Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 16 có đáp án năm 2023 (sách mới)

Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh 11 Bài 16 có đáp án năm 2023 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 16.

Lời giải sgk Sinh học 11 Bài 16:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 16 (sách cũ)

Bài 16: Tiêu hóa động vật (tiếp theo)

Câu 1: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A. Tiêu hóa ngoại bào.    

B. Tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.

D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 2: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 3:  Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được? 

A. Biến đổi cơ học  và hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. Biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào tế bào.

C. Biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. Biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 4: Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của

 A.  dạ dày

B.  thực quản

C.  ruột non

D.  ruột già

Câu 5: Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng

A. Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà

B. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch

C. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn

D. Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa

Câu 6: Vì sao gà thường hay ăn các hạt sạn và sỏi nhỏ

A. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch tiêu hóa

B. Chúng cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho gà

C. Giúp tăng nhu động ruột

D. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn trong mề

Câu 7: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

A. Răng cửa giữ và giật cỏ.        

B. Răng nanh nghiền nát cỏ.

C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.

D. Răng nanh giữ và giật cỏ.

Câu 8: Ý nào sau đây là đúng với chức năng răng của thú ăn cỏ?

A. Răng cửa giữ và giật cỏ.

B. Răng nanh giữ và giật cỏ.

C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.

D. Cả A, B và C

Câu 9: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?

A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

B. Răng cửa giữ thức ăn.

C. Răng nanh cắn và giữ mồi.

D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Câu 10: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt

A. Răng nanh cắm và giữ mồi

B. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

C.  Răng hàm nhai nát thịt

D. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn lấy cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Câu 11: Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A. Bò.     

B. Trâu.

C. Ngựa.

D. Cừu.

Câu 12:  Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?

A.  Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

C. Ngựa, thỏ, chuột.

D. Trâu, bò, cừu, dê.

Câu 13: Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A. 

B. Trâu

C. Ngựa

D. Cừu

Câu 14: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?

A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.     

B. Ngựa, thỏ, chuột.

C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.     

D. Trâu, bò, cừu, dê.

Câu 15: Dạ dày có 4 túi là của các động vật nào sau đây ?

A. Trâu, thỏ, dê.

B. Ngựa, hươu, bò.

C. Trâu, bò, nai.

D. Ngựa, bò, dê.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?

A. Có dạ dày tuyến

B. Có dạ dày 4 ngăn

C. Có dạ dày đơn

D. Có dạ dày cơ.

Câu 17: Loài động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A. 

B. Thỏ

C. Ngựa

D. Sư tử

Câu 18: Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A. Chuột.

B. Ngựa

C. 

D. Thỏ

Câu 19: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ? 

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn. 

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người 

(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật. 

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào. 

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển. 

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 20: Các phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ? 

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn. 

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người 

(3) Ruột non ở thú ăn thịt dài hơn ở thú ăn thực vật. 

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào. 

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng không phát triển. 

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng

A. 2,4,5,6

B. 2,3,4,5

C. 1,2,3,5

D. 1,4,5,6

Câu 21: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?

A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

C. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Câu 22: Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của

A. vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.

B. tuyến nước bọt.

C. tuyến tụy.

D. tuyến gan.

Câu 23: Quá trình tiêu hóa xenlulozo của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở

A. dạ cỏ

B. dạ múi khế.

C. dạ lá sách.

D. dạ tổ ong.

Câu 24: Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ chủ yếu ở đâu?

A. Dạ lá sách.

B. Dạ tổ ong.

C. Dạ cỏ.

D. Dạ múi khế.

Câu 25: Dạ dày ngăn nào của động vật nhai lại có chức năng hấp thụ bớt nước sau khi thức ăn được đưa lên khoang miệng nhai lại

A. Dạ tổ ong

B. Dạ lá sách

C. Múi khế

D. Dạ cỏ

Câu 26: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu 27: Manh tràng phát triển ở dạ dày đơn có ý nghĩa:

A. Tiêu hóa protein                    

B. Có hệ vi sinh vật để tiêu hóa xenlulozo

C. Tiêu hóa thức ăn giàu Lipit      

D. Hấp thụ chủ yếu chất dinh dưỡng

Câu 28: Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển. Nó có chức năng chủ yếu là :

A. Chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa

B. Biến đổi xenlulo nhờ hệ vi sinh và hấp thụ vào máu

C. Biến đổi xenlulo nhờ các enzyme

D. Hấp thụ nước để cô đặc chất thải

Câu 29: Sự tiêu hoá ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?

A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Câu 30: Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?

A. Dạ múi khế. 

B. Dạ tổ ong.

C. Dạ cỏ

D. Dạ lá sách.

Câu 31: Ngăn dạ dày nào của trâu (bò) tiết axit HCl?

A. Dạ cỏ

B. Dạ tổ ong

C. Dạ múi khế

D. Dạ lá sách.

Câu 32: Động vật nào sau đây không có ống tiêu hóa?

A. Châu chấu

B. 

C. Thủy tức

D. Thỏ

Câu 33: Nhóm động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hóa dạng ống?.

A. Giun đốt

B. Thủy tức.

C. Động vật nguyên sinh

D. Giun dẹp

Câu 34: Cho các phát biểu sau: 

Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 16 có đáp án năm 2023 (sách mới)

Hãy ghép cột A với cột B sau cho phù hợp khi nói về dạ dày của động vật nhai lại.

 A. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d        

B. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d

C. 1-c; 2-d; 3-a; 4-b

D. 1-b; 2-c; 3-d; 4-a

Câu 35: Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày của động vật nhai lại gồm các quá trình sau:  

1. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật cỏ. 

2. Thức ăn được nhào trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozo. 

3. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại. 

4. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. Trình tự đúng các quá trình là:

A. 2 → 3 → 4 → 1.

B. 2 → 3 → 1 → 4.

C. 1 → 2 → 4 → 3.

D. 2 → 1 → 4 → 3.

Câu 36: Hình vẽ bên mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? 

Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 16 có đáp án năm 2023 (sách mới)

  1. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ. 

  2. Dạ cỏ là nơi có VSV sống cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn xenluloz

  3. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại. 

IV. Dạ múi khế là nơi có enzyme pepsin và HCl giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.

 A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 37: Khi nói về tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.

B. Dạ múi khế tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin.

C. Xenlulozơ trong có được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ.

D. Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này.

Câu 38: Sự tiêu hoá thức ăn ở động vật nhai lại có đặc điểm nào khác?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Vi sinh vật cộng sinh tiết enzim phá vỡ thành tế bào và tiêu hoá xellulôzơ.

C. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin

D. Cả A và B

Câu 39: Dạ tổ ong tiêu hoá thức ăn như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C.Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu 40: Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?

A. thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

B. tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ

C. hấp thụ bớt nước trong thức ăn

D. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ

Câu 41: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ?

A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.

B. Ruột dài.

C. Manh tràng phát triển.           

D. Ruột ngắn

Câu 42: Đặc điểm nào dưới đây có ở thú ăn cỏ?

A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.

B. Ruột dài.

C. Manh tràng phát triển.

D. Cả A, B và C.

Câu 43: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt.

A. Dạ dày đơn.   

B. Ruột ngắn.

C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.

D. Manh tràng phát triển.

Câu 44: Đặc điểm nào dưới đây của thú ăn thịt? 

(1) Dạ dày đơn 

(2) Ruột dài 

(3) Ruột ngắn 

(4) Manh tràng phát triển 

(5) Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hóa cơ học và hóa học và được hấp thụ.

A. (1), (2), (5)

B. (2), (4), (5)

C. (1), (3), (5)

D. (4), (5)

Câu 45: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

A. Tiêu hoá hoá và cơ học.         

B. Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

C. Chỉ tiêu hoá cơ học.

D. Chỉ tiêu hoá hoá học.

Câu 46: Ở động vật ăn thực vật thức ăn được biến đổi như thế nào?

 A. Cơ học và hoá học.

B. Hoá học và sinh học.

C. Cơ học và sinh học.

D. Cơ học, hoá học và sinh học.

Câu 47: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?

 A. Tiêu hoá hoá học

B. Chỉ tiêu hoá cơ học.

C. Tiêu hoá hoá học và cơ học.

D. Tiêu hoá hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

Câu 48: Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa?

A. Hoá học.

B. Cơ học.

C. Sinh học.

D. Cả A và B.

Câu 49: Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

 A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.

B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

C. Nhai thức ăn trước khi nuốt.

D. Chỉ nuốt thức ăn.

Câu 50: Đặc điểm nào không phù hợp với tiêu hoá ở thú ăn thịt?

A. Ít khi sử dụng răng hàm.

B.  Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

C. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn.

D. Nhai và nghiền nát thức ăn.

Câu 51: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?

A. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.

B. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.

C. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.

D. Trong ống tiêu hoá của người có diều.

Câu 52: Ống tiêu hoá ở người không có bộ phận nào dưới đây? 

1. Diều        2. Thực quản 

3. Dạ dày    4. Mề 

5. Ruột già  6. Manh tràng

A. 1, 2, 3.

B.  1, 3, 5.

C.  1, 4, 6.

D. 3, 4, 6.

Câu 53: Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?

A. Thực quản 

B. Ruột non 

C. Gan 

D. Dạ dày

Câu 54: Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?

A. Thực quản 

B. Ruột non 

C. Gan 

D. Dạ dày

Câu 55: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người

 A. Miệng, ruột non, thực quản, dạ dày, ruột già, hậu môn.

B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

C. Miệng, ruột non, dạ dày, hầu, ruột già, hậu môn.

D. Miệng, dạ dày, ruột non, thực quản, ruột già, hậu môn.

Câu 56: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là:

A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.

B. miệng → hầu → mề → thực quản → diều → ruột → hậu môn.

C. miệng → hầu → diều → thực quản → mề → ruột → hậu môn

D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều → ruột → hậu môn

Câu 57: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?

A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.

B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.

C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.

D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học

Câu 58: Điều nào sau đây không đúng khi nói về các hình thức tiêu hóa trong hệ thống ống tiêu hóa?

A. Ở dạ dày diễn ra sự tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

B. Ở ruột già diễn ra sự tiêu hóa cơ học.

C. Ở ruột non diễn ra sự tiêu hóa hóa học.

D. Ở manh tràng của động vật ăn thực vật diễn ra sự tiêu hóa sinh học.

Câu 59: Khi nói về sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ở ruột già có tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

B. Tiêu hóa hóa học ở ruột non quan trọng hơn dạ dày.

C. Ở miệng có enzim amilaza phân giải tinh bột.

D. Ở dạ dày chỉ chứa enzim pepsin

Câu 60: Trong quá trình tiêu hóa ở người, thức ăn được tiêu hóa hóa học chủ yếu ở

A. Khoang miệng. 

B. Thực quản. 

C. Ruột non.

D. Dạ dày.

Câu 61: Khi nói về tiêu hóa ở chim bồ câu, phát biểu nào sau đây đúng

A. Tiêu hóa hóa học chủ ỵếu diễn ra ở dạ dày cơ.

B. Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở ruột non.

C. Vừa có tiêu hóa nội bào vừa cớ tiêu hóa ngoại bào.

D. Vừa có tiêu hóa cơ học, vừa có tiêu hóa hóa học.

Câu 62: Trong ống tiêu hóa của chó, quá trình tiêu hóa hóa học và hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở

A. thực quản.

B. ruột già.

C. ruột non.

D. da dày.

Câu 63: Trong ống tiêu hóa của người, quá trình hấp thụ dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở

A. ruột non

B. miệng

C. dạ dày

D. ruột già.

Câu 64: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?

A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.     

B. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.

C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hoá về chức năng

D. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.

Câu 65:  So với túi tiêu hóa, ống tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn vì :

A. Có kích thước dài hơn

B. Có sự phân hóa rõ rệt giữa các phần

C. Có miệng và hậu môn phân biệt

D. Có sự phân hóa cao và hệ enzyme tiêu hóa đa dạng

Câu 66: Các nếp gấp của niêm mạc ruột non, trên đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?

A. Làm tăng nhu động ruột.

B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.

D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

Câu 67: Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Điều nào giải thích không đúng ?

 A. Hệ vi sinh vật phong phú ở ruột non giúp thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản

B. Vì chỉ đến ruộn non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản

C. Ruột non có diện tích bề mặt hấp thụ rất lớn

D. Vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa

Câu 68: Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?

A. Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.

B. Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn.

C. Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn.

D. Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn

Câu 69: Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt  và thú ăn thực vật là :

A. đều tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá.

B. cấu tạo Ruột non và Manh tràng

C. đều gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.

D. cả A và C

Câu 79: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?

A. Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá ngoại bào.

B. Tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá nội  bào

C. Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.

D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá ngoại bào.

Câu 80: Tại sao ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của thú ăn thực vật ?

A. Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn.

B. Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn

C. Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn

D. Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn

Bài giảng: Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học