Vở thực hành Ngữ văn 9 Nỗi niềm chi phụ - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Nỗi niềm chi phụ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Bài tập 1 trang 22 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích:

+ Về số tiếng trong mỗi câu thơ: .................................................................

+ Về vần: .......................................................................................

+ Về thanh điệu: ...............................................................................

+ Về nhịp: ................................................................................................

- Những điểm khác biệt của thể thơ song thất lục bát so với thể thơ lục bát: ..............

Trả lời:

- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích:

+ Về số tiếng trong mỗi câu thơ: Đan xen giữa cặp câu 7 tiếng (song thất) và cặp câu 6 – 8 tiếng (lục bát).

+ Về vần: cặp câu lục bát có sử dụng vần lưng, hiệp vẫn ở chữ thứ sáu của câu 6 tiếng và chữ thứ sáu của câu 8 tiếng. Ở cặp câu 7 tiếng, tiếng cuối cùng của câu 7 trên hiệp vần với tiếng cuối cùng của câu 7 ngay sau nó.

+ Về thanh điệu: Tuân thủ quy tắc thanh điệu  (Ví dụ ở 4 câu thơ đầu: câu thất 1: chen (B) - trống (T); câu thất 2: rồi (B) - bỗng (T) - tay (B); câu lục: lương (B) - rẽ (T) - bay (B); câu bát: đường (B) - bóng (T) - bay (B) - ngùi (B))

+ Về nhịp: đan xen nhịp 2/4, 3/4, 4/4.

- Những điểm khác biệt của thể thơ song thất lục bát so với thể thơ lục bát:

+ Thơ song thất lục bát được thể hiện bằng các câu thơ dài ngắn phong phú hơn (6, 7 và 8 tiếng) thơ lục bát (6 và 8 tiếng).

+ Do cặp câu song thất đan xen cặp câu lục bát, vần chân ở câu lục sẽ hiệp với vần chân ở câu thất (thay vì câu bát trong thơ lục bát) liền trước nó; vần chân ở câu bát sẽ hiệp với vần lưng ở câu thất (thay vì hiệp với vần chân ở câu lục trong thơ lục bát) liền sau nó.

+ Với sự xuất hiện của câu thơ 7 tiếng, thơ song thất lục bát có cách ngắt nhịp linh hoạt hơn (nhịp chẵn kết hợp với nhịp lẻ trong một câu thơ) so với thơ lục bát.

Bài tập 2 trang 22 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Bố cục đoạn trích gồm ....... phần. Nội dung chính của từng phần: ................

Trả lời:

- Bố cục đoạn trích gồm 2 phần:

+ Phần 1 (12 câu thơ đầu): Nỗi niềm buồn ngẩn ngơ, luyến tiếc của người chinh phụ lúc vừa chia li người chinh phu.

+ Phần 2 (12 câu thơ cuối): nỗi niềm sầu buồn khôn tả của người chinh phụ khi một mình trở về nhà.

Bài tập 3 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Bốn câu thơ có thể được ngắt nhịp như sau (đánh vần / để ngắt nhịp):

Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

(nhịp .........................)

Bến Tiêu Tường thiếp hãy trông sang.

(nhịp ...........................)

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,

(nhịp ............................)

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tường mấy trùng.

(nhịp .............................)

Tác dụng của cách ngắt nhịp đó: ..........................................

Trả lời:

Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

(nhịp 3/4)

Bến Tiêu Tường thiếp hãy trông sang.

(nhịp 3/4)

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,

(nhịp 3/3)

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tường mấy trùng.

(nhịp 3/5)

Tác dụng của cách ngắt nhịp đó: đảm bảo tính liên tiết của từ, của cụm từ, tạo nhịp điệu đều đặn, dàn trải, đem lại cảm xúc về một nỗi buồn man mác, mênh mông.

Bài tập 4 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Phép đối và tác dụng của phép đối trong một số câu thơ:

a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.

c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tường thiếp hãy trông sang.

Trả lời:

Câu

Phép đối

Tác dụng

a

Chàng – thì đi cõi xa mưa gió (người chinh phu – xông pha, vất vả nơi biên thùy)

Thiếp – thì về buồng cũ chiếu chăn (người chinh phụ - ở nhà, cô quạnh trong căn phòng)

Nhấn mạnh sự chia lìa, cùng những khó khăn của người chinh phu và người chinh phụ khi không được gần bên nhau.

b

Tuôn - màu mây biếc (di chuyển luôn tục – mây trời xa xôi)

Trải - ngắn núi xanh (mở rộng trên bề mặt – rặng núi cách trở)

Khắc họa sự chia xa của người chinh phu và người chinh phụ => Nhấn mạnh khoảng cách chia lìa, mỗi lúc một xa nhau hơn giữa hai người.

c

Chốn Hàm Kinh – chàng – còn ngoảnh lại (không gian chiến tranh ác liệt – chinh phu – hướng ánh nhìn về người chinh phụ)

Bến Tiêu Tương – thiếp – hãy trông sang (không gian buồn lo, nhớ thương – chinh phụ - hướng ánh mặt về người chinh phu)

Nhấn mạnh tình cảm quyến luyến, thương nhớ, yêu thương gắn bó của người chinh phu và người chinh phụ.

Bài tập 5 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

- Biện pháp tu từ thứ nhất: .........................................................................

Tác dụng: ..........................................................................................

- Biện pháp tu từ thứ hai: .........................................................................

Tác dụng: ..........................................................................................

- Biện pháp tu từ thứ ba: .........................................................................

Tác dụng: ........................................................................................

Trả lời:

- Biện pháp tu từ thứ nhất: Điệp ngữ (cùng, thấy, ngàn dâu, ai), đặc biệt là phép điệp liên hoàn (còn gọi là điệp ngữ vòng – từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau).

Tác dụng: Diễn tả sự đồng điệu trong xúc cảm của cả hai người, tâm trí hai người cùng hướng về nhau, với cảm xúc trào dâng mãnh liệt.

- Biện pháp tu từ thứ hai: Biện pháp đối (tiểu đối: lòng chàng/ ý thiếp).

Tác dụng: khắc hoạ sự quyến luyến, tình cảm sâu nặng của hai vợ chồng trong lúc chia li, tô đậm bi kịch chia li.

- Biện pháp tu từ thứ ba: Biện pháp tu từ ẩn dụ (hình ảnh ngàn dâu xanh: xanh xanh những mấy ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt). Đây là hình ảnh vừa có màu sắc tả thực (khung cảnh thiên nhiên trong buổi đưa tiễn) vừa có tính tượng trưng (ngàn dâu xanh là một hình ảnh ước lệ). Có thể có hai khả năng sau đây về tính ước lệ của hình ảnh ngàn dâu xanh:

+ Gợi liên tưởng tới tác phẩm Mạch thượng tang) (ngàn dâu bên đường): ngàn dâu xanh tượng trưng cho ước muốn về một người chồng tài năng, thành đạt; nhưng ngàn dâu xanh ấy giờ lại là thứ khiến hai người phải xa cách, không thể nhìn thấy nhau. Tác dụng: khắc hoạ tâm trạng đầy mâu thuẫn, cảnh ngộ đầy trớ trêu của người chinh phụ.

+ Gợi liên tưởng tới thành ngữ thương hải tang điền) (biển xanh biến thành nương dâu): ngàn dâu tượng trưng cho những thay đổi, biến cố lớn của cuộc đời. Tác dụng: cực tả nỗi buồn lo của người chinh phụ khi nghĩ về tương lai.

Bài tập 6 trang 24 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

Tâm trạng của người chinh phục khi tiễn chồng ra trận: ............................

Giá trị của cuộc sống cảm nhận được từ tâm trạng của người chinh phụ: ............

Trả lời:

- Tâm trạng của người chinh phục khi tiễn chồng ra trận: Lưu luyến, lo lắng, buồn sầu, cô đơn,...

- Giá trị của cuộc sống cảm nhận được từ tâm trạng của người chinh phụ: Những nỗi niềm đó luôn gắn với giá trị cuộc sống mà người chinh phụ theo đuổi, đó là trân trọng lí tưởng công danh, sự nghiệp của chồng; trân quý những tình cảm của con người, trong đó có tình cảm vợ chồng gắn bó tha thiết; hi sinh bản thân để đem lại hạnh phục cho người khác, trong đó có người mình yêu.

Bài tập 7 trang 24 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

Hình ảnh gây ấn tượng nhất trong đoạn trích: ....................................................

Lí do: .............................................................................................

Trả lời:

Hình ảnh gây ấn tượng nhất trong đoạn trích: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió,/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”.

Lý do:

- Đây là hình ảnh rất xúc động, thể hiện khoảng cách xa vời, sự cách ngăn giữa người chồng nơi chiến trường và người vợ ở quê hương.

- Hình ảnh này còn tô thêm nỗi nhớ chồng da diết, sự cô đơn, sầu não của người chinh phụ. Nàng lo chồng mình phải đến nơi “cõi xa mưa gió” đầy khó khăn, rồi nàng sầu cho bản thân phải côi cút ở chính nơi “buồng cũ chiếu chăn”.

Bài tập 8 trang 24 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ từ Chàng thì đi cõi xa mưa gió đến Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Bốn câu thơ trên trong bài thơ Chinh phụ ngâm đã diễn tả được những tâm trạng của người chinh phụ khi tiễn người chinh phu ra chiến trường ác liệt. Ở hai câu thơ đầu: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió,/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn” như đang lột tả khoảng cách về địa lí, nơi chốn của hai vợ chồng, đồng thời còn là tiếng kêu xót xa, ai oán, cô đơn của người chinh phụ. Nàng đau khổ, lo lắng khi chồng mình đang ở nơi “cõi xa mưa gió”, gặp muôn trùng khó khăn. Nàng còn tự tủi cho bản thân khi phải trở về nơi mà hai người từng hạnh phúc, nhưng giờ trở thành “buồng cũ chiếu chăn”. Phép đối tài tình trong hai câu thơ đã làm sự trái ngược, cách xa của hai người càng nhiều hơn. Mặc dù xa mặt, nhưng người chinh phụ không xa lòng: “Đoái trông theo đã cách ngăn,/ Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh”. Nàng luôn nhìn về nơi “cõi xa ấy”, nhìn qua “mây biếc”, “núi xanh” để được thấy chồng. Thiên nhiên hùng vĩ, hay tượng trưng cho sự cách ngăn giữa người chinh phu và người chinh phụ, không khiến nàng bồi hồi mong nhớ về chồng. Qua từng câu chữ, sử dụng phép đối, phép ẩn dụ điêu luyện, nhà thơ đã thay cho tiếng nói của người chinh phụ cất lên cảm xúc đau đớn, bi thương, nhớ nhung qua bốn câu thơ trên.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác