Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 51: Nấm



Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 51: Nấm

Câu 1. Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức

A. kí sinh.      B. tự dưỡng.

C. cộng sinh.      D. hoại sinh.

Đáp án: D

giải thích: mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh: các sợi mốc bám chặt vào bánh mì hoặc cơm thiu hút lấy nước và chất hữu cơ để sống – SGK 165

Câu 2. Khi nói về mốc trắng, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?

A. Thường tìm thấy trong cơm để lâu ngày, ruột bánh mì để thiu

B. Tồn tại vách ngăn giữa các tế bào trong sợi nấm

C. Sinh sản bằng bào tử

D. Không chứa diệp lục

Đáp án: B

giải thích: Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh, bên trong có tế bào chất và nhiều nhân nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Không có chất diệp lục. Sinh sản bằng bảo tử. Và tìm thấy ở cơm thiu hay bánh mì – SGK 165

Câu 3. Chất kháng sinh pênixilin được sản xuất từ một loại

A. nấm men.      B. mốc trắng.

C. mốc tương.      D. mốc xanh.

Đáp án: D

giải thích: Penicillin là một trong một nhóm kháng sinh thu được từ 1 loại nấm xanh có tên là Penicillium – SGK 166

Câu 4. Loại nấm nào dưới đây được xếp vào nhóm nấm mũ ?

A. Nấm hương

B. Nấm mỡ

C. Nấm rơm

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

giải thích: nấm mũ có các loại nấm như: nấm hương, nấm rơm, nấm mỡ, mộc nhĩ….- hình 51.5 SGK 168

Câu 5. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm là

A. 25oC - 30oC

B. 15oC - 20oC

C. 35oC - 40oC

D. 30oC - 35oC

Đáp án: A

giải thích: ngoài thức ăn, nấm cần nhiệt độ thích hợp để phát triển, tốt nhất là 25 – 30°C – SGK 168

Câu 6. Loại nấm nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ?

A. Nấm than      B. Nấm sò

C. Nấm men      D. Nấm von

Đáp án: B

giải thích: 1 số loại nấm làm thức ăn cho con người: men bia, nấm hương, nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ… - Bảng SGK 169

Câu 7. Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ?

A. Tay chân miệng

B. Á sừng

C. Bạch tạng

D. Lang ben

Đáp án: D

giải thích: 1 số nấm kí sinh trên người có thể gây bênh như hắc lào, chứng nước ăn chân… - SGK 169

Câu 8. Loại nấm nào dưới đây thường gây hại trên cây ngô ?

A. Nấm thông      B. Nấm von

C. Nấm than      D. Nấm lim

Đáp án: C

giải thích: nâm than kí sinh trên cây ngô làm hỏng bắp làm thiệt hại mùa mang – hình 51.6A SGK 169

Câu 9. Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây ?

A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ

B. Thường sống quanh các gốc cây

C. Có màu sắc rất sặc sỡ

D. Có kích thước rất lớn

Đáp án: C

giải thích: nấm độc thường có các đặc điểm như màu sắc sặc sỡ, có mùi hắc, có chảy sữa... Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, như có nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường. Nên cần hết sức cảnh giác và cẩn trọng

Câu 10. Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào ?

A. Sinh sản bằng hạt

B. Sinh sản bằng cách nảy chồi

C. Sinh sản bằng cách phân đôi

D. Sinh sản bằng bào tử

Đáp án: D

giải thích: nâm sinh sản chủ yếu bằng bào tử - SGK 167

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Sinh lớp 6 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Sinh học 6:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học