Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 38 (có đáp án): Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ (bai 2)



Với 6 câu trắc nghiệm Địa 12 Bài 38 : Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án chi tiết giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 38.

Bài số 2

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013

(Đơn vị: nghìn con)

Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Trâu 2559,5 1470,7 92,0
5156,7 914,2 662,8

Căn cứ vào bảng số liệu và các kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Tỉ trọng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi bắc Bộ trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là:

A. 3,6% và 12,9 %      B. 65,1% và 12,9%

C. 57,5% và 17,7%      D. 17,7% và 57,5%

Đáp án: C

Giải thích : Tỉ trọng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi bắc Bộ trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là: Tỉ trọng trâu TD và MNBB = 1470,7/2559,5 x 100 = 57,5%; tỉ trọng bò TD và MNBB = 914,2/5156,7 x 100 = 17,7%.

Câu 2: Tỉ trọng trâu, bò của vùng Tây Nguyên trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là:

A. 57,5% và 17,7%      B. 3,6% và 12,9 %

C. 3,6% và 17,7 %      D. 12,9% và 3,6%

Đáp án: B

Giải thích : Tỉ trọng trâu, bò của vùng Tây Nguyên trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là: Tỉ trọng trâu Tây Nguyên = 92,0/2559,5 x 100 = 3,6%; tỉ trọng bò Tây Nguyên = 662,8/5156,7 x 100 = 12,9%.

Câu 3: Cả hai vùng trên đều có thé mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì

A. Đều có khí hậu lạnh

B. Đều có diện tích đồng cỏ lớn

C. Đều có các nhà máy chế biến

D. Đều có nguồn lao động dồ dào

Đáp án: B

Giải thích : Chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn, chính vì vậy ở vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) là do hai vùng này có nhiều đồng cỏ tự nhiên tập trung rộng lớn

Câu 4: Thế mạnh chăn nuôi trâu bò của 2 vùng đều thể hiện

A. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm tới trên 50% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước

B. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm 70% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước

C. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm 40,7% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước

D. Tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm 90% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước

Đáp án: C

Giải thích : Thế mạnh chăn nuôi trâu và bò của 2 vùng đều thể hiện ở việc tỉ trọng đàn trâu, bò hai vùng chiếm 40,7% so với tổng đàn trâu, bò của cả nước. Cụ thể là đàn trâu chiếm 61,1% và đàn bò chiếm 30,6% - số liệu năm 2013.

Câu 5: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò là do

A. Trâu ưa ẩm và chịu được lạnh hơn bò nên thích hợp với khí hậu của vùng

B. Có các đồng cỏ rộng hơn

C. Truyền thống chăn nuôi

D. Trâu chịu lạnh kém hơn bò

Đáp án: A

Giải thích : Trung du miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu lạnh vào mùa đông, trâu có khả năng chịu rét, ẩm ướt giỏi hơn bò, thích hợp chăn thả.

Câu 6: Ở vùng Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu là do

A. Có các cao nguyên rộng

B. Có đồng cỏ rộng hơn

C. Truyền thống chăn nuôi

D. Bò không chịu được lạnh và ưa khô, thích hợp với khí hậu của vùng

Đáp án: D

Giải thích :Ở vùng Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu là do Tây Nguyên có khí hậu khô hạn, nóng thích hợp với điều kiện sinh thái của bò.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 có đáp án, hay khác:




Các loạt bài lớp 12 khác