Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10
Từ năm học 2022-2023, môn GDCD 10 được đổi tên thành Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 10. Với câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 Bài 9. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng
Lưu trữ: Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội (sách cũ)
Câu 1: Lịch sử phát triển của xã hội trải qua mấy hình thái kinh tế xã hội?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Đáp án: C
Câu 2: câu nào sau đây không thể hiện con người là chủ thể của lịch sử?
A. Con người là sản phẩm của lịch sử.
B. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình.
C. Con người là động lực của cuộc cách mạng xã hội.
D. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
Đáp án: A
Câu 3: Con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để
A. làm giàu.
B. tồn tại và phát triển.
C. sống tốt hơn.
D. thông minh hơn.
Đáp án: B
Câu 4: Con người là sản phẩm của
A. Thượng đế.
B. Âu cơ và Lạc Long Quân.
C. Tự nhiên.
D. Adam và Eva.
Đáp án: C
Câu 5: Theo C. Mác, để tồn tại và phát triển thì hành động lịch sử đầu tiên của con người là
A. ăn, uống, ở, mặc.
B. sản xuất ra tư liệu cần thiết cho cuộc sống.
C. làm những bộ trang phục thật đẹp.
D. tìm ra lửa để nấu chin thức ăn.
Đáp án: B
Câu 6: Đặc trưng nào sau đây giúp phân biệt con người với động vật?
A. Sản xuất ra của cải vật chất.
B. Có phản xạ với môi trường xung quanh.
C. Có phản ứng với môi trường xung quanh.
D. Thích nghi với môi trường xung quanh.
Đáp án: A
Câu 7: Hoạt động nào không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội mà còn thúc đẩy trình độ phát triển xã hội?
A. Nghiên cứu khoa học.
B. Sản xuất ra của cải vật chất.
C. Học tập và sáng tạo.
D. Hoạt động chính trị xã hội.
Đáp án: B
Câu 8: Mục tiêu cao cả của xã hội xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài để đất nước phát triển.
B. Xây dựng một đất nước phát triển để mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc.
C. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài để mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
D. Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Đáp án: D
Câu 9: Con người là kết quả và là sản phẩm của
A. xã hội.
B. giới tự nhiên.
C. lịch sử.
D. thượng đế.
Đáp án: B
Câu 10: Con người chỉ có thể tồn tại
A. trong môi trường tự nhiên.
B. ngoài môi trường tự nhiên.
C. bên cạnh giới tự nhiên.
D. không cần tự nhiên.
Đáp án: A
Câu 11: Hoạt động đặc trưng riêng chỉ có ở con người là
A. săn bắt.
B. hái lượm.
C. sản xuất của cải vật chất.
D. nuôi con.
Đáp án: C
Câu 12: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên bởi con người
A. sống theo bản năng.
B. thích nghi thụ động với giới tự nhiên.
C. được tạo bởi một sức mạnh thần bí.
D. tồn tại và cùng phát triển cùng với tự nhiên.
Đáp án: D
Câu 13: Con người có thể và làm chủ và cải tạo thế giới khách quan bởi vì
A. con người có khả năng nhận thức, vận dụng và cải tạo thế giới khách quan.
B. ý chí con người có thể thay đổi được thế giới khách quan.
C. con người có thể phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo thế giới khách quan.
D. thượng đế giúp con người chinh phục thế giới khách quan.
Đáp án: A
Câu 14: Lịch sử phát triển của tự nhiên và lịch sử phát triển xã hội có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Khác nhau.
B. Giống nhau.
C. Cân bằng nhau.
D. Gắn bó với nhau.
Đáp án: D
Câu 15: Đặc điểm cơ bản nào sau đây không phải là đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa?
A. Xã hội văn minh nhân đạo.
B. Xã hội không còn tình trạng áp bức bóc lột.
C. Xã hội đề cao vai trò của những người sở hữu tư liệu sản xuất.
D. Xã hội quan tâm đến sự phát triển toàn diện con người.
Đáp án: C
Câu 16: Việc tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử loài người?
A. Lịch sử loài người phát triển lên một giai đoạn mới.
B. Con người đang dần chuyển hóa từ loài vượn cổ sang loài người.
C. Thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người.
D. Con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật và chuyển sang thế giới loài người.
Đáp án: A
Câu 17: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Con người là chủ nhân của các giá trị vật chất.
B. Con người là động lực của mọi biến đổi xã hội.
C. Các vị thần đã quyết định các biến đổi lịch sử.
D. Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động của quy luật khách quan.
Đáp án: C
Câu 18: Những yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng xấu đến tự do, hạnh phúc của con người?
A. Bệnh tật, nghèo đói, thất học.
B. Trồng cây, gây rừng, không khai thác tài nguyên bừa bãi.
C. Ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng Ozon
D. Nguy cơ khủng bố và phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo.
Đáp án: B
Câu 19: Con người là
A. thực thể xã hội.
B. thực thể sinh học.
C. thực thể biết tư duy.
D. chủ thể của lịch sử.
Đáp án: D
Câu 20: Lịch sử loài người được hình thành khi
A. con người tìm ra lửa.
B. con người biết chế tạo ra công cụ lao động.
C. con người biết săn bắt, hái lượm.
D. người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.
Đáp án: B
Câu 21: Mục tiêu sự phát triển của xã hội là vì
A. sự bình đẳng.
B. con người.
C. ấm no, hạnh phúc.
D. tự do.
Đáp án: B
Câu 22: Việt Nam đang trên con đường xây dựng chế độ xã hội
A. tư bản chủ nghĩa.
B. xã hội chủ nghĩa.
C. phong kiến.
D. trung lập.
Đáp án: B
Câu 23: Con người là kết quả và là sản phẩm của
A. xã hội.
B. giới tự nhiên.
C. lịch sử.
D. thượng đế.
Đáp án: B
Câu 24: Động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội là
A. phấn đấu vì tự do.
B. ra đời chế độ xã hội mới.
C. nhu cầu vật chất ngày càng tăng.
D. nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đáp án: D
Câu 25: Sự tồn tại và phát triển của con người là
A. song song với sự phát triển của tự nhiên.
B. do bản năng của con người quy định.
C. do lao động và hoạt động của xã hội của con người tạo nên.
D. quá trình thích nghi một cách thụ động với tự nhiên
Đáp án: C
Câu 26: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người?
A. Thần linh.
B. Thượng đế.
C. Loài vượn cổ.
D. Con người.
Đáp án: D
Câu 27: Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi con người biết
A. chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
B. trao đổi thông tin
C. trồng trọt và chăn nuôi.
D. ăn chín, uống sôi.
Đáp án: A
Câu 28: Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò chủ thể lịch sử của con người?
A. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình.
B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất.
C. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.
D. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
Đáp án: C
Câu 29: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội?
A. Các nhà khoa học.
B. Con người.
C. Thần linh
D. Người lao động
Đáp án: B
Câu 30: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?
A. Vịnh Hạ Long.
B. Truyện Kiều của Nguyễn Du.
C. Phương tiện đi lại.
D. Nhã nhạc cung đình Huế.
Đáp án: C
Câu 31: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất do con người tạo ra?
A. Động Thiên Đường.
B. Tư liệu sinh hoạt.
C. Bình Ngô đại cáo.
D. Động Phong Nha - Kẻ Bàng.
Đáp án: B
Câu 32: Yếu tố nào dưới đây là giá trị tinh thần không phải do con người sáng tạo ra?
A. Vịnh Hạ Long.
B. Vạn Lý Trường Thành.
C. Kim tự tháp Ai cập.
D. Nhã Nhạc Cung đình Huế.
Đáp án: A
Câu 33: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất do con người sáng tạo ra?
A. Lương thực, thực phẩm.
B. Tư liệu sinh hoạt.
C. Cồng chiêng Tây Nguyên.
D. Động Thiên Đường.
Đáp án: C
Câu 34: Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội để con người phát triển toàn diện mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một xã hội
A. dân chủ, công bằng, văn minh.
B. dân chủ, văn minh đoàn kết.
C. dân chủ, bình đẳng, tự do.
D. dân chủ, giàu đẹp, văn minh.
Đáp án: A
Câu 35: Khẳng định con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người thể hiện nội dung
A. con người là cơ sở của sự phát triển xã hội.
B. con người là chủ thể của sự phát triển xã hội.
C. con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.
D. con người là động lực của sự phát triển xã hội.
Đáp án: C
Câu 36: Vai trò của các cuộc cách mạng xã hội là
A. tạo nên áp bức, bóc lột.
B. thay đổi cuộc sống.
C. thiết lập giai cấp thống trị cả
D. thay thế phương thức sản xuất.
Đáp án: D
Câu 37: Việc làm nào dưới đây không phải vì con người?
A. Chế tạo vũ khí hủy diệt.
B. Bỏ rác đúng nơi quy định.
C. Nghiên cứu vắcxin phòng bệnh.
D. Tham gia giao thông đi đúng phần đường quy định.
Đáp án: A
Câu 38: Khẳng định nào dưới đây không phải là đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa?
A. Xã hội không có tình trạng áp bức, bóc lột.
B. Mọi người có cuộc sống tự do hạnh phúc.
C. Xã hội thống nhất giữa văn minh với nhân đạo.
D. Xã hội đề cao những người sở hữu nhiều tư liệu sản xuất.
Đáp án: D
Câu 39: Việc làm nào dưới đây là vì con người?
A. Sản xuất vũ khí hủy diệt.
B. Trồng cây xanh bảo vệ môi trường.
C. Chôn lấp rác thải y tế chưa qua xử lí.
D. Sử dụng thủ đoạn phi pháp trong sản xuất hàng hoá.
Đáp án: B
Câu 40: Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của
A. chủ nghĩa xã hội.
B. chủ nghĩa tư bản.
C. chủ nghĩa không tưởng.
D. chủ nghĩa thực dân.
Đáp án: A
Câu 41: C. Mác cho rằng: “Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng lao động sản xuất”. Điều này đề cập đến nội dung
A. con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.
B. con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
C. con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. Nhi
D. con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
Đáp án: D
Câu 42: Theo C. Mác: “Một trong những đòn bẩy quan trọng nhất của sự phát triển của con người” là
A. lao động.
B. quan hệ xã hội.
C. bản năng ý thức.
D. bản năng xã hội.
Đáp án: A
Câu 43: Học sinh cần làm gì để góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?
A. Tham gia vào các tệ nạn xã hội.
B. Không tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
C. Cố tình làm cho người khác lây nhiễm HIV/AIDS.
D. Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.
Đáp án: D
Câu 44: Học sinh không nên làm việc nào dưới đây để góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?
A. Ủng hộ sản xuất bom nguyên tử.
B. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS,
C. Học tập để trở thành người lao động mới.
D. Tham gia khắc phục ô nhiễm môi trường.
Đáp án: A
Câu 45: Sau giờ học bạn B đã giúp đỡ bố mẹ ra đồng gặt lúa. Như vậy bạn B cùng gia đình đã tạo nên
A. giá trị khoa học của xã hội.
B. giá trị vật chất của xã hội.
C. giá trị nghệ thuật của xã hội.
D. giá trị tinh thần của xã hội.
Đáp án: B
Câu 46: Khi thấy gia đình mình có sử dụng chất bảo quản trong sản xuất, kinh doanh. Em sẽ khuyên gia đình mình như thế nào?
A. Nên làm vì đây là bí quyết sản xuất.
B. Việc làm này giúp kinh tế gia đình phát triển tốt.
C. Tiếp tục sử dụng để bảo quản hàng hoá được lâu hơn.
D. Không nên vì đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Đáp án: D
Câu 47: Câu nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" là của
A. C.Mác
B. Hồ Chí Minh.
C. Khổng Tử.
D. Nguyễn Trãi.
Đáp án: B
Câu 48: Đang là học sinh 10, sau mỗi buổi học M và N không tham gia giúp đỡ gia đình việc nhà. Bạn M lấy lí do bận học để đi đá bóng cá độ, bạn N lấy lí do bận học để chơi game. K là bạn học cùng lớp đã góp ý cho M và N cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp nhưng M và N vẫn không chịu thay đổi. Theo em
A. ban M, N là sai vì không nên nói dối cha mẹ.
B. ban M, N là đúng vì góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội.
C. bạn M, N là đúng vì sau giờ học cần phải giải trí cho thoải mái.
D. bạn M, N là sai vì sau giờ học nên giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp.
Đáp án: D
Câu 49: Sau mỗi buổi học, A lại vào rừng khai thác trái phép gỗ để bán lấy tiền để giúp đỡ gia đình. H đã giới thiệu cho A bán số gỗ khai thác trái phép cho B với giá cao hơn. Trong trường hợp này, những ai không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?
A. Bạn A.
B. Bạn A và B.
C. Bạn A, H và B.
D. Bạn B và H.
Đáp án: C
Câu 50: Bạn D cho rằng “Không phải con người đã sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần mà do những cỗ máy tạo ra”. Nếu là bạn của D em nên giải thích như thế nào?
A. Đồng ý, nhờ những cỗ máy mới có giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
B. Không đồng ý, vì thần linh đã sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
C. Đồng ý, nếu không có cỗ máy thì con người không thể tạo ra giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
D. Không đồng ý, vì chính con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
Đáp án: D
Câu 51: Bạn B cho rằng: “Thần linh, thượng đế là người đã sáng tạo ra con người và xã hội loài người”. Nếu là bạn của B em nên giải thích như thế nào?
A. Đồng ý, vì lịch sử con người và xã hội loài do thần linh tạo ra.
B. Không đồng ý, vì con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
C. Đồng ý, vì lịch sử con người và xã hội loài do thượng đế tạo ra.
D. Đồng ý, vì sẽ không có con người và xã hội loài người nếu không có thần linh, thượng đế.
Đáp án: B
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Bài 10: Quan niệm về đạo đức (phần 1)
- Bài tập trắc nghiệm 10: Quan niệm về đạo đức (phần 2)
- Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 10 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (phần 1)
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều