Trong mười dòng thơ tiếp theo từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Bài tập 3 trang 39 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Trong mười dòng thơ tiếp theo (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha), tác giả đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật: ...........................................................
Phân tích những từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật: ..............................................
Trả lời:
- Trong mười dòng thơ tiếp theo (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha), tác giả đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật: Thúy Kiều và Kim Trọng.
* Phân tích những từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật:
- Hai dòng thơ đầu (Bóng hồng nhác thấy nẻo xa/ Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai) miêu tả cảm giác của Kim Trọng khi gặp chị em Thuý Kiều: Dù ở khoảng cách xa và mới chỉ “thoáng nhìn” song đã ngỡ ngàng, ngưỡng mộ vẻ đẹp “mặn mà” của hai thiếu nữ.
- Bốn dòng thơ tiếp (Người quốc sắc kẻ thiên tài... Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn) thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của tình yêu chớm nở ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa Kim Trọng và Thuý Kiều: Người quốc sắc kẻ thiên tài/ Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Tình yêu “sét đánh” nhưng bị ràng buộc bởi lễ giáo khắt khe nên nhiều ngại ngùng, bối rối mà vẫn nồng nàn, say đắm (Chập chờn cơn tỉnh cơn mê), quyến luyến không muốn từ biệt (Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn).
- Bốn dòng thơ cuối tái hiện khoảnh khắc từ biệt đầy vấn vương, lưu luyến: Thời gian, không gian của buổi hoàng hôn khơi lên nỗi buồn chia biệt; cái nhìn ẩn chứa bao ý tình của người thiếu nữ khuê các: Khách đà lên ngựa người còn nghé theo. Đặc biệt, nhà thơ đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để tái hiện những cảm xúc tinh tế của đôi trái tim “lần đầu rung động nỗi thương yêu” (Xuân Diệu). Vẫn là không gian êm đềm với “ngọn tiểu khể và nhịp cầu nho nhỏ (Nao nao dòng nước uốn quanh/ Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghênh bắc ngang) nhưng giờ đây không còn vắng vẻ, đượm buồn mà trong trẻo, tươi sáng, sống động, tình tứ (Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha). Đúng là cảnh vật được nhìn qua đôi mắt của tình yêu!
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Bài tập 1 trang 39 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Các nhân vật được miêu tả trong đoạn trích: .........................
- Bài tập 2 trang 39 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ....................................
- Bài tập 4 trang 40 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tính) để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều.
- Bài tập 5 trang 41 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích:
- Bài tập 6 trang 41 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Chủ đề của đoạn trích và tư tưởng, tình cảm của tác giả:
- Bài tập 7 trang 42 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một số dòng thơ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT