Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22 (có đáp án): Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (phần 2)



Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22 (có đáp án): Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (phần 2)

Câu 33. Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong thời gian nào?

A. Từ năm 1885 đến năm 1896.

B. Từ năm 1885 đến năm 1890.

C. Từ năm 1884 đến năm 1894.

D. Từ năm 1886 đến năm 1896.

Đáp án: A

Câu 34. Phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đi theo khuynh hướng cứu nước nào của dân tộc Việt Nam?

A. Khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. Khuynh hướng quốc gia cải lương,

C. Khuynh hướng phong kiến.

D. Khuynh hướng cách mạng bạo lực.

Đáp án: C

Câu 35. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra trong khoảng thời gian

A. từ năm 1886 đến năm 1888.

B. từ năm 1887 đến năm 1888.

C. từ năm 1886 đến năm 1887.

D. từ năm 1886 đến năm 1889.

Đáp án: C

Câu 36. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Các dân tộc sống ở miền núi.

D. Nông dân và công nhân.

Đáp án: B

Câu 37. Nghĩa quân Yên Thế hòa hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào?

A. Từ năm 1898 đến năm 1908.

B. Từ năm 1889 đến năm 1898.

C. Từ năm 1890 đến năm 1913.

D. Từ năm 1909 đến năm 1913.

Đáp án: A

Câu 38. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.

B. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường,

C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Đáp án: C

Câu 39. Thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi

A. đánh chiếm toàn bộ Bắc Kì.

B. đánh chiếm toàn bộ Nam Kì.

C. Nhà Nguyễn kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

D. các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta bị thất bại.

Đáp án: C

Câu 40. Cứ điểm của khởi nghĩa Ba Đình được xây dựng ở

A. Tân Sở Phòng tỉnh Quảng Trị.

B. khắp các huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá.

C. ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khuê thuộc Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

D. Thung Voi, Thung Khoai tỉnh Thanh Hoá.

Đáp án: C

Câu 41. Dựa vào địa hình ở đâu, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp độc đáo?

A. Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khuê.

B. Ở Thung Voi, Thung Khoai tỉnh Thanh Hoá.

C. Ở Quảng Hoá và căn cứ Mã Cao.

D. Ở huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá.

Đáp án: A

Câu 42. Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Ba Đình là

A. tấn công vào 500 quân Pháp đang đóng ở Ba Đình.

B. tập hợp lực lượng gồm người Kinh, người Thái, người Mường để chống Pháp,

C. chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch và tập kích vào các toán lính hành quân qua căn cứ Ba Đình.

D. dùng hỏa lực liên tiếp dội vào quân địch.

Đáp án: C

Câu 43. Cho các sự kiện:

1. Cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế.

2. Khởi nghĩa Ba Đình

3. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

4. Khởi nghĩa Hương Khê.

Sự kiện nào gắn với nhân vật Tôn Thất Thuyết?

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.

Đáp án: A

Câu 44. Một trong những đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp là

A. thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

B. lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là sĩ phu yêu nước.

C. phong trào cuối cùng bị thất bại vì thiếu lực lượng tham gia.

D. phong trào nổ ra trong thời gian gần 30 năm thì bị thực dân Pháp đàn áp.

Đáp án: D

Câu 45. Lực lượng nghĩa quân bao gồm đông đảo nông dân, các dân tộc thiêu số ở miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đó là đặc điểm của khởi nghĩa

A. khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. khởi nghĩa Ba Đình

C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: D

Câu 46. Trong phong trào Cần vương, khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất vì một trong các lí do sau.

A. Phong trào kéo dài trong hai mươi năm.

B. Tổ chức đánh địch một cách có hiệu quả.

C. Phong trào lập được nhiều chiến công, gây cho địch tổn thất nặng nề.

D. Phong trào đã đánh bại các âm mưu của Pháp.

Đáp án: C

Câu 47. Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân vùng châu thổ Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX với người lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật. Đó là cuộc khởi nghĩa

A. khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. khởi nghĩa Ba Đình,

C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: A

Câu 48. Lãnh đạo khởi nghĩa là Đinh Công Tráng. Địa bàn khởi nghĩa thuộc ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê, huyện Nga Sơn (Thanh Hoá). Đó là cuộc khởi nghĩa

A. khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. khởi nghĩa Ba Đình,

C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: B

Câu 49. Khởi nghĩa nổ ra trong những năm 1885- 1895. Lãnh đạo khởi nghĩa là Phan Đình Phùng. Đó là cuộc khởi nghĩa

A. khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. khởi nghĩa Ba Đình,

C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: D

Câu 50. Lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa này là Tống Duy Tân và một số thủ lĩnh người Thái là Cầm Bá Thước. Đó là cuộc khởi nghĩa

A. khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. khởi nghĩa Ba Đình,

C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án: C

Câu 51. Địa bàn của khởi nghĩa Hương Khê rộng hơn các cuộc khởi nghĩa khác, đó là

A. địa bàn kéo dài từ Quảng Bình đến Thanh Hoá.

B. địa bàn kéo dài từ Nghệ An đến Lào.

C. từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và sang Lào.

D. địa bàn gồm bốn tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thậm chí có lúc sang cả địa phận nước Lào.

Đáp án: D

Câu 52. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam khi

A. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ.

C. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bước vào giai đoạn cuối.

D. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chưa bùng nổ.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 Trang 137 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 53. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam trở thành

A. xã hội thuộc địa.

B. xã hội thuộc Pháp.

C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

D. xã hội phong kiến nửa thuộc địa.

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến

Câu 54. Khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam, chúng lấy giai cấp nào làm chỗ dựa để bóc lột nông dân?

A. Giai cấp tư sản dân tộc.

B. Giai cấp địa chủ phong kiến.

C. Giai cấp nông dân.

D. Giai cấp tiểu tư sản.

Đáp án: B

Giải thích: Khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam, chúng lấy giai cấp địa chủ phong kiến làm chỗ dựa để bóc lột nông dân

Câu 55. Để tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, trước hết thực dân Pháp phải

A. hoàn thành công cuộc bình định về quân sự.

B. tiến hành giao lưu kinh tế với Việt Nam.

C. thôn tính các nước Lào, Cam-pu-chia.

D. thoát khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Đáp án: A

Giải thích: Để tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, trước hết thực dân Pháp phải hoàn thành công cuộc bình định về quân sự

Câu 56. Đến năm 1914, Pháp phải dừng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam vì

A. Pháp nhận thấy ở Việt Nam tài nguyên thiên nhiên không phong phú.

B. Pháp phải tập trung sức người, sức của vào chiến tranh.

C. chiến tranh đang đê dọa nước Pháp một cách khốc liệt.

D. Pháp lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu lợi nhuận nhiều hơn.

Đáp án: B

Giải thích: Đến năm 1914, Pháp phải dừng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam vì Pháp phải tập trung sức người, sức của vào chiến tranh thế giới

Câu 57. Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đến khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là bao nhiêu năm?

A. 15 năm.     B. 25 năm.     C. 39 năm.     D. 42 năm

Đáp án: C

Giải thích: Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đến khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là 39 năm, từ năm 1858 đến năm 1897

Câu 58. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp đại địa chủ phong kiến

A. có tinh thần dân tộc, đứng về phía nhân dân chống Pháp.

B. đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc

C. có thái độ chính trị chưa rõ ràng.

D. căm thù thực dân Pháp và sẵn sàng đấu tranh chống Pháp.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 133 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 59. Trong những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã

A. hợp tác với Pháp để chống lại nhân dân Việt Nam.

B. cùng nhân dân Việt Nam đánh Pháp.

C. tỏ thái độ thương lượng với Pháp.

D. vừa đánh Pháp, vừa phản bội quyền lợi dân tộc.

Đáp án: B

Giải thích: Trong những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã cùng nhân dân Việt Nam đánh Pháp

Câu 60. Lực lượng nào có tinh thần kiên quyết chống đế quốc giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến, có khả năng nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp nông dân.

C. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

D. Giai cấp tư sản dân tộc.

Đáp án: A

Câu 61. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế

A. đan xen giữa nông nghiệp và công nghiệp.

B. nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

C. nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

D. có những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen.

Đáp án: C

Giải thích: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc

Câu 62. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam là

A. công nhân.

B. nông dân.

C. tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

D. giai cấp tư sản dân tộc.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 139 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học