Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước



Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước

Câu 1. Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước ?

A. Rễ      B. Hoa

C. Lá      D. Thân

Đáp án: A

giải thích: rễ cây có vai trò giữ đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán – SGK 151

Câu 2. Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát ?

A. Xà cừ      B. Xương rồng

C. Phi lao      D. Lim

Đáp án: C

giải thích: Phi lao thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát

Câu 3. Thực vật giúp hạn chế xói mòn thông qua cơ chế nào ?

A. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.

B. Cành và thân cây giúp nước mưa nương theo để chảy xuống lớp thảm mục, ngấm từ từ vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm.

C. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án: D

giải thích: thực vật có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra,sau đó được rễ cây giữ lạ 1 phần và thấm dần xuống các lớp dưới tạo thành dòng chảy ngầm…- SGK 149+151

Câu 4. Thực vật có vai trò nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Điều hoà khí hậu

C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán

D. Giữ đất, chống xói mòn

Đáp án: A

giải thích: thực vật có vai trò điều hoà khí hậu, giữ đất chống xói mòn, hạn chết ngập lụt, hạn hán – SGK 150+ 151

Câu 5. Ở vùng núi, hiện tượng ngập lụt xảy ra sau mưa là do nguyên nhân nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Mặt đất bị bê tông hoá đã làm cản trở quá trình ngấm nước từ bề mặt xuống mạch nước ngầm và làm xuất hiện hiện tượng ngập lụt.

C. Mưa quá to khiến cho nước không thể rút kịp ở mọi nơi và gây nên hiện tượng ngập lụt.

D. Mưa làm đất đá bị xói mòn và trôi xuống, lấp lòng sông, suối khiến nước dâng cao và không thoát kịp nên tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt.

Đáp án: D

giải thích: ở những nơi k có rừng, sau khi mưa lớn đất bị xói mòn theo nước mưa trôi xuống làm lấp lòng song, suối; nước không thoát kịp, tràn lên các vùng thấp, gây ngập lụt; mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán – SGK 150

Câu 6. Vì sao những nơi trống trải, không có thực vật sinh sống lại hay xảy ra hạn hán ?

A. Vì không được bổ sung nước nhờ quá trình quang hợp của thực vật.

B. Cả C và D.

C. Vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt làm cho đất bị khô cằn do bốc hơi nước.

D. Vì nước rơi xuống bề mặt không được giữ lại bởi lớp thảm mục và hệ rễ thực vật.

Đáp án: B

giải thích: những nơi trống trải thường xẩy ra hạn hán vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt làm cho đất bị khô cằn do bốc hơi nước và nước rơi xuống bề mặt không được giữ lại bởi lớp thảm mục và hệ rễ thực vật – SGK 150

Câu 7. Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ chốt trong đời sống sinh hoạt của con người ?

A. Nước ngầm

B. Nước biển

C. Nước bề mặt

D. Nước bốc hơi

Đáp án: A

giải thích: nguồn nước đóng vai trò chư yếu trong đời sống sinh hoạt của con người là nguồn nước ngọt – nước ngầm

Câu 8. Cho các thành phần sau :

1. Tán lá

2. Rễ cây

3. Lớp thảm mục

4. Thân cây

Thành phần nào có khả năng làm cản trở dòng chảy của nước mưa ?

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 4

Đáp án: A

giải thích: mưa chảy xuống gặp tán lá cản, sau đó theo thân cây chảy xuống lớp thảm mục và rễ cây – Hình 47.1 SGK 149

Câu 9. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Ở nước ta, mỗi năm 1 ha đất trống bị thất thoát khoảng … tấn đất bề mặt do hiện tượng xói mòn, rửa trôi.

A. 95      B. 151

C.      D. 36

Đáp án: C

giải thích: ở nước ta mỗi năm 1 ha đất trống không có rừng bị trôi mất 173 tấn đất mặt – Em có biết? SGK 151

Câu 10. Loại cây nào dưới đây không được trồng để chắn gió ?

A. Cau

B. Tra (nho biển)

C. Phi lao

D. Thông

Đáp án: A

giải thích: các loài cây hay được trồng để chắn gió như là: phi lao, thông, đước, nho biển, chùm ngây…

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Sinh lớp 6 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Sinh học 6:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học