Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 23 (có đáp án): Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam (phần 2)



Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 23 (có đáp án): Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam (phần 2)

Câu 26. Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang.

B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao.

C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị.

D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập.

Đáp án: B

Giải thích: Hình thức đấu tranh gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX là đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao:

- Đấu tranh vũ trang: tiêu biểu là xu hướng bạo động của Phan Bội Châu.

- Đấu tranh chính trị, ngoại giao:

+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du, dưa du học sinh sang Nhật.

+ Phan Châu Trinh: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua.

Câu 27. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là

A. Trung Quốc.     B. Ấn Độ.

C. Thái Lan.     D. Nhật Bản.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 Trang 141 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 28. Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản vào thời gian nào?

A. Năm 1908.

B. Năm 1906.

C. Năm 1904.

D. Năm 1902.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 Trang 141 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 29. Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội vào

A. Năm 1912.

B. Năm 1908.

C. Năm 1913.

D. Năm 1904.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 Trang 141 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 30. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách

A. tiến hành bạo động đánh đuổi thực dân Pháp.

B. cải cách nâng cao dân trí, dân quyền.

C. thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp để giành độc lập.

D. tổ chức diễn thuyết và bình luận.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 142 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 31. Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?

A. “Tự lực, tự cường”.

B. “Tự lực cánh sinh”

C. “Tự lực khai hoá”.

D. “Tự do dân chủ”.

Đáp án: C

Giải thích: Giải thích: Với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc Duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

Câu 32. Phan Châu Trinh đã từng đi đến những đâu để vận động cải cách theo phương châm của mình?

A. Khắp Quảng Nam và các tỉnh Trung Kì.

B. Khắp các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.

C. Khấp trong nước và nước ngoài.

D. Khắp Trung Quốc và Nhật Bản.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 Trang 142 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 33. Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh

A. chống thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến mạnh mẽ.

B. chống đi phu, đòi giảm sưu thuế.

C. chống chính sách chia để trị của Pháp.

D. chống chiến trận, bảo vệ hoà bình ở Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 142 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 34. Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh bùng nổ vào thời gian nào, khởi điểm của phong trào ở tỉnh nào?

A. Bùng nổ vào năm 1908, khởi điểm ở Quảng Ngãi.

B. Bùng nổ vào năm 1906, khởi điểm ở Quảng Nam.

C. Bùng nổ vào năm 1908, khởi điểm ở Bình Định.

D. Bùng nổ vào năm 1906, khởi điểm ở Phú Yên.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 142 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 35. Những năm đầu thế kỉ XX, giữa Phan Bội Châu và Hoàng Hoa Thám đã có cam kết như thế nào?

A. Tổ chức vụ đầu độc của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

B. Cùng hưởng ứng cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

C. Khi nghĩa quân Yên Thế nổi dậy thì Việt Nam Quang phục hội sẽ hưởng ứng.

D. Khi Trung Kì nổi dậy thì nghĩa quân Yên Thế sẽ hưởng ứng, phối hợp hành động.

Đáp án: D

Giải thích: Trong khoảng thời gian 11 tháng đình chiến với Pháp, Hoàng Hoa Thám đã hai lần đón tiếp nhà yêu nước Phan Bội Châu. Phan Bội Châu và Hoàng Hoa Thám đã có cam kết khi Trung Kì nổi dậy thì nghĩa quân Yên Thế sẽ hưởng ứng và phối hợp hành động. Giữa năm 1906, Phan Châu Trinh cũng lên Yên Thế để gặp Đề Thám.

Câu 36. Mặc dù bị thất bại nhưng khởi nghĩa Yên Thế đã thể hiện

A. khí phách đấu tranh của nhân dân Yên Thế.

B. tinh thần yêu nước của các sĩ phu phong kiến.

C. tinh thần yêu nước và sức mạnh tiềm tàng của nông dân Việt Nam.

D. câu A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích: Mặc dù bị thất bại nhưng khởi nghĩa Yên Thế đã thể hiện tinh thần yêu nước và sức mạnh tiềm tàng của nông dân Việt Nam.

Câu 37. Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu.

B. Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thái Học.

C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu.

Đáp án: C

Giải thích: Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Câu 38. Để đánh đuổi giặc Pháp bằng bạo lực cách mạng, Việt Nam Quang phục hội đã thành lập tổ chức có tên gọi là

A. “Việt Nam Quang phục quân”.

B. “Việt Nam Cứu quốc quân.”

C. “Việt Nam Bạo lực quân”.

D. “Quang phục quân”.

Đáp án: D

Giải thích: Để đánh đuổi giặc Pháp bằng bạo lực cách mạng, Việt Nam Quang phục hội đã thành lập tổ chức có tên gọi là “Quang phục quân”.

Câu 39. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu là

A. đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.

B. đưa người Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng.

C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.

D. đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 Trang 141 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 40. Cho các sự kiện sau:

1. Là sĩ phu nổi tiếng đất Quảng Nam.

2. Người sáng lập ra tổ chức Việt Nam Quang phục hội.

3. Lấy hiệu là Tây Hồ, sinh năm 1872.

4. Chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp.

Hãy chọn sự kiện gắn với nhân vật lịch sử Phan Bội Châu.

A. 1, 3.     B. 2, 4.     C. 2, 3.     D. 1, 4.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 Trang 140-141 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 41. Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến là mục tiêu của xu hướng cứu nước

A. ở cuối thế kỉ XIX.

B. ở đầu thế kỉ XX.

C. của Phan Bội Châu.

D. của Phan Châu Trinh.

Đáp án: A

Giải thích: Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến là mục tiêu của xu hướng cứu nước ở cuối thế kỉ XIX, tiêu biểu là phong trào Cần Vương.

Câu 42. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh cứu nước đầu thế kỉ XX là

A. nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội.

B. nông dân, công nhân và trí thức.

C. sĩ phu yêu nước tiến bộ và nông dân.

D. các sĩ phu yêu nước.

Đáp án: A

Giải thích: Phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX thu hút sự tham gia của nhiều nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội, trong đó đông đảo nhất là lực lượng nông dân.

Câu 43. Mục đích của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX là

A. bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cách mạng Việt Nam.

B. nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam.

C. đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam.

D. mở rộng phong trào đấu tranh ra nước ngoài.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 Trang 142 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 44. Hình thức hoạt động của cuộc vận động Duy Tân là gì?

A. Đưa học sinh đi du học nước ngoài.

B. Biểu tình thị uy có vũ trang tự vệ.

C. Vận động cải cách, nâng cao dân trí.

D. Đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 Trang 142 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 45. Mục đích làm cách mạng là cứu nước, cứu dân là tư tưởng cứu nước của

A. Nguyễn Trường Tộ.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. phong trào Cần vương.

D. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Đáp án: D

Giải thích: Mục đích làm cách mạng là cứu nước, cứu dân là tư tưởng cứu nước của cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, mặc dù hai ông đi theo hai con đường khác nhau.

Câu 46. Khuynh hướng của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là

A. khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. khuynh hướng vô sản.

C. khuynh hướng bạo động.

D. khuynh hướng cải lương.

Đáp án: A

Giải thích: Khuynh hướng của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là khuynh hướng dân chủ tư sản.

Câu 47. Thành phần lãnh đạo phong trào yêu nước, chống Pháp đầu thế kỉ XX là

A. văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước.

B. các sĩ phu yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.

C. tầng lớp Nho học đang trên con đường tư sản hoá.

D. những nhà yêu nước đã thức tỉnh với thời cuộc.

Đáp án: A

Giải thích: Thành phần lãnh đạo phong trào yêu nước, chống Pháp đầu thế kỉ XX là tầng lớp Nho học đang trên con đường tư sản hoá, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Câu 48. Cuộc vận động Duy tân ở Việt Nam (đầu thế kỉ XX) gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào?

A. Phan Bội Châu.

B. Hoàng Hoa Thám.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Phan Châu Trinh.

=> Đáp án đúng là: D

Giải thích: Cuộc vận động Duy tân ở Việt Nam (đầu thế kỉ XX) gắn liền với tên tuổi của Phan Châu Trinh

Câu 49. Phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX thất bại không vì lí do nào dưới đây?

A. Thực dân Pháp còn quá mạnh, đủ sức đàn áp các phong trào.

B. Không nhận được sự hưởng ứng của quần chúng nhân dân.

C. Hạn chế về giai cấp, đường lối, tổ chức thiếu chặt chẽ.

D. Chưa tập hợp được sức mạnh của quần chúng nhân dân.

Đáp án: B

Giải thích: Phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX mặc dù nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng nhân dân nhưng vẫn thất bại do những hạn chế về giai cấp, đường lối, tổ chức, chưa tập hợp được sức mạnh của quần chúng và thực dân Pháp còn quá mạnh,…

Câu 50. Điểm tương đồng giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng là gì?

A. Đều chủ trương dùng bạo lực để chống Pháp.

B. Đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường.

C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đều chú trọng vấn đề giải phóng giai cấp.

Đáp án: B

Giải thích: Điểm tương đồng giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng là đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường.

Câu 51. Một trong những lí do khiến Phan Bội Châu đến Nhật Bản khi ra đi tìm đường cứu nước là

A. Nhật Bản thực hiện thành công cuộc Duy tân Minh Trị.

B. Nhật Bản không đặt quan hệ với thực dân Pháp.

C. Nhật Bản có phong tục tập quán khác với Pháp.

D. lúc này Nhật Bản đang ủng hộ Việt Nam đánh Pháp.

Đáp án: A

Giải thích: Một trong những lí do khiến Phan Bội Châu đến Nhật Bản khi ra đi tìm đường cứu nước là Nhật Bản thực hiện thành công cuộc Duy tân Minh Trị và thoát được sự xâm lược của thực dân phương Tây.

Câu 52. Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là mục đích của

A. phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

B. phong trào Đông du của Phan Bội Châu.

C. cuộc vận động Duy tân của Phan Bội Châu.

D. cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh.

Đáp án: B

Giải thích: Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là mục đích của phong trào Đông du của Phan Bội Châu.

Câu 53. Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức của thời phong kiến, đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là

A. hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.

B. các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.

C. triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.

D. sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức của thời phong kiến đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là hệ tư tưởng Nho giáo đã lỗi thời, triều đình phong kiến đã làm tay sai cho Pháp.

Câu 54. Vào đầu thế kỉ XX, sự kiện trên thế giới củng cố niềm tin vào con đường cách mạng tư sản của những trí thức phong kiến tư sản hóa ở Việt Nam?

A. Cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc.

B. Cải cách ở Nhật Bản sau Minh Trị Duy tân (1868).

C. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thắng lợi.

D. Cách mạng tư sản Pháp thắng lợi triệt để.

Đáp án: C

Giải thích: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thắng lợi đã củng cố cố niềm tin vào con đường cách mạng tư sản của những trí thức phong kiến tư sản hóa ở Việt Nam.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học