Vở thực hành Ngữ văn 9 Dế chọi - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Dế chọi sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Bài tập 1 trang 9 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

Các sự kiện tạo nên cốt truyện của truyện Dế chọi: ....................................

Nhận xét ngắn gọn về không gian, thời gian, nhân vật chính trong truyện: .............

Không gian: .........................................................................................

Thời gian: ..........................................................................................

Nhân vật chính của truyện: .....................................................................

Trả lời:

- Các sự kiện tạo nên cốt truyện của truyện Dế chọi:

Trong cung, vua rất mê trò chọi dế, khiến từ lí dịch đến quan lại đua nhau tìm dễ hay để nộp lên trên; dân đen là những người phải chịu cái hoạ nộp dễ chọi → Thành  - một người có hiểu biết – bị ép giữ chức nhỏ trong làng với nhiệm vụ chính là thúc dân kiếm dễ để nộp; do không đáp ứng được yêu cầu của quan trên nên đã bị đánh đập tàn tệ - Theo sự chỉ dẫn của bà đồng gù làm nghề bói toán, Thành đã bắt được một con dế quý → Cha mẹ đi vắng, đứa con trai của Thành tò mò mở lồng xem, để dễ nhảy mất; sợ bị cha đánh, nó bỏ trốn, rơi xuống giếng → Ban đầu nghe tin mất dễ quý, Thành tức giận, nhưng thấy con chết, vợ chồng Thành rất đau xót, đêm định liệm xác con đem chôn thì chợt phát hiện con vẫn còn sống, mặc dù thần thái đờ đẫn, ngây ngốc, ngủ mê mệt – Nghe tiếng gáy của một con dế trong nhà, Thành đuổi theo, bắt được, hoá ra là một con dế nhỏ, không đủ tiêu chuẩn nộp quan → Có người đem đế tốt đến thách, Thành đưa đế ra chọi, không ngờ nó thắng con dế kia, lại còn thắng luôn cả con gà lao vào mổ nó → Thành mừng rỡ đưa đế lên nộp quan, quả đúng như lời Thành nói, con dế tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con nào, do đó Thành được quan thưởng → con dế được dâng lên vua, trong cung, nó trở thành con dế vô địch, thắng bất cứ con dế kì lạ nào; đã thế lại còn biết nhảy mỗi khi có nhạc nổi lên → Các quan sau khi được vua trọng thưởng đã nâng đỡ để Thành đỗ được tú tài → Hơn một năm sau, con trai Thành bình phục, kể rằng chính mình đã hoá thành con dế chọi giỏi kia, nay mới sống lại; biết chuyện quan tiếp tục thưởng cho Thành, chỉ vài năm, nhà thành trở nên phú quý.

- Nhận xét ngắn gọn về không gian, thời gian, nhân vật chính trong truyện:

+ Không gian: không gian gắn với sinh hoạt của các nhân vật (ngôi nhà của Thành, điện thời của bà đồng gù, ngôi chùa mộ cổ; những địa điểm xác thực như huyện Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây,...)

+ Thời gian: thời gian tương ứng với đặc điểm không gian; gắn với sinh hoạt đời thường của con người. Đứa con trai của Thành biến thành dễ chỉ “hơn một năm” và cũng chỉ “sau vài năm”, nhờ được trọng thưởng và nâng đỡ, Thành phất lên, có cơ ngơi bề thế, giàu sang phú quý tột bậc. Điều đáng chú ý: toàn bộ câu chuyện diễn ra trong thời điểm xác định của lịch sử (đời Tuyên Đức nhà Minh). Sự chính xác về thời điểm lịch sử như vậy đã bao hàm thái độ mỉa mai của tác giả đối với xã hội.

+ Nhân vật của truyện là con người, với những thành phần khác nhau: các thành viên của gia đình Thành, bà đồng gù làm nghề bói toán, những người dân có liên quan đến chuyện bắt dế, lí dịch, tri huyện, tuần phủ, vua. Truyện không có loại nhân vật thần tiên, ma quỷ. Duy nhất có đức con trai của Thành hoá thành đế, đó là nhân vật liên quan đến yếu tố kì ảo ít ỏi trong truyện. Đây là những yếu tố làm nên giá trị riêng của truyện Dế chọi.

Bài tập 2 trang 10 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

Vì dế chọi mà gia đình Thành đã lâm vào cảnh ngộ: ....................................

Nhờ dế chọi mà gia đình Thành được hưởng: ............................................

Ý nghĩa của sự đối lập giữa hai tình huống trên đây: ...........................

Trả lời:

- Vì dế chọi mà gia đình Thành đã lâm vào cảnh ngộ éo le: bị ép giữ chức lí chính mà thực chất là đầu sai của việc tìm dế; không có thời gian làm ăn vì lo làm sao tìm đế để nộp quan; không tìm được dễ chọi đủ tiêu chuẩn, bị đánh đòn tàn tệ đến mức muốn tự tử; phải tìm đến người bói toán để cầu mong bắt được đế; con trai nhỏ vì lỡ làm đế chết, bỏ trốn rơi xuống giếng khiến cha mẹ xót xa, đau đớn...

- Nhờ dế chọi mà gia đình Thành được hưởng: tiền bạc, được miễn sai dịch, được nâng đỡ để đậu tú tài. Nhờ đó, chỉ vài năm sau, nhà Thành trở nên giàu có, sang trọng đến mức không ngờ.

- Ý nghĩa của sự đối lập giữa hai tình huống trên đây: Hai tình huống đều phi lí và đưa đến kết quả bất ngờ. Hóa ra, con người khổ đau, bất hạnh hay sung sướng, hạnh phúc lại phụ thuộc vào những điều hết sức nhỏ nhoi. Cái phi lí được đẩy đến tận cùng của hai cực đối lập ấy cho thấy sự vô lối, tuỳ tiện của những kẻ cầm quyền. Một chế độ như vậy thì cuộc sống của muôn dân sẽ luôn đối diện với bất trắc, phúc hoạ không biết đâu mà lường.

Bài tập 3 trang 10 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

Các yếu tố kì ảo trong truyện: ................................................

Ý nghĩa, vai trò của các yếu tố kì ảo đó: .....................................

Trả lời:

- Các yếu tố kì ảo trong truyện:

+ Mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ Thành sắm lễ đến xin bói. Những hình vẽ trên mảnh giấy kia là sự chỉ dẫn kì lạ giúp Thành bắt được con dế quý.

+ Sau khi làm chết con dế quý của cha, đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hoá thân thành con dế, tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con dế kì lạ nào.

- Ý nghĩa, vai trò của các yếu tố kì ảo đó: giữ quan hệ liên đới, cùng tập trung tháo gỡ bế tắc của nhân vật, đẩy câu chuyện phát triển theo chủ ý sáng tác của tác giả.     

Bài tập 4 trang 10 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

Những chi tiết, sự việc có tác dụng thể hiện tính chất hiện thực của truyện: .............

.................................................................................................................

Suy nghĩ của em về thái độ của tác giả khi miêu tả các chi tiết, sự việc đó: .............

Trả lời:

- Những chi tiết, sự việc có tác dụng thể hiện tính chất hiện thực của truyện:

+ Thời gian xác định (đời Tuyên Đức nhà Minh)

+ Địa danh cụ thể (huyện Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây)

+ Vị thế và cách hành xử của các nhân vật phản ánh đúng bản chất của các quan hệ xã hội thời phong kiến.

+ Tính phổ quát của sự việc khiến sự tác động của yếu tố kì ảo không làm suy giảm giá trị hiện thực (nếu Thành không nhờ có bà đồng gù chỉ dẫn mà tìm được dế quý thì người trong thiên hạ cũng có dế lạ để dâng vua; nếu Thành không được ban thưởng thì cũng sẽ có người khác hưởng phong lưu phú quý nhờ có dế tốt, dễ lạ).

=> Mọi hệ luỵ và tác hại của trò chọi dế đối với đời sống là tất yếu, qua đó, bộ mặt của xã hội trong một thời kì đã được phơi bày.

- Suy nghĩ của em về thái độ của tác giả khi miêu tả các chi tiết, sự việc đó: Người kể không bộc lộ rõ thái độ đồng tình hay phản đối, câu chuyện được kể một cách thấu suốt, khách quan. Nhưng qua đó có thể nhận thấy sự phê phán nghiêm khắc của tác giả với hiện thực xã hội đương thời. Tác giả đã miêu tả sự tồn tại công nhiên của những điều phi lí, vô lối để thể hiện sự châm biếm bức tranh xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Bài tập 5 trang 11 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong đoạn văn từ Thành giở đi giở lại đến kì hạn nộp quan, lời người kể chuyện có những đặc điểm:

.....................................................................................................................................

Trả lời:

Trong đoạn văn từ Thành giở đi giở lại đến kì hạn nộp quan, lời người kể chuyện có những đặc điểm:

+ Đoạn văn chỉ có một câu là lời nhân vật (Thành tự nói với mình), còn lại chủ yếu là ngôn ngữ của người kể chuyện thứ ba.

+ Ngôn ngữ người kể chuyện đảm trách các nhiệm vụ: phần dẫn cho lời nhân vật, miêu tả cảnh vật, kể lại diễn biến của sự việc. Qua ngôn ngữ người kể chuyện, phần nào thấy được thái độ của tác giả đối với hiện thực cuộc biến của sự việc.

Bài tập 6 trang 11 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Một số đặc điểm của truyện truyền kì được thể hiện trong truyện Dế chọi: ................

Trả lời:

Một số đặc điểm của truyện truyền kì được thể hiện trong truyện Dế chọi:

- Cốt truyện là chuỗi sự kiện được tổ chức theo quan hệ tuyến tính.

- Có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo. Các yếu tố kì ảo gắn với những sự kiện quan trọng nhất, quyết định diễn biến của câu chuyện và số phận của nhân vật chính.

Bài tập 7 trang 11 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

Câu chuyện mang yếu tố hoang đường, kì ảo đúng với chất trong thiên truyện Liêu Trai chí dị. Truyện mang giá trị hiện thực sâu sắc, câu chuyện đi sâu tái hiện hiện thực thời kì xã hội đen tối. “Dế chọi” đã phản ánh bộ mặt của tầng lớp quan lại, vui lòng vua ham chơi, ham thú vui mà dẫn đến những thảm cảnh của dân chúng bằng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi và dễ đọc. Ý nghĩa được truyền tải và bộc bạch rõ ràng theo trình tự thắt nút - cao trào - mở nút hoàn chỉnh mà không có xung đột mạnh, giúp cho người đọc có thể tiếp cận và thấy được rõ bối cảnh và cuộc sống của thời kỳ. Chi tiết kỳ ảo giúp phê phán, lên án hội tham quan vì vinh hoa phú quý mà chà đạp lên con người. Một hiện thực tàn khốc của một thời kỳ đã được nêu ra một cách trần trụi và rõ nét. Giúp người đọc có thể thấy rõ bộ mặt quan xưa, xã hội thời kỳ xưa. Để từ đó thêm trân trọng cuộc sống của hiện tại.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác