Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 có đáp án
Câu 1: Triết học được hiểu là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và
A. Vai trò của con người trong thế giới đó.
B. Vị trí của con người trong thế giới đó.
C. Cách nhìn của con người về thế giới đó.
D. Nhận thức của con người về thế giới đó.
Đáp án:
Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật
A. chung nhất, phổ biến nhất.
B. rộng nhất, bao quát nhất.
C. chuyên sâu nhất, bao quát nhất.
D. phổ biến nhất, bao quát nhất.
Đáp án:
Đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Vai trò của triết học cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người?
A. Nghiên cứu đời sống xã hội của con người.
B. Là tiền đề cho các môn khoa học.
C. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất.
D. Là thế giới quan, phương pháp luận chung.
Đáp án:
Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Khái niệm nào sau đây chỉ toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động cho con người trong cuộc sống?
A. Thế giới quan.
B. Phương pháp luận.
C. Phương pháp.
D. Thế giới.
Đáp án:
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm mấy mặt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án:
Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt:
+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
+ Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không?
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Căn cứ vào đâu để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?
A. Khả năng nhận thức thế giới của con người.
B. Nguồn gốc con người.
C. Sự coi trọng vật chất hay ý thức.
D. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Đáp án:
Thông qua việc trả lời mặt thứ nhất của triết học – mối quan hệ giữa vật chất và ý thức – người ta xác định các hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay duy tâm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên là quan điểm của thế giới quan nào?
A. Thế giới quan duy vật.
B. Thế giới quan duy tâm.
C. Thế giới quan tự nhiên.
D. Thế giới quan xã hội.
Đáp án:
Thế giới quan duy tâm cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Thế giới quan nào có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội?
A. Duy tâm.
B. Duy vật.
C. Tự nhiên.
D. Xã hội.
Đáp án:
Thực tế khẳng định, thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Trong câu “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của Khổng Tử, yếu tố mệnh, trời thể hiện thế giới quan nào sau đây?
A. Biện chứng.
B. Siêu hình.
C. Duy vật.
D. Duy tâm.
Đáp án:
Yếu tố mệnh, trời thể hiện niềm tin vào những thứ hư ảo, thần bí, một thế lực siêu hình quyết định cuộc sống của con người, thể hiện thế giới quan duy tâm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và
A. Thay đổi thế giới.
B. Làm chủ thế giới.
C. Cải tạo thế giới.
D. Quan sát thế giới.
Đáp án:
Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể)
Đáp án cần chọn là: C
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 có đáp án
Câu 1: Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống.
Theo triết học Mác – Lê nin, vận động là ………………….. nói chung của sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
A. Mọi sự biến đổi
B. Mọi sự dịch chuyển
C. Mọi sự thay đổi
D. Mọi sự chuyển hóa
Đáp án:
Vận động là mọi biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình thông qua
A. Thế giới vật chất.
B. Các mối quan hệ hữu cơ.
C. Vận động.
D. Phát triển.
Đáp án:
Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Triết học Mác – Lê Nin khái quát vận động thành bao nhiêu hình thức cơ bản?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án:
Triết học Mác – Lê Nin khái quát thành năm hình thức cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao: Vận động cơ học, Vận động vật lí, Vận động hóa học, Vận động sinh học, Vận động xã hội.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Khẳng định nào dưới đây là không đúng về vận động?
A. Thế giới vật chất không ngừng vận động.
B. Đám mây không ngừng bay.
C. Mặt trời không ngừng vận động.
D. Cái bàn không vận động.
Đáp án:
Cái bàn đứng yên nhưng bên trong từng phân tử, nguyên tử vẫn đang liên tục vận động. Mọi sự vật tồn tại trong thế giới vật chất đều luôn vận động.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?
A. Nước bốc hơi ở nhiệt độ cao.
B. Cây cối sinh trưởng ngày càng cao lên.
C. Xã hội chuyển từ chế độ phong kiến thành chế độ tư bản chủ nghĩa.
D. Các vật thể dịch chuyển trong không gian.
Đáp án:
Vận động cơ học là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?
A. Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
B. Sự biến đổi, thay thể của các xã hội trong lịch sử.
C. Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
D. Sự vận động của các phân tử.
Đáp án:
Vận động vật lí là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, cac quá trình nhiệt, điện,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Quá trình quang hợp của cây xanh thuộc dạng vận động nào?
A. Cơ học.
B. Sinh học.
C. Quang học.
D. Hóa học.
Đáp án:
Quá trình quang hợp của cây xanh: hấp thụ khí cácbonic, thải khí ôxi thuộc quá trình vận động sinh học – là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng có thể
A. Chuyển hóa lẫn nhau.
B. Tác động lẫn nhau.
C. Thay thế cho nhau.
D. Tương tác với nhau.
Đáp án:
Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu là khái niệm của
A. Vận động.
B. Phát triển.
C. Tiến bộ.
D. Chuyển hóa.
Đáp án:
Phát triển là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Trong quá trình phát triển, khuynh hướng tất yếu của sự vật, hiện tượng là:
A. Cái mới ra đời thay thế cái cũ.
B. Cái lạc hậu thay thế cái tiến bộ.
C. Cái sau thay thế cái trước.
D. Cái tốt thay thế cái xấu.
Đáp án:
Phát triển là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Vì vậy khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
Đáp án cần chọn là: A
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 có đáp án
Câu 1: Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn tạo thành bởi hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau ở
A. Trong cùng một chỉnh thể.
B. Các sự vật, hiện tượng khác nhau.
C. Hai sự vật, hiện tượng đối lập.
D. Bất kì sự vật hiện tượng nào.
Đáp án:
Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau được gọi là
A. Mặt trái ngược của mâu thuẫn.
B. Mặt đối lập của mâu thuẫn.
C. Mặc khác biệt của mâu thuẫn.
D. Mặt thống nhất của mâu thuẫn.
Đáp án:
Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Trong mỗi mâu thuẫn, để tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau,
A. Giúp nhau phát triển.
B. Cùng phau phát triển.
C. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.
D. Làm động lực phát triển cho nhau.
Đáp án:
Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau là nội dung khái niệm
A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
B. Quá trình chiến tranh giữa các mặt đối lập.
C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
D. Quá trình đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.
Đáp án:
Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau tạo thành sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới tạo nên
A. Sự vận động trong xã hội.
B. Sự phát triển vô tận của thế giới khách quan.
C. Sự phát triển của giới thự nhiên.
D. Sự thay đổi trong tư duy con người.
Đáp án:
Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới khách quan
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Mâu thuẫn không thể giải quyết bằng còn đường điều hòa, mà chỉ được giải quyết bằng
A. Chiến tranh.
B. Sự đấu tranh giữa các lực lượng.
C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Đáp án:
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng còn đường điều hòa mâu thuẫn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Trường hợp nào sau đây là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập?
A. Chiến tranh giữa hai quốc gia.
B. Hai bạn học sinh cãi nhau.
C. Đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ.
D. Bác sĩ phòng chống bệnh sởi.
Đáp án:
Trong các trường hợp trên, chỉ có giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ là trong quá trình vận động, phát triển chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau → là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?
A. Bảng đen và phấn trắng.
B. Sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
C. Đồng hóa và dị hóa của một sinh vật.
D. Điện tích âm và điện tích dương của một nguyên tử.
Đáp án:
Bảng đen và phấn trắng không thuộc một chỉnh thể, nên không phải là hai mặt đối lập của mâu thuẫn trong triết học.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Trong cuộc sống hàng ngày, khi xuất hiện một mâu thuẫn trong nhận thức, chúng ta cần làm gì?
A. Bỏ qua để đỡ mất công tìm hiểu mâu thuẫn.
B. Khi nào có thời gian sẽ tìm hiểu về cách giải quyết mâu thuẫn.
C. Phân tích để phân biệt đúng, sai, nâng cao nhận thức.
D. Hoảng sợ, nhờ người khác giải quyết mâu thuẫn giúp.
Đáp án:
Khi trong nhận thức của bản thân xuất hiện mâu thuẫn, mỗi cá nhân cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề, phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, cái gì là tiến bộ, lạc hậu để từ đó nâng cao nhận thức khoa học của bản thân, phát triển nhân cách.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Bàn về sự phát triển, Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Câu đó Lê-nin bàn về:
A. Hình thức của sự phát triển.
B. Nội dung của sự phát triển.
C. Điều kiện của sự phát triển.
D. Nguyên nhân của sự phát triển.
Đáp án:
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Đáp án cần chọn là: D