Giải Vở thực hành Toán 7 trang 68 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải VTH Toán 7 trang 68 Tập 2 trong Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 68.

Câu 2 trang 68 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Biến cố nào là biến cố không thể?

A. E;

B. F;

C. G;

D. H.

Lời giải:

Vì 4 tấm thẻ ghi cả số chẵn và số lẻ, không thể biết trước được biến cố E có xảy ra hay không. Do đó biến cố E là biến cố ngẫu nhiên.

Vì 4 tấm thẻ đều ghi số có 1 chữ số, không thẻ nào ghi số có 2 chữ số nên biến cố F không bao giờ xảy ra. Do đó biến cố F là biến cố không thể.

Vì 2 tấm thẻ ghi số 0 và 3 là bội số của 3 còn hai tấm thẻ còn lại không là bội số của 3, không thể biết trước được biến cố G có xảy ra hay không. Do đó biến cố G là biến cố ngẫu nhiên.

Vì 4 tấm thẻ đều ghi số bé hơn 5 nên biến cố H luôn xảy ra. Do đó biến cố H là biến cố chắc chắn.

Vậy chọn đáp án B.

Câu 3 trang 68 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Biến cố nào là biến cố chắc chắn?

A. E;

B. F;

C. G;

D. H.

Lời giải:

Vì 4 tấm thẻ ghi cả số chẵn và số lẻ, không thể biết trước được biến cố E có xảy ra hay không. Do đó biến cố E là biến cố ngẫu nhiên.

Vì 4 tấm thẻ đều ghi số có 1 chữ số, không thẻ nào ghi số có 2 chữ số nên biến cố F không bao giờ xảy ra. Do đó biến cố F là biến cố không thể.

Vì 2 tấm thẻ ghi số 0 và 3 là bội số của 3 còn hai tấm thẻ còn lại không là bội số của 3, không thể biết trước được biến cố G có xảy ra hay không. Do đó biến cố G là biến cố ngẫu nhiên.

Vì 4 tấm thẻ đều ghi số bé hơn 5 nên biến cố H luôn xảy ra. Do đó biến cố H là biến cố chắc chắn.

Vậy chọn đáp án D.

Câu 4 trang 68 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Có tất cả bao nhiêu biến cố ngẫu nhiên?

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Lời giải:

Vì 4 tấm thẻ ghi cả số chẵn và số lẻ, không thể biết trước được biến cố E có xảy ra hay không. Do đó biến cố E là biến cố ngẫu nhiên.

Vì 4 tấm thẻ đều ghi số có 1 chữ số, không thẻ nào ghi số có 2 chữ số nên biến cố F không bao giờ xảy ra. Do đó biến cố F là biến cố không thể.

Vì 2 tấm thẻ ghi số 0 và 3 là bội số của 3 còn hai tấm thẻ còn lại không là bội số của 3, không thể biết trước được biến cố G có xảy ra hay không. Do đó biến cố G là biến cố ngẫu nhiên.

Vì 4 tấm thẻ đều ghi số bé hơn 5 nên biến cố H luôn xảy ra. Do đó biến cố H là biến cố chắc chắn.

Vậy có hai biến cố ngẫu nhiên. Chọn đáp án C.

Bài 1 trang 68 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Gieo một con xúc xắc thấy xuất hiện 6 chấm ở mặt trên cùng. Trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra, biến cố nào không xảy ra?

Gieo một con xúc xắc thấy xuất hiện 6 chấm ở mặt trên cùng

A: “ Gieo được mặt có lẻ số chấm”.

B: “ Mặt úp xuống có số chấm bằng 3”.

C: “ Gieo được mặt có số chấm là bội của 2”.

Lời giải:

Mặt xuất hiện có 6 chấm nên:

- Biến cố A không xảy ra do 6 là số chẵn.

- Biến cố B không xảy ra do tổng số chấm trên hai mặt đối diện của con xúc xắc luôn bằng 7 nên mặt xuất hiện có 6 chấm thì mặt úp xuống có 1 chấm.

- Biến cố C xảy ra do 6 là bội của 2.

Bài 2 trang 68 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Quay vòng quay như hình bên một lần và quan sát khi vòng quay dừng lại, mũi tên sẽ chỉ vào ô ghi số nào (nếu mũi tên nằm giữa hai ô thì quay lại). Xét các biến cố:

Quay vòng quay như hình bên một lần và quan sát khi vòng quay dừng lại, mũi tên sẽ chỉ vào ô ghi số nào

A: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi số chính phương”.

B: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi số là ước của 9”.

C: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi số chẵn”.

Trong các biến cố trên, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

Lời giải:

Khi vòng quay dừng:

- Mũi tên có thể chỉ vào ô ghi số chính phương. Vậy A là biến cố ngẫu nhiên.

- Mũi tên không thể chỉ vào ô ghi số là ước của 9. Vậy B là biến cố không thể.

- Mũi tên luôn chỉ vào ô ghi số chẵn. Vậy C là biến cố chắn chắn.

Giải thích thêm:

- Trong các ô của vòng quay có số 4 và số 16 là số chính phương. Do đó mũi tên có thể chi và ô ghi số chính phương. Vì vậy A là biến cố ngẫu nhiên.

- Trong các ô của vòng quay không có ô nào có số là ước của 9. Do đó mũi tên không thể chỉ vào ô ghi số là ước của 9. Vì vậy B là biến cố không thể.

- Số trên tất cả các ô của vòng quay đều là số chẵn. Do đó mũi tên luôn chỉ vào ô ghi số chẵn. Vì vậy C là biến cố chắn chắn.

Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác