Giải Vở thực hành Toán 7 trang 43 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải VTH Toán 7 trang 43 Tập 2 trong Bài 3: Tam giác cân Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 43.

Bài 6 trang 43 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có góc A bằng 120°. Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Đường thẳng qua D song song với AB cắt AC tại E. Chứng minh tam giác ADE là tam giác đều.

Tam giác ABC có góc A bằng 120°. Tia phân giác của góc A cắt BC tại D

Lời giải:

Vì AD là tia phân giác của góc A nên BAD^=EAD^=120°2=60°.

BAD^=ADE^ ( các cặp góc so le trong).

Trong tam giác ADE có EAD^=ADE^=60°.

Nên EAD^=ADE^=AED^=60°.

Vậy tam giác ADE là tam giác đều.

Bài 7 trang 43 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC vuông cân tại A có tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Chứng minh ABD là tam giác vuông cân.

Tam giác ABC vuông cân tại A có tia phân giác của góc A cắt BC tại D

Lời giải:

Do AD là tia phân giác của góc A nên BAD^=CAD^=45°.

Do ABC là tam giác vuông cân tại A nên ABD^=45°.

Xét tam giác ABD có hai góc A và B bằng 45° nên góc còn lại:

ADB^=180°(45°+45°)=90°.

Vậy tam giác DAB vuông cân tại D.

Bài 8 trang 43 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC cân tại A như hình vẽ. Để trang trí người ta cần tạo thêm các thanh ngang MN và DE, sao cho AM = AN, BD = CE. Chứng minh MN // DE // BC.

Tam giác ABC cân tại A như hình vẽ. Để trang trí người ta cần tạo thêm các thanh ngang MN và DE

Lời giải:

Vì tam giác AMN và tam giác ABC cân tại A nên:

AMN^=180°MAN^2ABC^=180°BAC^2

Do đó AMN^=ABC^, ( các cặp góc đồng vị), suy ra: MN // BC. (1)

Mặt khác, do BD = CE, AB = AC,

Nên AB – BD = AC – CE hay AD = AE.

Suy ra tam giác ADE cân tại A.

Do đó ADE^=180°D​AE^2=ABC^ (cặp góc đồng vị), suy ra DE // BC. (2)

Từ (1) và (2) suy ra MN // DE // BC.

Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 3: Tam giác cân Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác