Vở thực hành Ngữ văn 9 Ngày xưa - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Ngày xưa sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Bài tập 1 trang 66 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Suy nghĩ của em về việc bà ru cháu bằng những câu Kiều, mặc dù cháu còn rất nhỏ, chưa thể hiểu được những câu thơ ấy: ....................

Trả lời:

Suy nghĩ của em về việc bà ru cháu bằng những câu Kiều, mặc dù cháu còn rất nhỏ, chưa thể hiểu được những câu thơ ấy:

Cháu không hiểu những câu Kiểu nhưng bà vẫn ru, và kết quả là “Con tôi đôi má tròn đây/ Lại ngon giấc ngủ thơ ngây chiều chiều”. Như vậy, bà ru cháu bằng Truyện Kiều không phải vì nghĩ là cháu có thể hiểu được lời ru, mà chỉ là để đưa cháu vào giấc ngủ. Hiệu quả của mục đích này cho thấy Truyện Kiều đã phát huy giá trị về mặt giai điệu, nhạc tính.

Ngoài việc ru cháu ngủ, đó còn là cách bà thưởng thức Truyện Kiều, đồng cảm với những điều được nói đến trong tác phẩm, và thậm chí là thông qua những câu Kiều đó để giãi bày một nét tâm trạng nào đó của mình.

Có thể thấy, trong cùng một hành động hát ru, người bà vừa có thể cảm nhận được ý nghĩa, thưởng thức cả nhạc tính của Truyện Kiều, vừa có thể ru cháu ngủ, từ đó, em bé cảm nhận được phần nhạc của Truyện Kiều. Tất nhiên, những yếu tố nội dung có thể thấm dần vào trong em một cách vô thức.

Bài tập 2 trang 66 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Các nhân vật trong bài thơ đã tiếp nhận Truyện Kiều theo những cách sau:

Với cháu bé: ............................................................................................

Với “tôi”: ..............................................................................................

Với “mẹ tôi”: ...........................................................................................

Trả lời:

Các nhân vật trong bài thơ đã tiếp nhận Truyện Kiều theo những cách sau:

- Đối với “mẹ tôi”, Truyện Kiều khơi gợi niềm đồng cảm, xót thương: “Nghĩ mà thương phận cô Kiều ngày xưa”. Trước lời nói của người con, tuy bà “chẳng trả lời, nhưng qua việc hát ru, có thể thấy với bà, Truyện Kiều có thể đưa em bé vào giấc ngủ.

- Đối với “tôi”, Truyện Kiều vô cùng sâu sắc. Những câu thơ trong Truyện Kiều đã có từ xưa, có một khoảng cách rất xa so với đứa trẻ, nên trẻ con không thể hiểu được.

- Đối với em bé, qua lời ru của bà, em bé đã tiếp nhận một cách vô thức giai điệu của Truyện Kiều.

Điều thú vị trong bài thơ này là có ba người tiếp nhận, ba thế hệ với những trải nghiệm khác nhau về Truyện Kiều.

Bài tập 3 trang 66 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Suy nghĩ của em về sức sống của Truyện Kiều trong lòng người dân Việt Nam: .......

Trả lời:

 Suy nghĩ của em về sức sống của Truyện Kiều trong lòng người dân Việt Nam: Truyện Kiều đã đi vào đời sống của người dân Việt Nam thông qua nhiều hoạt động phong phú, trong đó có việc hát ru. Việc trở thành những câu hát ru khiến Truyện Kiều có một đời sống khác so với những tác phẩm văn học thông thường: vừa mang lại cho trẻ những giai điệu êm đềm, vừa giúp trẻ thẩm thấu được ngôn từ một cách tự nhiên. Đặc biệt, người bà ru cháu bằng Truyện Kiều với tất cả nỗi niềm yêu thương, đồng cảm với thân phận của nàng Kiều cho thấy tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống tinh thần của bà – một người có nhiều trải nghiệm về cuộc sống. Việc Truyện Kiều được tiếp nhận từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ mẹ sang con, từ con đến cháu chứng tỏ sức sống của tác phẩm mãi trường tồn theo thời gian.

Bài tập 4 trang 66 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Nhận xét về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

Thể thơ: ........................................................................................................

Ngôn từ, hình ảnh: ..............................................................................................

Cách tổ chức, sắp xét ý thơ: ....................................................................................

Những yếu tố hình thức khác: ....................................................................................

Trả lời:

Nhận xét về hình thức nghệ thuật của bài thơ:

Thể thơ: lục bát,có yếu tố tự sự, ít nhiều có sự đồng vọng, bắt nối với Truyện Kiều về âm hưởng (cùng thể thơ).

Ngôn từ, hình ảnh: dung dị, thân thương.

Cách tổ chức, sắp xét ý thơ: sự đan xen những câu “kể”, “dẫn dắt” của người con và những câu Kiều được trích nguyên vẹn cùng với câu trả lời của người mẹ, đồng thời còn xuất hiện một đối tượng khác, một người tiếp nhận lặng lẽ – đứa cháu. Cách tổ chức này khiến bài thơ trở nên sinh động, nhiều giọng điệu, nhiều cái nhìn, giàu sức gợi.

Những yếu tố hình thức khác: Không có

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác