Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người
Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người
Câu 1. Để rút ngắn thời gian thu hoạch, người thường trồng khoai lang theo hình thức nào dưới đây ?
A. Trồng bằng củ
B. Giâm cành
C. Chiết cành
D. Ghép cành
Đáp án: B
Giải thích: Người ta thường trồng khoai lang theo hình thức giâm cành. Giâm cành là lấy 1 đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm vào đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.
Câu 2. Phương pháp chiết cành không được áp dụng đối với loại cây nào dưới đây ?
A. Dừa B. Nhãn
C. Na D. Ổi
Đáp án: A
Giải thích: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng cây mới. Người ta thường chiết cành cho 1 số cây ăn quả để rút ngắn thời gian được thu hoạch. VD: cam, chanh, ổi, quất…
Câu 3. Cho các thao tác sau :
1. Lựa chọn một cành khoẻ, không bị sâu bệnh
2. Đắp bầu đất bao quanh phần thân bị lột vỏ
3. Khi bầu đất xuất hiện rễ thì cắt cành đem đi trồng
4. Lột bỏ một khoanh vỏ trên cành vừa chọn
Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự sớm muộn trong quy trình chiết cành.
A. 1 – 2 – 4 - 3
B. 1 – 4 – 2 - 3
C. 1 – 2 – 3 - 4
D. 1 – 4 – 3 – 2
Đáp án: B
Giải thích: Hình 27.2 trang 89.
Câu 4. Trong các phương pháp nhân giống cây trồng dưới đây, phương pháp nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất ?
A. Giâm cành
B. Chiết cành
C. Ghép cây
D. Nhân giống vô tính
Đáp án: D
Giải thích: Phương pháp cho hiệu quả kinh tế cao: nhân giống vô tính trong ống nghiệm. Đây là phương pháp tạo nhiều cây con từ 1 mô có các đặc điểm giống tế bào mẹ ban đầu. Phương pháp này dùng để ứng dụng trong việc nhân nuôi giống quý hiếm, bảo tồn các giống đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 5. Phương pháp nhân giống nào dưới đây sẽ cho ra cây giống mang đặc điểm di truyền của hai cá thể khác nhau ?
A. Nhân giống vô tính
B. Giâm cành
C. Ghép cây
D. Chiết cành
Đáp án: C
Giải thích: Ghép cây là đem cành ghép hay mắt ghét của cây này ghép vào cây khác cùng loại (gốc ghép) để cho cành ghét hay mắt ghép tiếp tục phát triển.
Câu 6. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : … là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
A. Ghép cành
B. Giâm cành
C. Chiết cành
D. Nhân giống vô tính
Đáp án: C
Giải thích: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới – SGK trang 91.
Câu 7. Cây mía thường được trồng bằng
A. một mảnh lá. B. phần ngọn.
C. rễ củ. D. phần gốc.
Đáp án: B
Giải thích: Cây mía thường được trồng bằng phần ngọn.
Câu 8. Cây nào dưới đây thường được trồng bằng cách chiết cành ?
A. Tía tô B. Rau đay
C. Bưởi D. Gấc
Đáp án: C
Giải thích: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng cây mới. Người ta thường chiết cành cho 1 số cây ăn quả để rút ngắn thời gian được thu hoạch. VD: cam, chanh, ổi, quất…
Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Khi …, chúng ta cần chọn những cành có mắt và chồi to khoẻ vì mắt và chồi được xem là các điểm sinh trưởng của cành, từ mắt có thể đâm ra các rễ giúp cành hút nước và muối khoáng, từ chồi sẽ mọc lên các mầm non, giúp cành lớn lên và phát triển thành cây con.
A. giâm cành B. chiết cành
C. ghép gốc D. trồng cây
Đáp án: A
Giải thích: Khi giâm cành, chúng ta cần chọn những cành có mắt và chồi to khoẻ vì mắt và chồi được xem là các điểm sinh trưởng của cành, từ mắt có thể đâm ra các rễ giúp cành hút nước và muối khoáng, từ chồi sẽ mọc lên các mầm non, giúp cành lớn lên và phát triển thành cây con – SGK trang 91, Hình 27.1 – SGK trang 89.
Câu 10. So với việc trồng cây bằng củ thì trồng cây bằng một đoạn thân/cành có lợi thế nào sau đây ?
A. Hạn chế tối đa ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh
B. Rút ngắn được thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây giống.
C. Cải thiện năng suất cây trồng
D. Giảm lượng phân bón cần cung cấp cho cây
Đáp án: B
Giải thích: Khi trồng cây bằng một đoạn thân/cành có thể rút ngắn được thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây giống.
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Sinh lớp 6 khác:
- Bài tập trắc nghiệm Bài 25: Biến dạng của lá
- Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 4 (Số 1)
- Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 4 (Số 2)
- Bài tập trắc nghiệm Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Bài tập trắc nghiệm Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người
- Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 5
- Bài tập trắc nghiệm Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa
- Bài tập trắc nghiệm Bài 29: Các loại hoa
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Sinh học 6:
- Lý thuyết & Trắc nghiệm Sinh học 6 có đáp án
- Giải bài tập Sinh học 6 (hay nhất)
- Giải bài tập Sinh học 6 (ngắn nhất)
- Giải vở bài tập Sinh học 6
- Giải sách bài tập Sinh học 6
- Đề thi Sinh học 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều