Vở thực hành Ngữ Văn 7 Văn bản tự chọn trang 70 Tập 2 - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Văn bản tự chọn trang 70 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.

Bài tập 1 trang 70 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Ghi lại tên 3 bài thơ hoặc tập thơ mà em biết (có thể tìm trên Internet hoặc tủ sách nhà trường).

Trả lời:

3 bài thơ hoặc tập thơ em biết là:

- Sóng – Xuân Quỳnh

- Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ

- Lượm – Tố Hữu.

Bài tập 2 trang 71 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Chọn đọc 1 bài thơ mà em nêu ở bài tập 1 và cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để em xác định được như vậy?

Trả lời:

- Bài thơ “Lượm” – Tố Hữu

- Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, căn cứ vào mỗi dòng thơ có 4 tiếng.

Bài tập 3 trang 71 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Bài thơ em vừa chọn đọc ở bài tập 2 thể hiện thông điệp gì của tác giả? Trình bày suy nghĩ của em (khoảng 3 – 4 câu) về thông điệp này.

Trả lời:

Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự hy sinh của thế hệ trẻ cho hòa bình độc lập của Tổ quốc. Thông điệp này đã để lại cho người đọc ấn tượng về một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó gợi ra bài học cho thế hệ trẻ về trách nhiệm voiwd quê hương, đất nước.

Bài tập 4 trang 71 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Mỗi bài thơ là lời nói từ trái tim của nhà thơ đến trái tim của người đọc. Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình (khoảng 6 – 7 câu) khi đọc một bài thơ mà em yêu thích.

Trả lời:

Bài thơ Sang Thu của tác giả Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ tôi ấn tượng sâu sắc nhất bởi cách nhìn đầy tinh tế của tác giả khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. Với khổ thơ đầu tiên, tôi như thấy mình ở trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm với sự lan toả của hương ổi và cái sẽ lạnh của gió nhờ động từ "phả". Đồng thời, với thủ pháp nhân hóa sương "chùng chình", tôi thấy được sự quấn quýt, chầm chậm của sương. Tất cả đã làm nên sự giao thoa của tạo vật khiến cho tôi không khỏi ngỡ ngàng và xao xuyến. Có thể thấy, hình ảnh đất trời thu sang trong không gian dài, rông cao, đã được bộc tả rõ nét hơn qua những câu thơ ở khổ 2 bằng nghệ thuật nhân hóa: sông "dềnh dàng", chim "vội vã", đám mây "vắt nửa mình sang thu". Kết lại bài thơ bằng khổ 3 với đầy suy tư của tác giả, ông đã khéo léo sử dụng các thủ pháp nhân hóa "sấm bất ngờ", "hàng cây đứng tuổi" và thủ pháp ẩn dụ hàng cây - con người. Bài thơ đã đem lại sự lắng đọng đến với người đọc, đầy bâng khuâng, cảm xúc, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu. Qua đó, đã giúp tôi có cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời con người.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác