Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 22 (có đáp án): Dân số và sự gia tăng dân số (Phần 2)
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 22 (có đáp án): Dân số và sự gia tăng dân số (Phần 2)
Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số (phần 2) có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.
Câu 1. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là
A. động lực phát triển dân số.
B. gia tăng cơ học trên thế giới.
C. số dân trung bình ở thời điểm đó.
D. gia tăng dân số có kế hoạch.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.
Câu 2. Gia tăng cơ học không có ý nghĩa đối với
A. từng khu vực.
B. từng quốc gia.
C. qui mô dân số.
D. từng vùng.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.
Câu 3. Tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học được gọi là
A. tỉ suất sinh thô.
B. tỉ suất gia tăng dân số.
B. tỉ suất xuất – nhập cư.
D. tỉ suất tử thô.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/84, địa lí 10 cơ bản.
Câu 4. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa
A. Tỉ suất thô và tỉ suất tử vong ở trẻ em.
B. Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
C. Tỉ suất tử thô và gia tăng cơ học.
D. Tỉ suất sinh thô và gia tăng sinh học.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.
Câu 5. Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng lên không phải là do
A. tự nhiên khắc nghiệt.
B. dễ kiếm việc làm.
C. mức sống thấp.
D. đời sống khó khăn.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/84, địa lí 10 cơ bản.
Câu 6. Ý nào dưới đây là xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới?
A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô tăng nhanh hơn.
B. Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô tăng nhanh hơn.
C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển.
D. Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô cao nhóm phát triển.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/84, địa lí 10 cơ bản.
Câu 7. Gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số của
A. Toàn thế giới.
B. Khu vực.
C. Quốc gia.
D. Các vùng lãnh thổ.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới là
A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển nhưng giảm nhanh hơn.
B. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp nhóm phát triển nhưng giảm nhanh hơn.
C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển và tiếp tục tăng nhanh hơn.
D. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn nhóm phát triển và nhưng tăng nhanh hơn.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.
Câu 9. Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2015 là 20% có nghĩa là
A. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em được sinh ra trong năm đó.
B. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em bị chết trong năm đó.
C. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em có nguy cơ tử vong trong năm đó.
D. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.
Câu 10. Động lực phát triển dân số thế giới là
A. Mức sinh cao.
B. Gia tăng cơ học.
C. Gia tăng tự nhiên.
D. Mức tử thấp.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/84, địa lí 10 cơ bản.
Câu 11.Yếu tố nào sau đây hiện nay giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh của một nước?
A. Phong tục tập quán.
B. Trình độ phát triển kinh tế xã hội.
C. Chính sách dân số.
D. Tự nhiên - Sinh học.
Đáp án B.
Giải thích: Yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh của một nước là trình độ phát triển kinh tế xã hội.
Câu 12. Nhân tố nào dưới đây làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng?
A. Chính sách phát triển dân số hợp lí từng thời kì.
B. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.
C. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên ở nhiều nước.
D. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Đáp án C.
Giải thích: Các nhân tố làm cho tỉ suất tử thô tăng là do chiến tranh còn diễn ra ở nhiều nước, đặc biệt là các nước khu vực Trung Đông (châu Á), một số nước ở châu Phi. Cùng với chiến tranh là thiên tai tự nhiên như động đất, lũ lụt,… cũng gây ra thiệt hại lớn về người.
Câu 13: Ý nào dưới đây không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng?
A. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước.
B. Thiên tai ngày càng nhiều.
C. Phong tục tập quán lạc hậu.
D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.
Đáp án D.
Giải thích: Y tế và khoa học kĩ thuật phát triển giúp nhiều ca bệnh được chữa khỏi, đẩy lùi bệnh tật làm giảm tỉ lệ tử. Như vậy, sự tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng.
Câu 14. Nguyên nhân nào dưới đây đã khiến cho tỉ suất sinh cao?
A. Phong tục tập quán lạc hậu.
B. Chính sách dân số đạt hiệu quả.
C. Đời sống ngày càng được nâng cao.
D. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên.
Đáp án A.
Giải thích: Phong tục tập quán lạc hậu, đặc biệt là tư tưởng “trời sinh voi trời sinh cỏ” ở các vùng nông thôn, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn rất hạn chế và lạc hậu đã dẫn đến tỉ lệ sinh ở các khu vực nông thôn nghèo cao => Ý A là một trong những nguyên nhân làm tỉ suất sinh tăng cao.
Câu 15. Việt Nam có tỷ suất sinh là 19 %o và tỉ suất tử là 6 %o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là
A. 1 %.
B. 1,2%.
C. 1,3%.
D. 1,4%.
Đáp án C.
Giải thích: Việt Nam có tỷ suất sinh là 19 %o và tỉ suất tử là 6 %o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là 1,3%. Áp dụng công thức Tg = (S – T) / 100% (trong đó, Tg là tỷ suất gia tăng tự nhiên, S là tỷ suất sinh, T là tỷ suất tử).
Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh thấp?
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều.
B. Phong tục tập quán lạc hậu.
C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao.
D. Mức sống cao.
Đáp án A.
Giải thích: Phong tục tập quán lạc hậu, đặc biệt là tư tưởng “trời sinh voi trời sinh cỏ” ở các vùng nông thôn, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn rất hạn chế và lạc hậu đã dẫn đến tỉ lệ sinh ở các khu vực nông thôn nghèo cao => Phong tục tập quán lạc hậu không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh thấp.
Câu 17. Tại sao tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm?
A. Tiến bộ về ý tế và khoa học, kĩ thuật.
B. Điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.
C. Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
D. Hoà bình trên thế giới được đảm bảo.
Đáp án B.
Giải thích: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm chủ yếu là do điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.
Câu 18: Hoa Kì là quốc gia có tỉ lệ dân nhập cư rất cao. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân nhập cư của Hoa Kì cao là do
A. Nền kinh tế - xã hội phát triển.
B. Lãnh thổ rộng lớn.
C. Chính sách mở cửa, thu hút lao động.
D. Nền chính trị ổn định.
Đáp án A.
Giải thích: Hoa Kì là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, môi trường sống thuận lợi (khí hậu, điều kiện địa hình, tự nhiên thuận lợi), tài nguyên thiên nhiên giàu có => Thu hút dân cư từ nhiều quốc gia đến tìm kiếm việc làm và phát triển kinh tế.
Câu 19. Vì sao tỉ suất sinh thô ở nhiều nước trên thế giới giảm?
A. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước.
B. Thiên tai ngày càng hạn chế.
C. Phong tục tập quán lạc hậu.
D. Chính sách, tâm lí xã hội.
Đáp án D.
Giải thích: Nguyên nhân làm cho tỉ suất sinh thô ở nhiều nước trên thế giới giảm là do chính sách dân số triệt để của một số nước, tâm lí ngại sinh đẻ, nhận thức của người dân được nâng cao,…
Câu 20. Dân số Hoa Kì ngày càng tăng, chủ yếu do
A. chính sách khuyến khích sinh đẻ.
B. tỉ suất tử giảm mạnh.
C. tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.
D. tỉ lệ người nhập cư ngày càng lớn.
Đáp án D.
Giải thích: Hoa Kì là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, môi trường sống thuận lợi (khí hậu, điều kiện địa hình, tự nhiên thuận lợi), tài nguyên thiên nhiên giàu có. Thu hút dân cư từ nhiều quốc gia đến tìm kiếm việc làm và phát triển kinh tế. Như vậy, hiện nay dân số Hoa Kì ngày càng tăng, chủ yếu do tỉ lệ người nhập cư ngày càng tăng.
Câu 21. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
Năm | 1804 | 1927 | 1959 | 1974 | 1987 | 1999 | 2011 | 2025(dự kiến) |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Số dân(tỉ người) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết giai đoạn nào mất ít thời gian nhất để dân số tăng thêm 1 tỉ người?
A. Giai đoạn 1804 - 1927.
B. Giai đoạn 1959 - 1974.
C. Giai đoạn 1987 - 1999.
D. Giai đoạn 1927 - 1959.
Đáp án C.
Giải thích: Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn: từ 123 năm (giai đoạn 1804 – 1927) xuống 32 năm (giai đoạn 1927 – 1959), 15 năm (giai đoạn 1959 – 1974), 13 năm (giai đoạn 1974 – 1987), 12 năm (giai đoạn 1987 – 1999 và giai đoạn 1999 – 2011). Như vậy, giai đoạn 1987 – 1999 và giai đoạn 1999 – 2011 mất ít thời gian nhất để dân số tăng thêm 1 tỉ người.
Câu 22. Tại sao tỉ lệ nhập cư của một nước hay vùng lãnh thổ giảm?
A. Tài nguyên phong phú.
B. Khí hậu ôn hòa.
C. Thu nhập cao.
D. Chiến tranh, thiên tai nhiều.
Đáp án D.
Giải thích: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ nhập cư của một nước hay vùng lãnh thổ giảm đi chủ yếu là do chiến tranh và các thiên tai tự nhiên (động đất, núi lửa, hạn hán, lũ lụt,…).
Câu 23. Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI, CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dùng nào dưới đây?
A. Tốc độ tăng dân số thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.
B. Chuyển dịch cơ cấu dân số thế giới, các nước phát triển và đang phát triển các giai đoạn.
C. Tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.
D. Cơ cấu dân số của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.
Đáp án C.
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ (cột) và bảng chú giải => Biểu đồ trên thể hiện nội dung tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.
Câu 24. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2017 là 1,1% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2018 là 7703 triệu người. Số dân của năm 2019 sẽ là
A. 7787,73 triệu người.
B. 7787,35 triệu người.
C. 7877,75 triệu người.
D. 7788,25 triệu người.
Đáp án A.
Giải thích:
- Ta có công thức: Dân số năm sau = A * (1+ r)n ⟹ A = Dân số năm sau/ (1+r)n.
Trong đó: A là dân số năm trước. r là gia tăng tự nhiên (r = 1,2% = 0,012). n là hiệu số năm sau với năm trước.
- Áp dụng công thức:
Biết dân số năm 2018 là 7703 (triệu người).
Hiệu số năm 2019 với 2018 = 2019 – 2018 = 1 (năm).
=> Dân số năm 2019 = Dân số năm 2018* (1+0,011) = 7703 * 1,011 = 7787,73 triệu người.
Câu 25. Nguyên nhân nào sau đây làm cho tỷ số nam nữ khác nhau theo không gian và thời gian?
1. Chiến tranh làm nam chết nhiều hơn nữ.
2. Tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam.
3. Nam thường di cư nhiều hơn nữ.
4. Nữ thường xuất khẩu lao động ra ngoài nước.
Các ý trên có bao nhiêu ý đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân làm cho tỷ số nam nữ khác nhau theo không gian và thời gian là do chiến tranh làm nam chết nhiều hơn nữ, tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và nam thường di cư nhiều hơn nữ.
Câu 26: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2019 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2010 – 2030, biết rằng số dân toàn thế giới năm 2019 là 7678 triệu người. Số dân của năm 2020 sẽ là
A. 7788,15 triệu người.
B. 7778,21 triệu người.
C. 7770,14 triệu người.
D. 7767,35 triệu người.
Đáp án C.
Giải thích:
- Ta có công thức: Dân số năm sau = A * (1+ r)n ⟹ A = Dân số năm sau/ (1+r)n.
Trong đó: A là dân số năm trước; r là gia tăng tự nhiên (r = 1,2% = 0,012); n là hiệu số năm sau với năm trước.
- Áp dụng công thức: Biết dân số năm 2019 là 7678 (triệu người); Hiệu số năm 2020 với 2019 = 2020 – 2019 = 1 (năm) => Dân số năm 2020 = Dân số năm 2019* (1+0,012) = 7678 * 1,012 = 7770,14 triệu người.
Câu 27. Vì sao ở các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách phát triển dân số hợp lí?
A. Kinh tế phát triển chậm, tốc độ gia tăng dân số cao.
B. Mất cân bằng giới tính, nền kinh tế chậm phát triển.
C. Lao động đông, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
D. Kết cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.
Đáp án A.
Giải thích: Ở các nước đang phát triển gia tăng dân số quá nhanh trong khi nền kinh tế - xã hội phát triển còn thấp nên gây nhiều sức ép lên vấn đề việc làm, nơi ở, chất lượng đời sống người dân; dân số đông cũng gây sức ép lên tài nguyên môi trường, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, tệ nạn xã hội,… Vì vậy, cần có các chính sách phát triển dân số hợp lí như: chính sách kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đa dạng hóa ngành kinh tế, đào tạo nâng cao trình độ lao động,... nhằm cân bằng giữa sự phát triển dân số với phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 28. "Sinh con đông nhà có phúc và quan niệm của xã hội phong kiến” là yếu tố nào sau đây?
A. Tự nhiên- sinh học.
B. Tâm lý - xã hội.
C. Hoàn cảnh kinh tế.
D. Chính sách dân số.
Đáp án B.
Giải thích: "Sinh con đông nhà có phúc và quan niệm của xã hội phong kiến” là một trong những yếu tố tâm lý xã hội làm ảnh hưởng tới tỉ lệ sinh.
Câu 29: Ở các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách phát triển dân số hợp lí vì
A. Gia tăng dân số quá nhanh.
B. Mất cân đối giữa tăng trưởng dân số với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường.
C. Tình trạng dư thừa lao động.
D. Tỉ lệ phu thuộc quá lớn tăng thêm gánh nặng phúc lợi xã hội.
Đáp án B.
Giải thích: Ở các nước đang phát triển gia tăng dân số quá nhanh trong khi nền kinh tế - xã hội phát triển còn thấp nên gây nhiều sức ép lên vấn đề việc làm, nơi ở, chất lượng đời sống người dân; dân số đông cũng gây sức ép lên tài nguyên môi trường, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, tệ nạn xã hội,… Vì vậy, cần có các chính sách phát triển dân số hợp lí như: chính sách kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đa dạng hóa ngành kinh tế, đào tạo nâng cao trình độ lao động,... nhằm cân bằng giữa sự phát triển dân số với phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 30. Nguyên nhân dẫn đến tỉ suất tử thô cao là do
1. Chiến tranh.
2. Đói nghèo, bệnh tật.
3. Thiên tai.
4. Khoa học kĩ thuật.
5. Y tế phát triển.
Các ý trên có bao nhiêu ý đúng?
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Đáp án D.
Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến tử suất tử thô cao là do chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật và các thiên tai tự nhiên (động đất, núi lửa, lũ lụt,…).
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 23: Cơ cấu dân số (Phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 23: Cơ cấu dân số (Phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa (Phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa (Phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 25: Thực hành: Phân tích bản đồ phân nố dân cư thế giới
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều