500 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 1 (có đáp án): Chuyển hóa vật chất và năng lượng



500 câu trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 1 (có đáp án): Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Phần dưới liệt kê các bài trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng có đáp án. Bạn vào tên bài để tham khảo phần câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 tương ứng.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 1 năm 2023

Bộ 500 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 1

A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 có đáp án năm 2023

Câu 1: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:

A. Khí khổng

B. Tế bào nội bì

C. Tế bào lông hút

D. Tế bào biểu bì

Lời giải:

Con đường vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan: Đất → biểu bì (lông hút) → vỏ → Nội bì → trung trụ (mạch gỗ).

Nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào lông hút trước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cơ quan chuyên hóa để hấp thụ nước ở thực vật ở cạn là:

A. Lông hút

B. 

C. Toàn bộ cơ thể

D. Rễ, thân, lá

Lời giải:

Thực vật ở cạn hút nước chủ yếu qua hệ thống lông hút.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. Chủ động

B. Thẩm thấu

C. Cần tiêu tốn năng lượng

D. Nhờ các bơm ion

Lời giải:

Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Thực vật lấy nước chủ yếu bằng cơ chế

 A. Hoạt tải

B. Thẩm thấu

C. Khuếch tán

D. Ẩm bào

Lời giải:

Thực vật lấy nước nhờ cơ chế thẩm thấu: nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. nhập bào

B. chủ động

C. thẩm tách

D. thẩm thấu

Lời giải:

Sự xâm nhập của nước vảo tế bào lông hút theo cơ chế: Thẩm thấu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bàn nào?

A. Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.

B. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.

C. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.

D. Điện li và hút bám trao đổi.

Lời giải:

Khoáng được hấp thụ bị động và chủ động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ các cơ chế

A. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi cao nồng độ thấp.

B. thẩm thấu qua màng tế bào.

C. đi ngược chiều gradien nồng độ.

D. thụ động và chủ động.

Lời giải:

Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu)

Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Lời giải:

Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp, không phải từ thấp đến cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hấp thụ nước theo cơ chế thụ động của rễ là

 A. hấp thu sử dụng rất ít nguồn năng lượng ATP của tế bào.

B. hấp thu nước nhưng không hấp thu ion khoáng.

C. hấp thu không phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu.

D. hấp thu với các chất di chuyển theo bậc thang nồng độ.

Lời giải:

Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (theo thang nồng độ): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm: 

1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.

3. Không cần tiêu tốn năng lượng.

4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

A. 2,3

B. 1,4

C. 2,4

D. 1,3.

Lời giải:

Quá trình hẩp thụ bị động ion khoáng theo hình thức khuếch tán, không cần tiêu tốn năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Các ion khoáng: 

(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. 

(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. 

(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi). 

(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng. Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:

A. (1), (2) và (3)     

B. (1), (3) và (4)   

C. (2), (3) và (4)   

D. (1), (2) và (4)

Lời giải:

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động các ion khoáng là: Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước, khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Hấp thụ bị động chất khoáng bao gồm các hình thức nào sau đây?

1. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.

2. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.

3. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.

4. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

A. 1,3,4

B. 2,4.

C. 2,3,4

D. 1,2,4.

Lời giải:

Ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp sang cao là hình thức hấp thụ chủ động

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Ý nào sau đây không phải là hấp thụ bị động chất khoáng?

A. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.

B. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.

C. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.

D. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

Lời giải:

Ý A không đúng: Ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ caolà hình thức hấp thụ chủ động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây một cách chủ động được diễn ra theo phương thức nào?

A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.

B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.

C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng.

D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.

Lời giải:

Hấp thụ chủ động là vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ và cần tiêu hao năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có

A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.

B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.

D. nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Lời giải:

Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơn có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?

1. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ.

2. Cần năng lượng và chất hoạt tải (chất mang).

3. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.

4. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút hấp thụ chủ động.

A. 1,2,4

B. 1,2,3,4

C. 1

D. 1,2

Lời giải:

Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, cần được cung câp năng lượng, cần chất mang.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?

A. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, cần năng lượng.

B. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ, không cần năng lượng.

C. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.

D. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút lấy vào.

Lời giải:

Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm: Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, cần được cung câp năng lượng,

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào? 

1. Năng lượng là ATP.

2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.

4. Enzim hoạt tải (chất mang).

A. 1,3,4

B. 2,4.

C. 1,2,4

D. 1,4

Lời giải:

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng cần ATP, tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, enzim hoạt tải.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

A. Năng lượng là ATP.

B. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

C. Enzim hoạt tải (chất mang).

D. Cả 3 yếu tố trên

Lời giải:

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của ATP, tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, enzim hoạt tải.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

A. Hấp thụ chủ động.

B. Hấp thụ thụ động

C. Thẩm thấu.

D. Khuếch tán

Lời giải:

Cây cần vận chuyển ion ngược chiều gradient nồng độ → Hấp thụ chủ động.

Đáp án cần chọn là: A

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 có đáp án năm 2023

Câu 1: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. Từ mạch gỗ sang mạch rây

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ

D. Qua mạch gỗ

Lời giải:

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Nước được vận chuyển trong thân chủ yếu qua

A. Mạch gỗ.

B. Mạch rây

C. Từ mạch rây sang mạch gỗ

D. Ở gốc là mạch gỗ, ở ngọn là mạch rây

Lời giải:

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Tế bào mạch gỗ của cây gồm

 A. Quản bào và tế bào nội bì.

B. Quản bào và tế bào lông hút

C. Quản bào và mạch ống.

D. Quản bào và tế bào biểu bì.

Lời giải:

Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Khác với mạch libe, mạch gỗ có cấu tạo

A. Gồm các tế bào chết.

B. Gồm các tế bào sống nối thông với nhau.

C. Gồm các tế bào sống và các tế bào chết xen kẽ nhau.

D. Gồm nhiều lớp tế bào có vách dày.

Lời giải:

Khác với mạch libe, mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Loại tế bào nào sau đây cấu tạo nên mạch gỗ:

A. Ống rây và tế bào kèm

B. Quản bào và tế bào kèm

C. Ống rây và quản bào

D. Quản bào và mạch ống

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Tế bào mạch gỗ gồm bao nhiêu loại tế bào sau đây? 

(1) Các quản bào.     (2) Mạch gỗ. 

(3) Tế bào kèm.        (4) Mạch ống.     (5) ống rây.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và

A. tế bào nội bì

B. tế bào lông hút

C. mạch ống

D. tế bào biểu bì

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

A. Nước và các ion khoáng

B. Amit và hooc môn

C. Axitamin và vitamin

D. Xitôkinin và ancaloit

Lời giải:

Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước và ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước và các ion khoáng.

B. các chất dự trữ.

C. glucozơ và tinh bột.

D. các chất hữu cơ.

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước

B. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ

C. các ion khoáng

D. nước và các ion khoáng

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là:

A. nước và vitamin

B. các ion khoáng và chất hữu cơ

C. nước và các ion khoáng

D. nước và các chất hữu cơ

Lời giải:

Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Trong các đặc điểm sau :

(1) Các tế bào nối với nhau qua các bản rây thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Mạch gỗ có các đặc điểm (2), (3), (4)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Mạch gỗ có đặc điểm:

A. Gồm những tế bào chết.

B. Thành tế bào được linhin hóa.

C. Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Mạch gỗ có các đặc điểm: Gồm những tế bào chết; thành tế bào được linhin hóa; đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

A. Lực đẩy (áp suẩt rễ)

B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

C. Lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch

D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

Lời giải:

Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá là sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy của rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Nước được vận chuyển trong thân từ dưới lên, do nguyên nhân nào?

A. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.

B. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.

C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ

D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ.

Lời giải:

Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do sự phối hợp của 3 lực: lực đẩy của rễ do áp suất rễ; lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám với thành mạch gỗ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Yếu tố nào không phải là động lực vận chuyển nước từ rễ lên lá?

A. Áp suất rễ

B. Quá trình thoát hơi nước ở lá

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa cột nước với thành mạch

D. Nồng độ dịch vận chuyển

Lời giải:

Nồng độ dịch vận chuyển không phải là động lực vận chuyển nước từ rễ đến lá

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Khi tranh luận về vai trò của các động lực đẩy dòng mạch gỗ, bạn Sơn cho rằng: 

(1) Lực đẩy của rễ có được là do quá trình hấp thụ nước. 

(2) Nhờ lực lực đẩy của rễ nước được vận chuyển từ rễ lên lá. 

(3) Hiện tượng ứ giọt là một thực nghiệm chứng minh lực đẩy của rễ. 

(4) Lực hút của lá đảm bảo cho dòng mạch gỗ được vận chuyển liên tục trong cây. 

Theo em, trong các ý kiến của bạn Sơn có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Các phát biểu đúng: 3, 4

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là

A. lực đẩy của rễ

B. lực liên kết giữa các phân tử nước

C. lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ

D. lực hút do thoát hơi nước ở lá

Lời giải:

Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là lực hút do thoát hơi nước ở lá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ 

1. Lực đẩy (áp suất rễ) 

2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá 

3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ 

4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…) 

5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất

A. 1-3-5

B. 1-2-4

C. 1-2-3

D. 1-3-4

Lời giải:

Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ:

1. Lực đẩy (áp suất rễ)

2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

 A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).

C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.

Lời giải:

Lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân.

Đáp án cần chọn là: D




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học