Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10.
Câu 1. Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Pháp luật.
B. Hiến pháp.
C. Điều lệ.
D. Quy tắc.
Câu 2. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan nào dưới đây ban hành?
A. Nhà nước ban hành.
B. Chính phủ ban hành.
C. Quốc hội ban hành.
D. Giai cấp cầm quyền ban hành.
Câu 3. Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính hiện đại.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 4. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính nhân dân.
D. Tính nghiêm túc.
Câu 5. Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật
A. thể hiện tính quy phạm phổ biến.
B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
C. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Câu 6. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
Câu 7. Phương án nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật ?
A. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Pháp luật có tính tương đối chung.
Câu 8. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là
A. tính quy phạm phổ biến.
B. sử dụng cho một tổ chức chính trị.
C. khuôn mẫu chung.
D. có tính bắt buộc.
Câu 9. Pháp luật ra đời từ thời điểm nào sau đây?
A. Từ khi loài người xuất hiện.
B. Từ khi có Vua.
C. Từ khi Nhà nước ra đời.
D. Từ thời hàng hóa xuất hiện.
Câu 10. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.
Câu 11. Pháp luật không có đặc trưng nào sau đây?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
D. Tính bắt buộc chung.
Câu 12. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Nội dung đó thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Xã hội.
D. Giai cấp.
Câu 13. Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì sau đây?
A. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.
B. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.
D. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.
Câu 14. Công an giao thông xử phạt hành chính với hành vi không đội mũ bảo hiểm của anh K. Trong trường hợp này pháp luật đã thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Quản lí nhà nước.
B. Bảo vệ quyền hợp pháp của công dân.
C. Điều phối nền kinh tế.
D. Thúc đẩy kinh tế quốc dân.
Câu 15. Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Hình sự và kỷ luật.
D. Hình sự và dân sự.
Câu 16. Pháp luật được hiểu là gì?
A. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành hoặc công nhận.
B. các hệ thống chuẩn mực, được quy định trong Hiến pháp, do Nhà nước thừa nhận.
C. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước thừa nhận trên những chuẩn mực của đời sống.
D. các quy tắc xử sự chung của mọi người, do nhà nước ban hành, được áp dụng ở phạm vi nhất định.
Câu 17. Nhận định nào sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.
B. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.
C. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ giữa các nước.
D. Pháp luật là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền chính đáng của mình.
Câu 18. Pháp luật có đặc điểm gì?
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
D. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 19. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 20. Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 21. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 22. Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?
A. Chuẩn mực xã hội.
B. Quy phạm đạo đức phổ biến.
C. Phong tục, tập quán.
D. Thói quen con người.
Câu 23. Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?
A. Quản lí xã hội.
B. Bảo vệ các công dân.
C. Bảo vệ các giai cấp.
D. Quản lí công dân.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật?
A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.
B. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.
D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.
Câu 25. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật thể hiện qua những nội dung nào?
A. Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.
B. Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định.
C. Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT