Bài tập Mảng hai chiều trong C



Trước khi liệt kê danh sách các bài tập về Mảng hai chiều trong C, mình xin nhắc lại một số khái niệm về mảng đa chiều trong C:

Ngôn ngữ C hỗ trợ các mảng đa chiều. Dưới đây là mẫu chung của một khai báo mảng đa chiều:

kieu_du_lieu ten_mang[kichco_1][kichco_2]...[kichco_N];

Ví dụ, khai báo sau tạo một mảng số nguyên 3 chiều: 5. 10. 4:

int mangbachieu[5][10][4];

Mảng hai chiều trong C

Mẫu đơn giản nhất của mảng đa chiều là mảng hai chiều. Một mảng hai chiều về bản chất là danh sách của các mảng một chiều. Để khai báo một mảng hai chiều integer với kích cỡ x, y, bạn nên viết như sau:

kieu_du_lieu ten_mang [ x ][ y ];

Ở đây, kieu_du_lieu có thể là bất kỳ kiểu dữ liệu có hiệu lực nào và ten_mang sẽ là một định danh C có hiệu lực. Một mảng hai chiều có thể như là một bảng mà có x hàng và y cột. Một mảng hai chiều a chứa 3 hàng và 4 cột có thể được hiển thị như sau:

Mảng hai chiều trong C

Như vậy, mỗi phần tử trong mảng a được định danh bởi một tên phần tử trong kiểu mẫu a[ i ][ j ], với a là tên mảng và i, j là các subscript – chỉ số được xác định duy nhất mỗi phần tử trong a.

Để tìm hiểu thêm về cấu trúc dữ liệu mảng trong C, mời bạn tham khảo chương Mảng trong C.

Trong quá trình mới bắt đầu tiếp xúc học tập ngôn ngữ C ở các bậc Đại học, mình nghĩ rằng mảng hai chiều là đã là đủ cho các bạn học tập và tìm hiểu. Dù cho đó có là 3 chiều, 4 chiều hay n chiều đi chăng nữa thì cách làm việc là tương tự, và cái quan trọng là bạn hiểu được bản chất của cách thức truy cập vào mỗi phần tử của mảng đa chiều để có thể thực hiện các phép tính toán trên mảng đa chiều đó.

Do đó, phần dưới đây mình chỉ xin tập trung vào các bài tập về mảng hai chiều trong C.

Bài tập Mảng hai chiều trong C

Dưới đây là các bài tập C giúp bạn hiểu kiến thức cơ bản về Mảng hai chiều trong C: