm.

Suy ra vật đặt cách kính:

+ Ngắm chừng ở điểm cực viễn: d’2 = - OCv = - 40cm.

Suy ra vật đặt cách kính:

Bài 10. Một kính thiên văn có vật kính với độ tụ 0,5dp. Thị kính cho phép nhìn vật cao 1mm đặt trong tiêu diện vật dưới góc trông là 0,05 rad. Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là

A. 50

B. 100

C. 150

D. 200

Đáp án: B

Vật kính có tiêu cự: f1 = 1/D = 2m = 200cm.

Tiêu cự thị kính:

Kính thiên văn cho ảnh tại tiêu diện của vật kính và thị kính

Suy ra số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là:

Bài 11. Lăng kính có tác dụng

A. Tạo ra ảnh ảo của một vật sáng

B. Phân tích chùm sáng tới máy quang phổ

C. Tạo ra ảnh thật của một vật sáng

D. Phân tích cấu tạo hoá học của nguồn sáng.

Đáp án: B

Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm ánh sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau. Nó dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra.

Nguyên tắc hoạt động: dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Bộ phận của máy làm nhiệm vụ tán sác ánh sáng là: lăng kính

Bài 12. Kính lúp dùng để quan sát các vật có kích thước

A. Nhỏ

B. Rất nhỏ

C. Lớn

D. Rất lớn

Đáp án: A

Kính lúp là một công cụ quang phổ học bổ trợ cho mắt việc quan sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo, lớn hơn vật và nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt

Bài 13. Khi nói về cách sử dụng kính lúp, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật ngoài khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

B. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

C. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chình khoảng cách giữa vật và kính để ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

D. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chình ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn của mắt để việc quan sát đỡ bị mỏi mắt.

Đáp án: A

Điều chỉnh và sử dụng kính lúp là sự điều chỉnh vị trí giữa vật và kính lúp, để ảnh của vật qua kính lúp đó là ảnh ảo (ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính) sao cho nó nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt người quan sát.

Bài 14. Số bội giác của kính lúp hoặc kính hiển vi phụ thuộc khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ của người quan sát, còn với kính thiên văn hoặc ống nhòm thì không phụ thuộc vào Đ vì

A. Vật quan sát ở rất xa, coi như xa vô cùng

B. Công thức lạp được cho trường hợp ảnh cuối cùng ở xa vô cùng

C. Công thức về số bội giác thu được với kính thiên văn chỉ là gần đúng

D. Đó là tính chất đặc biệt của dụng cụ quang

Đáp án: D

Số bội giác của kính lúp hoặc kính hiển vi phụ thuộc khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ của người quan sát, còn với kính thiên văn hoặc ống nhòm thì không phụ thuộc vào Đ vì tính chất đặc biệt của dụng cụ quang.

Bài 15. Số bội giác thu được với kính hiển vi tốt, loại đắt tiền có thể thay đổi được trong phạm vi rộng là nhờ

A. Vật kính có tiêu thay đổi được

B. Thị kính có tiêu cự thay đổi được

C. Độ dài quang học có thể thay đổi được

D. Có nhiều vật kính và thị kính khác nhau

Đáp án: D

Số bội giác thu được với kính hiển vi tốt, loại đắt tiền có thể thay đổi được trong phạm vi rộng là nhờ có nhiều vật kính và thị kính khác nhau.

Bài 16. Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực

A. Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính

B. Tỉ lệ nghịch với tích các tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính

C. Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính

D. Tỉ lệ thuận với cả hai tiêu cự của vật kính và thị kính

Đáp án: A

Kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực:

Suy ra số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính.

Bài 17. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật 2 lần, cách thấu kính 6cm. Tiêu cự của thấu kính và vị trí của vật để có ảnh nhỏ hơn vật 3 lần tương ứng là

A. f = -12cm và d2 = 24cm

B. f = 2cm và d2 = 8cm

C. f = -6cm và d2 = 4cm

D. f = 4cm và d2 = 8cm

Đáp án: A

Vật thật cho ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật 2 lần nên ảnh là ảnh ảo và d’ = -6cm.

Theo công thức thấu kính và công thức số phóng đại:

Đây là thấu kính phân kỳ.

Vị trí của vật để có ảnh nhỏ hơn vật 3 lần là d2, khi đó ta có:

Bài 18. Hai ngọn đèn S1 và S2 (coi như các điểm sáng) đặt cách nhau 16cm trên trục chính của thấu kính có tiêu cự 6cm. Ảnh tạo bởi thấu kính của S1 và S2 trùng nhau tạo S’ (hình vẽ). Khoảng cách từ S’ tới thấu kính là

A. 12cm

B. 6,4cm

C. 5,6cm

D. 4,8cm

Đáp án: A

Ảnh của S1 và S2 trùng nhau nên thấu kính là thấu kính hội tụ và một trong hai ảnh là ảnh ảo, các đèn ở hai phía so với thấu kính

Giả sử S1 cho ảnh ảo ⇒ d1 + d2 = a = 16cm và d’2 = -d’1

Theo công thức ta có:

Công theo vế ta được:

Thay số: d1 = 4cm ⇒ d’1 = -12cm.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học