Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 22 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 22 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 10 Bài 22. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số (sách cũ)
Câu 1: Dân số thế giới tăng hay giảm là do
A. Sinh đẻ và tử vong.
B. Số trẻ tử vong hằng năm.
C. Số người nhập cư.
D. Số người xuất cư.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/83 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra với
A. Số trẻ em bị tử vong trong năm.
B. Số dân trung bình ở cùng thời điểm.
C. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
D. Số phụ nữ trong cùng thời điểm.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/83 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao ?
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều.
B. Phong tục tập quán lạc hậu.
C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao.
D. Mức sống cao.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/83 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với
A. Số dân trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.
B. Số người trong độ tuổi lao động.
C. Số dân trung bình ở cùng thời điểm.
D. Số người ở độ tuổi từ 0 – 14 tuổi.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/83 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
B. Gia tăng cơ học.
C. Số dân trung bình ở thời điểm đó.
D. Nhóm dân số trẻ.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/84 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
A. Gia tăng dân số.
B. Gia tăng cơ học.
C. Gia tăng dân số tự nhiên.
D. Quy mô dân số.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/86 địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Tổng số giữa tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học của một quốc gia , một vùng được gọi là
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
B. Cơ cấu sinh học.
C. Gia tăng dân số.
D. Quy mô dân số.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/86 địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Nhân tố nào làm cho tỉ suất từ thô trên thế giới giảm ?
A. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước .
B. Thiên tai ngày càn nhiều.
C. Phong tục tập quán lạc hậu.
D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/84 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Chỉ số phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ em là
A. Tỉ suất sinh thô.
B. Tỉ suất tử thô.
C. Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi).
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/84 địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Thông thường, mức sống của dân cư ngày càng cao thì tỉ suất từ thô
A. Càng cao.
B. Càng thấp.
C. Trung bình.
D. Không thay đổi.
Đáp án: B
Giải thích: Tỉ suất tử thô trên thế giới nói chung chịu tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội như chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật,… các yếu tố tự nhiên như động đất, núi lửa, lũ lụt,… vì vậy, khi mức sống của người dân càng cao thì tỉ suất từ thô càng thấp và ngược lại.
Câu 11: Động lực làm tăng dân số thế giới là
A. Gia tăng cơ học
B. Gia tăng dân số tự nhiên.
C. Gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.
D. Tỉ suất sinh thô.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/86 địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lanh thổ tăng lên là
A. Môi trường sống thuận lợi.
B. Dễ kiếm việc làm.
C. Thu nhập cao.
D. Đời sống khó khăn , mức sống thấp.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/86 địa lí 10 cơ bản.
Câu 13: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ nhập cư của một nước hay vùng lãnh thổ giảm đi là
A. Tài nguyên phong phú.
B. Khí hậu ôn hòa.
C. Thu nhập cao.
D. Chiến tranh , thiên tai nhiều.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/86 địa lí 10 cơ bản.
Cho bảng số liệu:
Số dân trên thế giới qua các năm
Năm | 1804 | 1927 | 1959 | 1974 |
---|---|---|---|---|
Số dân (tỉ người) | 1 | 2 | 3 | 4 |
Năm | 1987 | 1999 | 2011 | 2025 (dự kiến) |
Số dân (tỉ người) | 5 | 6 | 7 | 8 |
Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi 14, 15:
Câu 14: Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng tăng.
B. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng giảm.
C. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người luôn bằng nhau.
D. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người tăng theo cấp số nhân.
Đáp án: B
Giải thích: Qua bảng số liệu, ta thấy thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng giảm. Giai đoạn 1804 – 1927 phải mất 123 năm mới tăng thêm 1 tỉ người nhưng 1999 – 2011 chỉ mất 12 năm dân số đã tăng thêm 1 tỉ người.
Câu 15: Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi lần lượt là:
A. 120 năm; 50 năm; 35 năm .
B. 123 năm; 47 năm; 51 năm .
C. 132 năm; 62 năm; 46 năm .
D. 127 năm; 58 năm; 37 năm .
Đáp án: B
Giải thích: Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng giảm và thời gian để dân số tăng lên gấp đôi lần lượt là 123 năm; 47 năm và 51 năm.
Dựa vào biểu đồ trên , trả lời các câu hỏi từ 15 đến 18.
Câu 16: Biểu đồ trên là
A. Biểu đồ cột chồng
B. Biểu đồ cột ghép
C. Biểu đồ miền
D. Biểu đồ đường
Đáp án: B
Giải thích: Dựa vào biểu đồ và bảng chú giải → Đây là biểu đồ cột ghép (cột nhóm).
Câu 17: Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.
B. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới giảm, nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng tăng.
C. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển giảm, nhôm nước đang phát triển có xu hướng tăng.
D. Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới tăng, các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.
Đáp án: A
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải → Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.
Câu 18: Cho biết nhận xét nào sau đây là đúng
A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất thô thấp hơn của thế giới và cao hơn nhiều so với nhóm nước phát triển.
B. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất thô cao hơn của thế giới và thấp hơn nhiều so với nhóm nước phát triển.
C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn của thế giới và thấp hơn nhiều so với nhôm nước phát triển.
D. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn của thế giới và nhóm nước phát triển.
Giải thích: Qua biểu đồ, rút ra nhận xét:
- Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm.
- Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn của thế giới và nhóm nước phát triển (21 so với 20 và 11).
Câu 19: Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2015 là 20% có nghĩa là
A. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em được sinh ra trong năm đó.
B. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em bị chết trong năm đó.
C. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em có nguy cơ tử vong trong năm đó.
D. Trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.
Đáp án: A
Giải thích: Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2015 là 20% có nghĩa là trung bình 1000 dân thì có 20 trẻ em được sinh ra trong năm đó.
Dựa vào biểu đồ trên , trả lời các câu hỏi từ 20 đến 22.
Câu 20: Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng
Giai đoạn 1950 – 1955 đến giai đoạn 2010 – 2015, tỉ suất tử thô
A. Của thế giới giảm 17
B. Của các nước phát triển giảm 5
C. Của các nước phát triển giảm 21
D. Của thế giới và các nhóm nước giảm bằng nhau .
Đáp án: A, B
Giải thích: Qua biểu đồ, rút ra nhận xét sau:
- Tỉ suất tử thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển đều có biến động.
- Tỉ suất tử thô của toàn thế giới giảm 17, các nước phát triển giảm 5 và các nước đang phát triển có tỉ suất tử thô giảm 21.
Câu 21: Hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng.
A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất tử thô tăng.
B. Nhóm nước phát triển có tỉ suất tử thô biến động ít hơn so với nhóm nước đang phát triển.
C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn của thế giới và nhóm nước phát triển.
D. Hóm nước đang phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn của thế giới và cao hơn nhiều so với nhóm nước phát triển.
Đáp án: B
Giải thích: Qua biểu đồ, rút ra nhận xét sau:
- Tỉ suất tử thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển đều có biến động.
- Tỉ suất tử thô của toàn thế giới giảm 17, các nước phát triển giảm 5 và các nước đang phát triển có tỉ suất tử thô giảm 21. Như vậy, nhóm nước phát triển có tỉ suất tử thô biến động ít hơn so với nhóm nước đang phát triển.
Câu 22: Tỉ suất tử thô của nhóm nước đang phát triển năm 2015 là 7 có nghĩa là
A. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em chết.
B. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 người chết.
C. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em có nguy cơ tử vong .
D. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em sinh ra còn sống.
Đáp án: B
Giải thích: Tỉ suất tử thô của nhóm nước đang phát triển năm 2015 là 7 có nghĩa là trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 người chết.
Câu 23: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2014 là
A. 7257,8 triệu người.
B. 7287,8 triệu người.
C. 7169,6 triệu người.
D. 7258,9 triệu người.
Đáp án: D
Giải thích:
- Tính dân số năm trước (Năm 2014):
- Gọi D2014: dân số năm 2014, D2015: dân số năm 2015
- Dân số năm 2014 là:
Áp dụng công thức: Dn = Do(1 + Tg)n
Ta có: D2015 = D2014(1 + Tg)1 → D2014 = D2015/(1 + Tg)1
D2014 = D2015/(1 + Tg)1 = 7346/(1 + 0,012)
D2014 = 7258,9 (triệu người).
Như vậy, dân số năm 2014 là 7258,9 triệu người.
Câu 24: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2016 sẽ là
A. 7468,25 triệu người.
B. 7458,25 triệu người.
C. 7434,15 triệu người.
D. 7522,35 triệu người.
Đáp án: C
Giải thích:
- Tính dân số năm sau (Năm 2016):
- Gọi D2016: dân số năm 2016
D2015: dân số năm 2015
- Dân số năm 2016 là:
Áp dụng công thức: Dn = Do(1 + Tg)n
Ta có: D2016 = D2015(1 + Tg)1
D2016 = D2015(1 + Tg)1 = 7346(1 + 0,012)
D2016 = 7434,15 (triệu người).
Như vậy, dân số năm 2016 là 7434,15 triệu người và so với năm 2015 là tăng thêm 88,15 triệu người.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số (Phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 23: Cơ cấu dân số (Phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 23: Cơ cấu dân số (Phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa (Phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa (Phần 2)
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều