Vở thực hành Ngữ Văn 7 Lời của cây - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Lời của cây sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.

Bài tập 1 trang 5 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Lựa chọn các từ ngữ dưới đây để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp:

dòng thơ, nhịp, yêu vận, vần chân, cước vận, vần lưng

- Thơ bốn chữ, thơ năm chữ thường có nhịp 2/2, 3/2 hoặc 2/3; không hạn chế về số lượng ... và thường sử dụng đan xen ... với ...

- Hình thức gieo vần phổ biến trong thơ là ..., còn gọi là ... là vần được gieo mỗi cuối dòng thơ.

- Ngoài ra, còn có ..., là vần được gieo ở giữa dòng thơ.

- Trong thơ luôn có ..., giúp tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ.

Trả lời:

- Thơ bốn chữ, thơ năm chữ thường có nhịp 2/2, 3/2 hoặc 2/3; không hạn chế về số lượng dòng thơ và thường sử dụng đan xen vần chân với vần lưng.

- Hình thức gieo vần phổ biến trong thơ là vần chân, còn gọi là cước vận là vần được gieo mỗi cuối dòng thơ.

- Ngoài ra, còn có yêu vận, là vần được gieo ở giữa dòng thơ.

- Trong thơ luôn có nhịp, giúp tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ.

Bài tập 2 trang 5 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Đánh dấu cách ngắt nhịp trong hai đoạn thơ dưới đây và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp ấy:

Khi cây đã thành

Nở vài lá bé

Là nghe màu xanh

Bắt đầu bập bẹ.

 

Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

Góp xanh đất trời.

Trả lời:

Khi cây / đã thành

Nở / vài lá bé

Là nghe / màu xanh

Bắt đầu / bập bẹ.

 

Rằng / các bạn ơi

Cây / chính là tôi

Nay mai / sẽ lớn

Góp xanh /đất trời.

- Cách ngắt nhip 2/2, 1/3 đã khiến đoạn thơ trở nên sinh động với tiết tấu vui tươi, đầy phù hợp với nội dung của bài thơ.

- Nhịp thơ 2/2 dễ thuộc, dễ nhớ, đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa diễn tả nhịp điệu êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả.

- Nhịp thơ 1/3 nói lên sự khác biệt, có tác dụng nhấn mạnh vào khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm.

Bài tập 3 trang 6 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ điệp từ “nghe” 4 lần: nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhân vật tôi và hạt mầm. Lắng nghe từng biến chuyển nhỏ nhất của hạt mầm từ đó cho thấy mầm cũng có sức sống, có linh hồn riêng.

- Biện pháp tu từ nhân hóa (hạt nằm lặng thinh, mầm đã thì thầm, mầm kiêng gió bấc, đón tia nắng hồng, bập bẹ): làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.

Bài tập 4 trang 6 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Bài thơ chủ yếu gieo vần nào? Em hãy tìm hiểu cách gieo vần của một khổ thơ bất kì để minh họa cho câu trả lời.

Trả lời:

- Bài thơ chủ yếu gieo vần chân.

- Khổ thơ minh họa:

Khi cây đã thành

Nở vài lá bé

Là nghe màu xanh

Bắt đầu bập bẹ.

Bài tập 5 trang 6 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày cảm xúc về hình ảnh em ấn tượng nhất trong bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ "Lời của cây" của Trần Hữu Thung đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu đậm. Đặc biệt, em ấn tượng nhất với hình ảnh về sự sinh trưởng của cây đã được tác giả đã thể hiện những cảm xúc trìu mến thương yêu. Từ khi còn là một chiếc hạt được "cầm trong tay mình" rồi gieo xuống đất, nhú lên những chiếc mầm non và lớn lên bằng sự chở che, yêu thương của mẹ thiên nhiên. Qua đó, đã thể hiện cách diễn tả những nét trạng thái, hoạt động của mầm xanh một cách sinh động. Đồng thời, ta cảm nhận được thiên nhiên cũng có tiếng nói, tâm hồn của riêng mình. Đọc bài thơ, em thêm yêu quý thiên nhiên, biết lắng nghe, bảo vệ những mầm xanh, những chồi non góp xanh cho đất trời.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác