Vở thực hành Ngữ Văn 7 Thực hành Tiếng Việt trang 61 Tập 2 - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Thực hành Tiếng Việt trang 61 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7.

Bài tập 1 trang 61 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,…) trong các câu sau:

a. Trong tim anh bùng lên ngọn lửa nhiệt thành, thiết tha muốn cứu thoát họ, đưa họ lên con đường dễ dàng, và những tia lửa của niềm mong muốn mãnh liệt ấy lóe lên trong mắt anh.

(Mác-xim Go-rơ-ki – Trái tim Đan-kô)

b. Rau khúc vào buổi sáng sớm khi sương vẫn còn đọng trên mặt ruộng là lúc rau khúc ủ nhiều hương nhất vì thế mà ngon nhất.

(Nguyễn Quang Thiều – Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

c. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.

(Đoàn Giỏi – Đất rừng phương Nam)

d. Trong chiếc áo vải dù đen dài, tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

(Thanh Tịnh – Tôi đi học)

e. Tim cậu đập nhanh khi nó kể về kho báu, đập chậm hẳn khi mơ màng lặng nhìn chân trời vô tận trên sa mạc.

(Pao-lo Cau-ê-lo – Nhà Giả Kim)

Trả lời:

a. Trong tim anh / bùng lên / ngọn lửa nhiệt thành, thiết tha muốn cứu thoát họ, đưa

TN1 VN1 CN1

họ lên con đường dễ dàng, và những tia lửa của niềm mong muốn mãnh liệt ấy / lóe

CN2 VN2 lên / trong mắt anh.

TN2

(Mác-xim Go-rơ-ki – Trái tim Đan-kô)

b. Rau khúc / vào buổi sáng sớm khi sương vẫn còn đọng trên mặt ruộng / là lúc rau

CN TN VN

khúc ủ nhiều hương nhất vì thế mà ngon nhất.

(Nguyễn Quang Thiều – Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

c. Chim/ đậu chen nhau trắng xóa /trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng

CN VN TN

trụi gần hết lá.

(Đoàn Giỏi – Đất rừng phương Nam)

d. Trong chiếc áo vải dù đen dài,/ tôi/ cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

TN CN VN

(Thanh Tịnh – Tôi đi học)

e. Tim cậu / đập nhanh khi nó kể về kho báu, đập chậm hẳn khi mơ màng lặng nhìn

CN VN1 TN1 VN2 TN2

chân trời vô tận trên sa mạc.

(Pao-lo Cau-ê-lo – Nhà Giả Kim)

Bài tập 2 trang 62 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Mở rộng thành phần được gạch chân trong những câu dưới đây bằng cụm từ, cụm chủ vị. Sau đó, so sánh để làm rõ sự khác biệt về nghĩa giữa câu mở rộng với câu trước đó.

a. Từ đằng xa, người đàn ông tiến lại gần.

b. Nghe bà lão nói thế, cô gái bật khóc.

c. Buổi sáng, mặt biển trong xanh lấp lánh dưới ánh mặt trời.

Trả lời:

a. Từ đằng xa, người đàn ông tiến lại gần.

- Câu mở rộng: Từ đằng xa, người đàn ông 30 tuổi tiến lại gần.

- Nhận xét: Câu mở rộng miêu tả rõ hơn về người đàn ông (30 tuổi)

b. Nghe bà lão nói thế, cô gái bật khóc.

- Câu mở rộng: Nghe bà lão nói thế, cô gái bật khóc nức nở.

- Nhận xét: Câu mở rộng thể hiện rõ hơn tâm trạng của cô gái (khóc nức nở)

c. Buổi sáng, mặt biển trong xanh lấp lánh dưới ánh mặt trời.

- Câu mở rộng: Buổi sáng hôm nay, mặt biển trong xanh lấp lánh dưới ánh mặt trời,

- Nhận xét: Câu mở rộng thể hiện chính xác mặt thời gian hơn (buổi sáng hôm nay).

Bài tập 3 trang 62 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Nếu bỏ những từ gạch chân ở các câu bên dưới, ý nghĩa của các câu sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích tại sao.

a. Không khí ấm áp và ẩm đượm mùi hương ngọt ngào của các loại hoa quý.

(A-léc-xăng-đơ Rô-ma-nô-vich Bê-li-ép – Một ngày của Ích-chi-an)

b. Chẳng bàn tay họa sĩ nào vẽ được tất cả cái dịu dàng của màu sắc, của ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên.

(Giuyn-véc-nơ – Dòng “Sông Đen”)

c. Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

(Nguyễn Quang Thiều – Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

Trả lời:

a. Không khí ấm áp và ẩm đượm mùi hương ngọt ngào của các loại hoa quý.

(A-léc-xăng-đơ Rô-ma-nô-vich Bê-li-ép – Một ngày của Ích-chi-an)

- Ý nghĩa của câu: Nghĩa của câu không bị thay đổi về mặt nội dung, nhưng người đọc không hình dung cụ thể được mùi hương của các loài hoa quý.

- Giải thích: Do câu không được mở rộng thành phần câu khi lược từ ngọt ngào.

b. Chẳng bàn tay họa sĩ nào vẽ được tất cả cái dịu dàng của màu sắc, của ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên.

(Giuyn-véc-nơ – Dòng “Sông Đen”)

- Ý nghĩa của câu: Nghĩa của câu không bị thay đổi về mặt nội dung, nhưng người đọc không hình dung cụ thể được màu sắc, ánh sáng dưới đáy biển.

- Giải thích: Do câu không được mở rộng thành phần câu khi lược cụm từ lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên.

c. Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

(Nguyễn Quang Thiều – Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

- Ý nghĩa của câu: Nghĩa của câu không bị thay đổi về mặt nội dung, nhưng người đọc không hình dung cụ thể được đặc điểm của hạt xôi nếp.

- Giải thích: Do câu không được mở rộng thành phần câu khi lược cụm từ đẹp như hạt ngọc và ngậy thơm.

Bài tập 4 trang 63 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau:

a. Trời đã về chiều và dưới ánh hoàng hôn, sông đỏ như dòng máu nóng hổi phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan-kô.

(Mác-xim Go-rơ-ki – Trái tim Đan-kô)

b. Họ dừng lại và giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú, trong bóng tối run rẩy, những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy bắt đầu kết tội Đan-kô.

(Mác-xim Go-rơ-ki – Trái tim Đan-kô)

Trả lời:

a. Biện pháp nghệ thuật:

So sánh: sông đỏ / dòng máu nóng hổi.

à Tác dụng: Cho thấy trái tim đầy yêu thương của Đan-kô với dân làng. Qua đó làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

b. Biện pháp nghệ thuật:

Nhân hóa: rừng rú gầm gào, bóng tối run rẩy.

à Tác dụng: Miêu tả sinh động khung cảnh Đan-kô bị dân làng kết tội. Qua đó làm cho câu văn trở nên sinh động hấp dẫn hơn.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác