Giải Vở thực hành Toán 7 trang 49 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải VTH Toán 7 trang 49 Tập 2 trong Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 49.

Bài 3 trang 49 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác OAB cân tại O, OK là đường phân giác của góc O. Chứng minh OK là đường trung trực của AB.

Cho tam giác OAB cân tại O, OK là đường phân giác của góc O

Lời giải:

Xét tam giác KOA và tam giác KOB.

OA = OB ( do tam giác OAB cân tại O)

Góc AOK = góc BOK ( do OK là đường phân giác của góc O)

Cạnh chung OK.

Vậy tam giác KOA = tam giác KOB theo trường hợp c.g.c.

Suy ra KA = KB (1) và OKB^=OKA^

Do OKB^+OKA^=180° nên OKB^=90° suy ra OK vuông góc với AB (2).

Từ (1) và (2) suy ra OK là đường trung trực của AB.

Bài 4 trang 49 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác MAB cân tại M; K là trung điểm của AB. Chứng minh MK là đường trung trực của AB.

Cho tam giác MAB cân tại M; K là trung điểm của AB

Lời giải:

Xét tam giác MKA và tam giác MKB.

KA = KB ( do K là trung điểm của AB) (1)

MA = MB ( do tam giác MAB cân tại M)

Góc MAK = góc MBK ( do tam giác MAB cân tại M)

Vậy tam giác MKA bằng tam giác MKB theo trưởng hợp c.g.c.

Suy ra MKA^=MKB^MKA^+MKB^=180° nên MKB^=90° nên MK vuông góc với AB (2).

Từ (1) và (2) suy ra MK là đường trung trực của AB.

Bài 5 trang 49 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Hình vẽ bên dưới có tam giác MAB cân tại M, tam giác NAB cân tại N. Chứng minh MN là đường trung trực của AB.

Hình vẽ bên dưới có tam giác MAB cân tại M, tam giác NAB cân tại N

Lời giải:

Xét tam giác MNA và tam giác MNB.

MA = MB ( do tam giác MAB cân tại M).

NA = NB ( do tam giác NAB cân tại N).

Cạnh chung MN.

Vậy tam giác MNA bằng tam giác MNB theo trường hợp c.c.c.

Suy ra AMN^=BMN^.

Xét tam giác MAH và tam giac MBH.

AMH^=BMH^ (do AMN^=BMN^).

MA = MB ( do tam giác MAB cân tại M).

Cạnh chung MH.

Vậy tam giác MAH bằng tam giác MBH theo trường hợp c.g.c.

Suy ra HA = HB (1) và MHA^=MHB^MHA^+MHB^=180°nên MHB^=90° hay MH vuông góc với AB hay MN vuông góc với AB (2).

Từ (1) và (2) suy ra MN là đường trung trực của AB.

Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác